Có cần thiết sửa đổi luật để tăng mức phạt vi phạm giao thông?

(PLO) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình lưu ý các bộ, ngành đóng góp ý kiến về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống đối với công tác bảo đảm ATGT cho người tham gia giao thông. Bộ Tư pháp xem xét, đề xuất cấp có thẩm quyền việc có cần thiết sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính để tăng mức phạt vi phạm hay không?...
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự ATGT 6 tháng đầu năm 2018, diễn ra hôm qua, 4/7, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia đề nghị các đại biểu tham dự Hội nghị nêu cao tinh thần trách nhiệm, đóng góp ý kiến, chỉ rõ những hạn chế, bất cập, yếu kém và nguyên nhân của tình hình, đề xuất các giải pháp thiết thực cả trước mắt và lâu dài để triển khai thực hiện tốt trong thời gian tới.

Đồng thời, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng lưu ý các bộ, ngành đóng góp ý kiến về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống đối với công tác này.

 

Cụ thể, Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu Bộ Giao thông và Vận tải cần báo cáo việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 86/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải hiện nay đến đâu?. Bộ Tư pháp đã thẩm định từ đầu tháng 4/2018, nhưng hơn 3 tháng qua vẫn chưa trình Chính phủ. Việc chậm trễ này trách nhiệm thuộc về ai trong khi nghị định này có liên quan trực tiếp đến trật tự ATGT, quá trình thi hành Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, đường sắt như thế nào, có cần sửa đổi hay không? Việc tổng kết Luật Giao thông đường bộ đến đâu, nếu cần sửa đổi thì cần làm sớm.

Bộ Tư pháp xem xét, đề xuất cấp có thẩm quyền việc có cần thiết sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính để tăng mức phạt vi phạm hay không?...

Cũng tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình ghi nhận, thời gian qua, lực lượng chức năng của các ngành và địa phương, đoàn thể đã vào cuộc quyết liệt để bảo đảm ATGT cho người tham gia giao thông, tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT) cả 3 tiêu chí.

Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia chỉ rõ: Trật tự ATGT vẫn diễn biến phức tạp, còn nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm nhiều người thương vong, liên tiếp xảy ra nhiều vụ TNGT đường sắt đặc biệt nghiêm trọng. Cá biệt, trong vòng 1 tháng đoàn tàu SE19 xảy ra 2 lần tai nạn rất nghiêm trọng, chưa xử lý triệt để các đường ngang dân sinh, lối đi tự mở qua đường sắt gây mất ATGT.

Tình trạng xe dù, bến cóc có xu hướng gia tăng, cạnh tranh bất bình đẳng với xe khách cố định; ùn tắc tại các đô thị lớn (Hà Nội và TPHCM đang có xu hướng gia tăng trở lại); vẫn còn tình trạng tiêu cực trong lực lượng thi hành công vụ như phản ánh của người dân và báo chí thời gian qua.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực, thực tế xảy ra nhiều vụ việc như trên, nhưng Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa nhận được báo cáo về xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu tại các địa phương, đặc biệt là trách nhiệm đối với việc xử lý lối đi tự mở qua đường sắt (mới có Bộ GTVT xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan đến vụ TNGT đường sắt đặc biệt nghiêm trọng vừa qua).

Theo báo cáo của Ủy ban ATGT quốc gia, trong 6 tháng đầu năm, toàn quốc xảy ra 8.999 vụ TNGT, làm chết 4.103 người, bị thương 7.027 người. So với 6 tháng đầu năm 2017, số vụ TNGT giảm 594 vụ (giảm 6,19%), số người chết giảm 31 người (giảm 0,75%), số người bị thương giảm 908 người (giảm 11,44%).

Có 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết vì TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2017,  trong đó 9 địa phương giảm trên 20% số người chết là: Vĩnh Phúc, Lào Cai, Bạc Liêu, Yên Bái, An Giang, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Đắk Lắk.

Tuy nhiên, vẫn còn 26 địa phương có số người chết vì TNGT tăng so với cùng kỳ 2017, trong đó 10 tỉnh tăng trên 20% là: Quảng Nam, Kiên Giang, Điện Biên, Hậu Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Cà Mau, Hải Dương, Bắc Giang, Tây Ninh.

Hành vi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe hiện vẫn đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới TNGT, với hơn 60% nạn nhân TNGT vào cấp cứu tại bệnh viện được chỉ định kiểm tra có dấu hiệu vi phạm nồng độ cồn.

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TPHCM và các trục giao thông chính có xu hướng tăng, đặc biệt là trong các đợt nghỉ lễ dài ngày, khi thời tiết xấu, khi có tai nạn hoặc sự cố phương tiện.

Đọc thêm

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Dành ưu tiên hàng đầu cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 trụ cột để Gia Lai phát triển sâu sắc, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tấn Lực
(PLVN) - Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai ngày 6/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Gia Lai cần bám sát vào các Nghị quyết của Trung ương, các quy hoạch và chiến lược đã được duyệt, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế Gia Lai một cách sâu sắc, toàn diện dựa trên 3 trụ cột chính: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.
(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Tối nay - 5/1 diễn ra Lễ trao Giải Diên Hồng năm 2025

Khung cảnh tổng duyệt Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ Ba, 2025. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025 được tổ chức vào tối nay tại Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn
Chiều 4/1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.