Cô bé cao 70cm “leo núi” tri thức

 Thông tin cô bé khuyết tật Trương Thị Thương (22 tuổi, ở thôn Đông Phước, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) được đặc cách tuyển thẳng vào Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng làm rộn ràng cả xóm nhỏ ven sông Thu Bồn. Ai cũng mừng cho “cô bé da cam” ham học có tiếng.

Thông tin cô bé khuyết tật Trương Thị Thương (22 tuổi, ở thôn Đông Phước, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) được đặc cách tuyển thẳng vào Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng làm rộn ràng cả xóm nhỏ ven sông Thu Bồn. Ai cũng mừng cho “cô bé da cam” ham học có tiếng.

Thương và mẹ - người “bạn học” suốt mười mấy năm qua
Thương và mẹ - người “bạn học” suốt mười mấy năm qua

Không may mắn như bạn bè cùng trang lứa, ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, Thương đã mang thân hình không lành lặn do di chứng chất độc đi-ô-xin. Đã hơn 20 tuổi đời nhưng hiện nay em chỉ cao 70 cm và nặng chưa tới 30 kg. 12 năm cắp sách đến trường là chuỗi tháng ngày Thương cố gắng, nỗ lực vượt qua số phận để tiến dần hơn đến giấc mơ giảng đường đại học. Không thể tự di chuyển, từ nhỏ đến lớn, đôi chân ba mẹ chính là bàn đạp giúp Thương đến trường. Và có lẽ những đôi chân ấy sẽ còn theo em bước tiếp chặng đường phía trước, mà trước mắt là 4 năm đại học.

Gian nan tìm chữ

Như bao phụ nữ khác ở xã nghèo miền núi heo hút Đại Hồng - nơi “có làm ra mà lũ lụt hầu như năm nào cũng đổ về, dọn không kịp là tiêu tan hết”, thủa ấy, chị Lương Thị Huệ - mẹ bé Thương vẫn phải tất bật việc nhà nông dù ngày sinh con đã cận kề.

Ngày sinh hạ Thương, chị Thương đang cho bò ăn sau vườn nhà thì nghe dưới bụng đau nhói. Nhìn xuống, thấy một cái chân bé xíu xiu đã nhoài ra, chị hoảng hồn gọi người nhà đi kêu bà đỡ. Rồi chị Huệ chết lặng nhìn con đỏ hỏn, đôi chân nhỏ xíu như hai cái nắm tay dính chặt vào thân người cũng còng queo. Em chỉ nặng 1,5 kg. Ra viện khám bệnh cho con, kết quả Thương có hình hài dị dạng như vậy là do bị phơi nhiễm chất độc da cam.

Lên 5 tuổi, Thương chỉ biết lăn lông lốc trên giường, nhìn những đứa trẻ khác chạy nhảy, nô đùa khắp đầu làng cuối xóm. Mãi 6 tuổi, cô bé mới biết nói. Vậy mà vừa bập bẹ được mấy tiếng, khi nhìn những đứa trẻ trong xóm tung tăng cắp sách đến trường, bi bô đọc những câu chuyện cổ tích, ngân nga những bài hát, Thương đã níu áo mẹ đòi tới trường. Thương con, vợ chồng chị Huệ liều mình bồng Thương ra lớp mẫu giáo. “Thấy nó cứ khóc lóc, nài nỉ cả ngày đòi đi học, cầm lòng không được nên phải chiều cho con vui. Nhưng mà cũng sợ lắm, sợ con dị tật đến lớp bạn bè trêu ghẹo thì khổ” - chị Huệ kể.

“Cũng thật tội, cô giáo hồi đó đang có bầu. Nghe người ta dọa dạy bé Thương, nhìn Thương nhiều rồi sinh con ra sẽ y chang nhưng cô giáo đã gạt ngang. Mỗi ngày tôi bồng Thương tới lớp, cô đều cho Thương ngồi ngay ngắn một chỗ dạy hát, dạy đọc thơ cùng các bạn” - chị Huệ xúc động nhớ lại.

“Vậy mà ông trời cứ trêu lòng người” - chị Huệ không kìm được tiếng than. Thương học hết lớp 2 thì bố em ngã bệnh nhũn não. 3 năm ròng, chồng nằm liệt giường, bé Thương đi lại, sinh hoạt đều phải nhờ người khác ẵm bồng. Mẹ Thương đành cho con nghỉ học. Thấy con nhòm qua cửa sổ nhìn bạn đi học thòm thèm, chị nuốt nước mắt làm ngơ.

Sau này, khi bố Thương đỡ bệnh, kinh tế gia đình đã phần nào bớt chật vật, bố mẹ em mới có thể sắp xếp thay nhau đèo con ngày hai buổi đến trường. Hơn 12 năm trời, thời gian đủ dài để khắc sâu vào tâm trí cô bé những kỉ niệm, kí ức vui buồn. Chị Huệ hồi tưởng: “Hồi bồng bé Thương đi học tiểu học, đi bộ ngày 4 bận, mỗi bận hơn một giờ đồng hồ. Có bữa giữa trưa nắng quá, con bé mệt ngất xỉu, tôi lấy nước kênh vỗ vào mặt con cho tỉnh rồi hai mẹ con đi tiếp. Nhiều phen gặp nạn giữa đường cũng hoảng hồn.

Như đợt hồi năm 2007, đang chở con bé đi học về thì trúng gió lốc bất ngờ. Cây gãy đổ đè hai mẹ con ngã nhào. Bé Thương đợt đó bị gãy cả hai tay. Thiệt khổ!”. Có người thấy chị Huệ cho con đi học cực quá, khuyên: “Con bé bị như vậy rồi học cho nhiều không biết có làm được chi không? Hay cho cháu nghỉ đi rồi còn lo làm ăn”. Nhưng thấy con ham học quá, chị không đành.

