Chuyện tế nhị cần góp ý cho tàu cá

Tàu cá xả thải xuống cảng cá gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tàu cá xả thải xuống cảng cá gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
(PLO) - Tàu cá không có nhà vệ sinh, tàu cá xả thải vô tội vạ trên biển đang là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm các cảng cá.

Mất tích vì tàu cá… không có nhà vệ sinh?

Ngày 17/7/2016, anh Trần Tấn Đạt (SN 1973, ở thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) - lao động trên tàu cá BTh 96876TS đã bất ngờ bị rơi xuống biển gần đảo Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa mất tích. Tàu cá BTh 96876TS có công suất 275 CV do ông Hồ Ngọc Hóa (SN 1988, thị xã La Gi) làm chủ, trên tàu có 9 lao động đang hành nghề câu khơi. 

Chiều 10/8/2016, tàu cá BTh 97597TS có 9 lao động, do ông Phạm Văn An (38 tuổi, trú tại xã Long Hải, huyện đảo Phú Quý)  làm thuyền trưởng trong lúc đang hành nghề trên vùng biển Bà Rịa  -Vũng Tàu, cách Vũng Tàu khoảng 92 hải lý về phía Đông Nam, thì 1 lao động trên tàu là anh Võ Văn Dũng (trú tại thôn Tân Hải, xã Long Hải, huyện đảo Phú Quý) bất ngờ bị rơi xuống biển. Xung quanh khu vực tàu cá BTh 97597TS khai thác có khoảng 9 - 10 tàu cá khác đang hỗ trợ tìm kiếm ngư dân Võ Văn Dũng nhưng vẫn không tìm thấy.

Ngày 9/9/2016, tàu cá BV 94228TS do bà Nguyễn Thị Mật (ở Bà Rịa - Vũng Tàu) làm chủ sở hữu đang đánh bắt tại vị trí cách Nam mũi Vũng Tàu khoảng 53 hải lý thì ngư dân Nguyễn Văn Thiền (SN 1973) bị rơi xuống biển mất tích. Các tàu cá đã tìm kiếm nhưng không tìm được nạn nhân. 

Trên đây là một số trường hợp ngư dân bị mất trên biển. Theo những ngư dân kỳ cựu thì lý do những ngư dân mất tích có thể do bị rơi xuống biển khi đi vệ sinh. 

Tàu cá đánh bắt xa bờ thường có ba loại tàu là: Tàu giã cào, tàu cá ngừ và tàu câu mực. Nếu như tàu cá nước ngoài có trọng tải của tàu từ 500 tấn đến 2.200 tấn, chiều dài khoảng 45m - 90m thì tàu cá Việt Nam có tải trọng nhỏ hơn nhiều, thường chỉ vài chục tấn, chiều dài tàu dài nhất cũng chỉ khoảng 30 mét. Chi phí đóng mới 1 con tàu vỏ thép với nhiều trang thiết bị thông tin liên lạc hiện đại mất khoảng 23 tỷ đồng, tàu gỗ kiên cố phải mất 7 - 10 tỷ đồng. Trong khi mỗi hộ ngư dân tối đa cũng chỉ được vay mấy trăm triệu đồng. Vì vậy, 99% tàu cá được đóng từ vật liệu gỗ, số tàu công suất thấp (dưới 90 mã lực) chiếm tới 2/3. 

Diện tích trên tàu chủ yếu để lưới, ngư cụ và hầm lạnh trữ hải sản đánh bắt được. Mỗi tàu cá khi ra biển phải chở theo nước ngọt sinh hoạt, dầu chạy tàu, gas, lương thực, thực phẩm…Với diện tích chật hẹp, các tàu cá nhỏ không có chỗ cho nhà vệ sinh.

