“Chuyện tử tế”, bộ phim 30 năm vẫn mang tính thời sự

Đạo diễn Trần Văn Thủy.
Đạo diễn Trần Văn Thủy.
(PLO) -Năm 1987, nhiều người đã phải xếp hàng để được xem một bộ phim tài liệu, đó là phim “Chuyện tử tế”. Để đến được với đông đảo công chúng, tác phẩm đã trải qua một chặng đường sóng gió. Và năm vừa qua, khán giả nhiều tỉnh thành trên cả nước đã tổ chức các buổi chiếu phim để kỷ niệm 30 năm ngày “Chuyện tử tế” ra đời. Sức hấp dẫn của bộ phim được cho là ở chính điều đơn giản: những việc làm tử tế.

Đạo diễn Trần Văn Thủy, đạo diễn gạo cội của điện ảnh phim tài liệu Việt Nam, đã có những trao đổi về bộ phim mang tính thời sự suốt hơn 30 năm qua và chặng đường sóng gió của nó.

Làm phim như “ma làm”

“Chuyện tử tế” được xem là phần hai của “Hà Nội trong mắt ai”, xoay quanh việc đi tìm khái niệm thế nào là sự tử tế, bằng cách đi vào tâm tư, thân phận của từng con người trong xã hội khi đó, để nói rằng: “Chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau khổ của con người, mà chăm lo riêng cho bộ da của mình” như lời Karl Mark.

Ở tuổi 76, đạo diễn Trần Văn Thủy vẫn nhớ từng chi tiết, từng câu thoại trong “Chuyện tử tế” cũng như các bộ phim khác ông đã làm. Ông nói, nhờ có Thủ tướng Phạm Văn Đồng mà phim “Hà Nội trong mắt ai” thoát khỏi vòng lao lý. Còn “Chuyện tử tế” ra được cũng là do thời thế của Đại hội 6.

Làm “Chuyện tử tế” xong đã lâu, nhưng vì vướng mắc với “Hà Nội trong mắt ai” nên ông không dám đưa bộ phim đi duyệt. Sáng 7/10/1987, ông được Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói chuyện riêng về “Hà Nội trong mắt ai” và khuyên nên làm phần 2. Được lời như cởi tấm lòng, đạo diễn Thủy hứa “chắc chắn sẽ có tập 2”.

Tan họp, ông phóng xe về Hãng phim tài liệu, nhờ họa sĩ ghi hộ chữ “tập 2” dưới tên phim “Chuyện tử tế”, dù khi đó bộ phim đã làm xong được hai năm. Do vậy, “Chuyện tử tế” được coi là phần 2 của “Hà Nội trong mắt ai”, nhưng trên thực tế không liên quan gì đến nhau.

Khi làm bộ phim “Chuyện tử tế”, đạo diễn Trần Văn Thủy đã đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Thế nào là sự tử tế?”. Bộ phim là chuỗi dài những câu hỏi để truy đến cùng sự tử tế mà đôi khi những câu hỏi, những sự kiện có phần đụng chạm đến nhiều người, trong bối cảnh thời điểm đó.

Sự thật đó là cảnh ngộ, thân phận con người trong hơn 20 bộ phim tài liệu của ông. Sự thật đó cũng là những lận đận, khó dễ của hành trình đưa các bộ phim tới công chúng. Ông nói: “Những bộ phim đầu tiên tôi làm, rất bản năng, nhưng tình cờ đều xoay quanh thân phận con người.”

Chuyện kể về người bạn Đồng Xuân Thuyết của đạo diễn trong những ngày tháng cuối đời khi lâm bệnh ung thư, một người bình thường nhưng sống có tình nghĩa, chân thành khiến bạn bè thương, tin, một đại diện của lòng tử tế. Chuyện về những người mắc phong bị rẻ rúng, miệt thị, những ông bơm xe là thượng tá, trung tá đã tham gia chiến tranh và có công lao, những người làm gạch ở thôn quê… và nhiều số phận khác trong xã hội.

Đạo diễn Thủy kể: “Khi tôi bắt đầu làm bộ phim “Chuyện tử tế”, lúc đó, công cuộc đổi mới chưa bắt đầu, tình người đùm bọc lẫn nhau còn nồng ấm. Tôi thực hiện hoàn toàn theo linh tính mách bảo chứ không nghĩ ngợi sâu sắc, tôi cũng không phải người có thể dự đoán được nhu cầu của xã hội hay các vấn đề xã hội đặt ra.

Nhiều người nghĩ tôi sẽ sớm bị bắt khi ném vào xã hội 2 “quả bom” như “Hà Nội trong mắt ai” hay “Chuyện tử tế”… Tôi thực hiện 2 bộ phim này như “ma làm”. Mẹ tôi đã khóc khi biết chuyện và bà bảo: “Sao em rể con cũng làm phim tài liệu, nhưng nó còn mang được trứng gà, trứng vịt về. Còn con cứ như đi buôn bạc giả”. Nhưng đúng là trong huyết quản của tôi đã như vậy. Tôi không giải thích được cặn kẽ lý do tại sao tôi có thể thực hiện 2 bộ phim chấn động chỉ trong vài năm. Tôi là học trò của đạo diễn lừng danh Liên Xô Roman Carmen và tôi luôn hứa với thầy sẽ thực hiện những bộ phim xứng đáng với những gì đã được học tại xứ sở Bạch Dương...”.

