Có nên luật hóa việc đào tạo bác sĩ nội trú?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong dịp kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024) năm nay, ngoài những lời chúc mừng đến các cán bộ, nhân viên ngành Y, còn có một vấn đề được chính những người trong ngành Y đặt ra và dư luận quan tâm, là có nên có quy định rõ ràng, chi tiết về vấn đề bác sĩ nội trú (BSNT)? Tiếp tục coi BSNT là mô hình đào tạo tinh hoa hay chuyển sang đào tạo đại trà, trả lương cho họ trong quá trình học?

BSNT là chương trình đào tạo đặc thù của ngành Y; được coi là đào tạo tinh hoa, dành cho những sinh viên xuất sắc theo học ngay sau khi tốt nghiệp ĐH.

Tại Việt Nam, ĐH Y Hà Nội tuyển sinh khóa BSNT đầu tiên năm 1974. Từ đó đến nay, Trường đã, đang đào tạo gần 5.200 bác sĩ, với nhiều thay đổi trong từng giai đoạn, theo hướng tiệm cận xu thế thế giới.

Về chuẩn đầu vào, trước 2015, điều kiện để thi chuyên ngành BSNT là điểm thi tốt nghiệp từ 7 trở lên. Sau này, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp và không bị kỷ luật là được dự thi. Với thay đổi này, tỷ lệ sinh viên học BSNT tăng, từ 10 - 15% giai đoạn 1974 - 2014 lên trên 65% ở giai đoạn 2015 - 2023. Hiện, cả nước có 13 cơ sở giáo dục đại học đào tạo BSNT. Trung bình 1 năm có 900 người tốt nghiệp BSNT.

Trước đây, thí sinh phải đăng ký chuyên ngành trước rồi mới thi và không đạt sẽ bị loại ngay. Hiện nay, thí sinh được chọn chuyên ngành sau khi có kết quả, theo nguyên tắc người đạt điểm cao hơn được ưu tiên lựa chọn chuyên ngành. Trước đây, 90% BSNT ở lại trường hoặc các BV tuyến Trung ương thì giờ đây, tỷ lệ BSNT ở các BV tuyến tỉnh, thành và các BV ngoài công lập tăng lên 35%.

Nhiều ý kiến đánh giá, khi số BSNT tăng lên, trở về công tác ở tuyến tỉnh, sẽ góp phần thay đổi chất lượng khám, chữa bệnh theo hướng tích cực, người dân được hưởng lợi, giảm áp lực các bệnh viện tuyến trung ương. Vì vậy, một số ý kiến đề xuất mở rộng đào tạo hệ này; mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh lên mức 90% sinh viên tốt nghiệp được đào tạo BSNT và muốn tiếp tục hành nghề khám, chữa bệnh bắt buộc phải học nội trú. Nói cách khác, BSNT cần chuyển thành mô hình đào tạo đại trà.

Những đề xuất nêu trên là khá thuyết phục, tuy nhiên, để “chốt” vấn đề này, còn phải quyết nhiều vấn đề khác, như chuyện BSNT cần được cấp chứng chỉ hành nghề tạm thời. Hiện tại, BSNT không có học bổng, không được trả lương, vẫn phải trả học phí.

Trong thời gian đào tạo, họ đã hành nghề như nhân viên y tế tại bệnh viện thực hành nên cần được trả lương, thù lao để yên tâm học tập. Nếu thay đổi, cũng cần đổi mới toàn diện chương trình, phương pháp dạy và học.

Việc đào tạo BSNT cần được luật hóa, công nhận bằng BSNT như bằng sau đại học…

Đó cũng chính là lý do mà mới đây lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị các trường đào tạo ngành Y tổng kết sâu sắc việc đào tạo BSNT thời gian qua để tham mưu cho Bộ theo hướng hội nhập quốc tế, nhưng vẫn đáp ứng các yêu cầu của nguồn nhân lực y tế Việt Nam; đề xuất giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng mô hình đào tạo này; tất cả nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe Nhân dân một cách tốt nhất.

Tin cùng chuyên mục

Mưa lớn nước chảy như thác đổ, Quảng Nam cảnh báo lũ quét

Mưa lớn nước chảy như thác đổ, Quảng Nam cảnh báo lũ quét

(PLVN) - Trong sáng ngày 5/11, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa lớn, tại đảo Cù Lao Chàm nước chảy như thác đổ. Chính quyền tỉnh này phát cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở tại vùng núi và ngập úng tại vùng thấp trũng, nơi tập trung đông dân cư.

Đọc thêm

Đề xuất phương án xây dựng quốc lộ 5 trên cao

Quốc lộ 5 là tuyến giao thông huyết mạch của khu vực phía Bắc. (Ảnh: Thanh Sơn)
(PLVN) -   Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hải Dương vừa đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, sớm quy hoạch và đầu tư quốc lộ 5 theo phương án đường trên cao. Hiện quốc lộ 5 có lưu lượng thực tế hiện nay khoảng 90.000 xe/ngày đêm, vượt hơn 6 lần lưu lượng thiết kế.

Tìm người thân cho bé trai đi lạc ở Hà Nội

Nhận lại con, chị H rất xúc động, biết ơn các cán bộ chiến sĩ Đội Cảnh sát giao thông số 4, Công an TP Hà Nội.
(PLVN) - Phát hiện bé trai 10 tuổi đi lạc, không thể nói chuyện, cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 4 (Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội) đã nỗ lực nhiều giờ tìm người thân cho cháu...

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng

Việc buôn bán trái phép các loài ngoại lai là mối đe dọa tiềm ẩn với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. (Nguồn: ENV)
(PLVN) - Là nội dung tập tài liệu thường niên vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu.

'Tiếp lửa' để phụ nữ dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu

Chị Lý Thị Nga - Giải Nhất Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tin từ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, qua hơn 6 năm triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”, đã có trên 80.000 ý tưởng kinh doanh của phụ nữ được hỗ trợ; trên 70.000 phụ nữ mạnh dạn khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp; gần 5.000 tổ hợp tác/hợp tác xã do phụ nữ quản lý được thành lập; hơn 60.000 doanh nghiệp của phụ nữ mới thành lập được tư vấn nâng cao năng lực, hỗ trợ kết nối các nguồn lực để phát triển.