Cô Võ Thị Hà, giáo viên chủ nhiệm năm lớp 12 của Thương cho biết: “Tuy bị dị tật nhưng Thương rất siêng năng, chăm chỉ. Chưa bao giờ em vắng học, dù có hôm lên lớp em nằm li bì vì trở bệnh. Đến lớp em luôn chăm chú nghe giảng, cái gì không hiểu em hỏi thầy cô cho bằng được”.

Trong suốt quá trình học tập, Thương đều được học lực khá, giỏi và nhận nhiều bằng khen, giấy khen của nhà trường, các cấp đoàn. Ngoài ra, nữ sinh này còn là một trong hai gương mặt đại diện của Huyện đoàn Đại Lộc trong lễ trao danh hiệu Thanh niên xuất sắc tỉnh Quảng Nam năm 2006. Cả xóm phục cô bé có tật nhưng cũng rất có tài. Anh Quý, chị Huệ, bố mẹ Thương cũng mừng trong bụng.

Cầm sấp giấy khen dày cộp của con, anh Trương Lương Công Quý (bố Thương) hồ hởi: “Thương được cái học giỏi, chịu khó nên bạn bè thầy cô quý mến tạo điều kiện học tập. Đợt trước, giấy khen của Thương treo đầy tường nhà nhưng do đợt lũ lớn năm vừa rồi, gia đình không cất giữ cẩn thận nên để trôi gần hết”.

Tầm cao mới, khó khăn mới

Được hỏi đi học có sợ khó không, Thương nhỏ nhẹ: “Ở nhà mới buồn. Giờ mà không học thì em không biết làm chi. Mấy năm trước cũng có người biết về hoàn cảnh của em, rồi họ âm thầm, chẳng ghi tên chi hết, gửi cho em nguyên một bộ máy vi tính. Chính vì ghiền cái máy tính đó mà em mê tin học. Nhưng chỉ mày mò tự học được những thao tác căn bản. Ở quê mà, đâu có nhiều sách dạy. Hồi xưa có được một quyển thì năm 2009 lụt ngập nóc nhà, sách cũng trôi mất tiêu. Nên giờ em muốn học ngành Công nghệ thông tin, mở mang kiến thức lĩnh vực mà em yêu thích. Ngành này cũng hợp với người điều kiện khiếm khuyết như em”.

Chia sẻ về ước mơ của mình, Thương cười tươi: “Em đam mê vi tính và mong muốn có thể trở thành một lập trình viên tài giỏi để sau này có thể tự lo cho bản thân, phụ giúp ba mẹ nuôi em ăn học”.

Nhà Thương có 7 người. Hai chị lớn của Thương, một chị đã có chồng, một chị vì nhà nghèo khó quá, đã xin mẹ cho nghỉ học ngang lớp 10, vào Sài Gòn học nghề kiếm sống. Còn lại 5 người: Bà nội, ba mẹ Thương, Thương và em trai út chuẩn bị lên lớp 9. Chừng đó người trông vào quán nước thu nhập mỗi tháng hơn 2 triệu đồng, mấy công ruộng và tiền lương trưởng thôn 400.000 đồng/tháng của bố Thương.

Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, Thương đã làm 2 hồ sơ đăng ký dự thi vào ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng và CĐ Việt- Hàn. Em may mắn được đặc cách xét tuyển vào học tại Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng.

Cánh cổng đại học mở ra, con đường tương lai của Thương thênh thang hơn. Nhưng phía trước, cũng sẽ thêm nhiều khó khăn, vất vả với Thương và với gia đình em khi Thương quyết theo đuổi ước mơ tri thức đến cùng. Chị Huệ thở dài: “Tôi bị bệnh nặng mấy năm nay nhưng thương con ham học nên chủ yếu dồn hết tiền của vào cho con bé, chẳng màng chi đến thân mình. Sợ con bé biết lại tủi thân nên cũng chẳng dám kêu ca, than vãn. Giờ cháu đã như vậy thì càng phải học cho có cái chữ, sau này còn tự thân lập nghiệp. Càng nhiều chữ nghĩa càng vững. Chớ lỡ mai kia mốt nọ tôi chết đi, tới cái chữ cũng không có thì con tôi biết sống bằng chi”.

Được hỏi về nỗi lo về điều kiện ăn ở, chị tâm sự: “Thì giờ tôi theo con bé ra Đà Nẵng luôn chớ sao. Đi theo để còn bồng con tới lớp. Nghỉ bán quán ở nhà, tôi tính ra Đà Nẵng rồi làm thuê, làm mướn chi kiếm tiền cho con ăn học, trang trải cơm canh qua ngày. Tôi khổ quen rồi, có ngại chi mô...”.

Nói về nguyện vọng hiện tại của mình, Thương cho biết: “Em chỉ mong có một chiếc máy tính mới để phục vụ cho việc học sắp tới. Máy tính để bàn được mấy cô chú hảo tâm tặng giờ hỏng rồi, không tài nào khởi động được”.

Thương còn nói thêm: “Em nghe nói học đại học khó lắm. Nhưng khó khăn thế nào em cũng sẽ cố gắng vượt qua và sẽ học thật giỏi!”.

Chia tay Thương và gia đình, chúng tôi thầm nghĩ hành trình chinh phục tri thức của cô bé “nấm lùn” phía trước sẽ còn lắm chông gai, thử thách, nhưng chúng tôi cầu mong cho em sẽ gặp được thật nhiều may mắn và thực hiện được ước mơ trở thành lập trình viên mà em luôn ước ao.

Thu Hồng

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...