Và sau mọi gian nan, trắc trở, “Hà Nội trong mắt ai” sau này đoạt Giải vàng Liên hoan phim Việt Nam 1988. “Chuyện tử tế” thực hiện năm 1985 cũng giành giải Bồ Câu Bạc Liên hoan phim Quốc tế Leipzig và được đạo diễn Mỹ nổi tiếng John Giavito đề cử là một trong 10 bộ phim hay nhất thế giới mọi thời đại.

Đạo diễn Thủy chia sẻ về quá trình làm phim.

Đạo diễn Thủy chia sẻ về quá trình làm phim.

Khi lòng tin... ít đi

Nói về sự tử tế đã đổi thay như thế nào trong xã hội xưa và nay, đạo diễn Trần Văn Thủy đúc kết trong hai chữ “lòng tin”. Vị đạo diễn hồi tưởng: “30 năm trước, ai cũng biết đời sống kinh tế -xã hội của Việt Nam khó khăn đến mức nào. Ra đường không có mấy xe máy, đi xe đạp, đi bộ là chính, không có điện thoại, vi tính… Nhưng lòng tin thì có. Giờ cái gì cũng hiện đại hơn, giàu có hơn, sang trọng hơn nhưng lòng tin thì lại ít đi”.

Ông tâm sự, sau khi bộ phim “Chuyện tử tế” được nhiều người biết đến, nhiều hãng phim nước ngoài đặt ông làm phim. Năm 1992, ông được Nhật Bản đặt hàng và tài trợ cho một bộ phim nhựa, với yêu cầu duy nhất là phản ánh chân thực đời sống người dân Việt Nam. Để thực hiện dự án này, ông chọn làng Phù Lãng (Quế Võ, Bắc Ninh) làm bối cảnh.

Thời điểm đó, làng Phù Lãng cực kỳ nghèo khổ, sống chủ yếu bằng nghề đất nung. Nhưng trong hoàn cảnh đó, người dân sống với nhau hết sức tình nghĩa, cha thương con, vợ thương chồng, dì ghẻ nuôi con chồng. Và khi đưa bộ phim cho phía Nhật Bản nghiệm thu, họ đã sửng sốt và đề nghị được đổi tên phim thành “Chuyện cổ tích của đời nay”, kèm lời giải thích: “Ngày trước Nhật Bản chúng tôi đã nghèo như thế, và thậm chí nghèo hơn thế. Nhưng chúng tôi tử tế hơn bây giờ”. Sau hơn 20 năm, câu nói này vẫn khiến ông vô cùng thấm thía.

Vị đạo diễn tâm sự: “Do điều kiện công việc, hoàn cảnh sống, tôi cũng tới lui nhiều nơi, tôi hiểu ra rằng vật chất thuần túy không cứu rỗi được con người mà nó phải có văn hóa, đạo đức, tôn giáo, truyền thống ngàn xưa để lại. Những điều bức thiết, những điều cần thiết cho cuộc sống là “đường ăn nhẽ ở” của con người. Nói thì dài, nhưng từ xưa các cụ thường dạy thế này: “Ở đời này, khôn, dại, giỏi, dốt không biết, nhưng con phải chú ý đường ăn nhẽ ở”. Xét cho cùng “đường ăn nhẽ ở” là cái hồn vía, cái cốt cách của cuộc sống. Nếu nói về chỉ số hạnh phúc người ta nói đến phương tiện đi lại, ăn ở, mức sống, môi trường... đều đúng cả. Nhưng, giàu có quá, tiện nghi quá, văn minh quá mà quan hệ giữa người với người xấu thì không thể tìm thấy hạnh phúc, tuyệt đối không có hạnh phúc”.

Và ông đau đáu: “Các thế hệ trước đã để lại cho chúng ta nhiều lời răn dạy đạo đức và sự tử tế. Không cần mất nhiều thời gian, chúng ta sẽ thấy kho tàng đạo đức tiền nhân để lại cho chúng ta rất lớn qua ca dao tục ngữ.... Bấy lâu nay, chúng ta đã hướng con người đi theo giá trị ảo. Chúng ta phải nhìn nhận một cách nghiêm túc về những giá trị đích thực, cốt lõi của đời sống”.

Vị đạo diễn gạo cội chia sẻ: “Nhân đây, cho phép tôi nhắc lại một đoạn lời bình ở phần đầu bộ phim “Chuyện tử tế” mà tôi cho rằng rất cần thiết: “...Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người, người tử tế, trước khi mong muốn chăn dắt họ trở thành người có quyền hành, giỏi giang siêu phàm...”./.

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Đọc thêm

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.