Nhưng với tàu cá lớn, đặc biệt là tàu cá đóng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP hoàn toàn có thể thiết kế nhà vệ sinh nhưng rất ít chủ tàu chịu đóng toa lét. Thậm chí, có chủ tàu mua tàu cá có nhà vệ sinh, sử dụng được một thời gian chủ tàu liền đập bỏ với lý lẽ: Cứ xả thẳng xuống biển là xong, vừa sạch, vừa không tốn nước xả, vừa không phải dọn hầm phân. Có nhà vệ sinh trên tàu thì xui, đã vậy, khi về bến, các thuyền viên khác lại sang đi nhờ, gây bất tiện. Vậy là thủy thủ trên các tàu cá đồng loạt trở thành dân “cầu tõm”. 

Thôn Xuân Vinh, xã Hoài Hương, Hoài Nhơn, Bình Định năm nào cũng có người mất tích khi đi đánh bắt xa bờ. Thôn hiện có tới 10 người bị mất tích trên biển. Theo người dân, vì đói nghèo nên vào lúc nông nhàn, những nông dân của làng lại ra biển làm ngư dân. “Dân làm nghề nông không rành đi biển nên rớt xuống biển là chìm như hòn đá”, ông Biện Ngọc Quyết - Bí thư Đảng ủy xã cho biết. 

Mỗi chuyến đi biển kéo dài cả tháng trời. Để giải quyết vấn đề “đầu ra” trên tàu không dễ dàng gì. Ngư dân thường xuống đuôi tàu, ngồi vắt vẻo trên thành tàu “xả” xuống biển, trong khi xung quanh không có gì bấu víu. Đã vậy, nhiều ngư dân nửa đêm đang ngủ có nhu cầu “giải quyết nỗi buồn”, vậy là mắt nhắm, mắt mở leo lên thành tàu. Chuyện rủi ro ngã nhào xuống biển rất dễ xảy ra. Ngày biển động, sóng đánh cao hơn nóc tàu thì việc đi vệ sinh còn kinh hoàng hơn. Kể cả những ngư dân có kinh nghiệm đi biển sơ xuất cũng rơi xuống biển.  

Xả rác bừa bãi trên biển

Cả nước hiện có hơn 128.000 tàu cá với hơn 1 triệu lao động trên biển. Không chỉ đại, tiểu tiện xuống biển, các ngư dân còn xả thải xuống biển vô tội vạ từ rác thải sinh hoạt, cá chết, gây ô nhiễm môi trường. Giữa biển cả mênh mông, việc xả thải của tàu cá không có dấu hiệu rõ rệt.

Tuy nhiên, khi các tàu cá cập cảng, hàng trăm, hàng nghìn tàu cá đua nhau xả thải khiến các cảng cá, nơi neo đậu tàu cá bị ô nhiễm nghiêm trọng. Có thể nói, hầu hết các cảng cá trong toàn quốc đều ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Có thể kể các cảng cá La Gi (Bình Thuận), cảng cá Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng), cảng cá Tam Quan (Bình Định), cảng cá Lạng Bạch (Thanh Hóa), cảng cá Vĩnh Lương (Nha Trang)… tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. 

Quen với việc vứt rác ra biển, về cảng, ngư dân cũng luôn vứt các loại rác thải sinh hoạt, đá lạnh bẩn ướp cá tôm xuống nước. Có những lúc người dân còn đổ hàng tấn hải sản kém chất lượng ra cảng cá, nước rỉ từ hải sản càng khiến không khí nồng nặc mùi hôi thối, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Các hộ dân thu mua phế thải hải sản đầu cá, đầu tôm phơi khắp mặt cảng với khối lượng lên đến hàng chục tấn, không những làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn làm phát tán mùi hôi, tanh nồng gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các vùng phụ cận.

Các cơ sở chế biến hải sản thu mua, chuyển hải sản về cơ sở để sơ chế và chế biến thực hiện luôn công việc sơ chế tại chỗ. Và dĩ nhiên nước rửa, nội tạng… đều đổ xuống biển. Tàu không có nhà vệ sinh nên những người sống trên các phương tiện này thường xuyên phóng uế xuống mặt nước nơi neo đậu. Nước vệ sinh tàu cũng như dầu máy thải ra khiến môi trường xung quanh bị đe dọa. Nước tại các cảng cá chuyển thành màu đen kịt, bốc mùi nồng nặc. Các cảng cá đã và đang bị “bức tử” nhiều năm như thế.

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.