Chuyện “người tài” đang nóng nghị trường Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn phát biểu tại phiên họp Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn phát biểu tại phiên họp Quốc hội.
(PLVN) - Đa số các đại biểu Quốc hội (ĐB) đều nhất trí với việc cần có các chế độ, chính sách đãi ngộ xứng đáng để thu hút người tài vào bộ máy nhà nước. Thế nhưng, câu hỏi “Thế nào là người tài?” thì lại là vấn đề còn gây tranh cãi, đến mức một ĐB cho rằng “nếu chúng ta cứ sa đà vào chuyện định nghĩa tài năng thì sẽ không tìm được người tài năng”!

Người tài: Yêu nước hay chỉ cần đánh máy giỏi?

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức tại phiên họp của Quốc hội (QH) vừa qua quy định: “Người có tài năng trong hoạt động công vụ là cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn vượt trội, có đóng góp lớn, hiệu quả cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc lĩnh vực công tác mà ít người đạt được”. Cho ý kiến, các ĐB cho rằng, quy định về người có tài năng như trong dự thảo Luật còn chưa rõ ràng, cụ thể nên khó áp dụng trong thực tiễn.

Theo ĐB Nguyễn Sĩ Cương (đoàn Ninh Thuận), với khái niệm “người tài năng trong hoạt động công vụ” được nêu trong dự thảo Luật, việc hiểu thế nào cho đúng là người có chuyên môn vượt trội là “khó” bởi trong thực tế rất khó để có thể định lượng được việc này.

Bên cạnh đó, theo ĐB, có những người không có khả năng vượt trội nhưng lại có rất nhiều những đóng góp cho cơ quan, tổ chức nhưng nếu như theo quy định này lại chưa chắc đã được ghi nhận là người tài.

“Nếu như các quy định là có năng lực vượt trội thì rất có thể lại “có cửa” để đưa những công chức thuộc diện “5C” vào những đối tượng này để hưởng chính sách trọng dụng và chế độ đãi ngộ”, ĐB nói và cho rằng “có tài năng xuất chúng đến mấy nhưng không có ý thức trách nhiệm thì cũng chẳng để làm gì”.

ĐB Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau) đề nghị phân loại người tài ở từng lĩnh vực cụ thể. Theo ĐB, trong chính trị, đó là những người khởi xướng được chính sách; trong điều hành phải tinh thông về luật pháp để vận hành bộ máy; trong khoa học phải có phát minh sáng kiến còn trong lao động thì phải lành nghề, có biệt tài để làm ra những sản phẩm đặc thù; trong văn hoá, nghệ thuật có những tác phẩm để lại cho muôn đời.

Tranh luận lại ý kiến của ĐB Vân, ĐB Nguyễn Quang Tuấn (Đoàn TP Hà Nội) cho hay, có rất nhiều tỉnh trải thảm đỏ mời thạc sĩ, tiến sĩ về làm việc. Nhiều tỉnh, thành phố đã có chương trình đào tạo nhân tài, cử đi nước ngoài đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

“Xin hỏi có bao nhiêu % thạc sĩ, tiến sĩ đó phát triển được, đóng góp được cho tỉnh, thành phố đó? Chúng ta biết có rất nhiều thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài về đang thất nghiệp; có rất nhiều lái xe ôm, Grab là thạc sĩ. Xin hỏi những người đó, đào tạo tốt như vậy có là nhân tài hay không? Xin thưa là không!”, ĐB nói.

ĐB Tuấn cho rằng, nhân tài muốn phát triển cần có một môi trường thật tốt. Thế nhưng, có rất nhiều người giỏi, môi trường rất tốt nhưng họ lại không có đủ nhiệt huyết cống hiến, họ không thể đưa ra sáng kiến, đưa ra những đề tài tốt cho xã hội.

“Thậm chí, có người có cả 3 yếu tố đó, vừa giỏi, vừa có môi trường, vừa có nhiệt huyết, nhưng tâm đóng góp của họ không cho đất nước, cho cá nhân, cho quyền lợi ích nhóm thì liệu họ có là người tài chúng ta công nhận hay không? Câu trả lời là không”, ĐB nói và cho rằng một nhân tài phải tổng hoà giữa giỏi, có tâm, chí công vô tư và đầy đủ nhiệt huyết đóng góp cho tập thể, cho tổ chức, cho đất nước.

Tranh luận với các ĐB, ĐB Dương Trung Quốc (Đoàn Đồng Nai) nhận định một công chức “khó có thể phát hiện ra một cái gì kiệt xuất vì thực hiện theo luật pháp, theo quy trình đã định”, giống như “đánh máy giỏi không có lỗi để khỏi ảnh hưởng đến thủ trưởng”.

Đại biểu Dương Trung Quốc tranh luận.
Đại biểu Dương Trung Quốc tranh luận. 

Cũng tranh luận với ĐB Tuấn, ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Đoàn Bình Dương) cho  rằng chính sách trọng dụng nhân tài là đúng đắn nhưng việc tổ chức thực hiện là chưa chuẩn. Bên cạnh đó, tiêu chí chung để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và thực hiện chính sách cho người tài cũng chưa có.

“Tôi nghĩ, không phải thạc sĩ, tiến sĩ đã là nhân tài. Còn việc thạc sĩ làm Grab, thực ra số liệu tôi không có trong tay nhưng nói như thế chắc thạc sĩ Grab là thạc sĩ đào tạo kiểu Đông Đô, không phải là thạc sĩ theo đúng nghĩa của chúng ta”, ĐB nói.

Tranh luận lại ý kiến ĐB Quốc, ĐB Tuấn cho hay ông “rất sốc và rất buồn” khi nghe ĐB phát biểu. “Tôi nghĩ rằng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách dùng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị của nó cho dù 70 năm trôi qua.

Cho dù thời cuộc có thay đổi, chúng ta đã cơ chế thị trường, đồng tiền đã len lỏi vào từng người, từng nhà, từng cơ quan, nhưng chúng tôi những nhân sĩ, trí thức, những nhà khoa học, những cán bộ, viên chức đang làm việc trong nhà nước không phải vì tiền mà vì lòng tự tôn dân tộc, tình yêu nước, giống hệt như các nhân sỹ cách đây 70 năm”, ĐB nói.

Còn ĐB Quốc nhấn mạnh cốt lõi trong tinh thần của Bác Hồ cũng là tiếp thu của người xưa là “dụng nhân như dụng mộc”, biết dùng người, biết dùng đúng lúc, đúng chỗ và có một hệ thống giá trị để chúng ta thu hút người tài, “đừng giáo điều, đừng chụp mũ”.

Chọn người tài xong thì làm gì?

Cho hay ông tranh luận với tất cả các ý kiến phát biểu trước mình, ĐB Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn An Giang) cho rằng “ĐB nào cũng có lý”, nhưng không thể có một định nghĩa chính xác về tài năng để hài lòng tất cả mọi lĩnh vực, mọi người. Mặt khác, theo ĐB, Luật mà QH đang thảo luận nhằm mục đích nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, giảm bớt số lượng những người ăn lương nhà nước làm việc không hiệu quả, tạo thuận lợi cho cơ quan tuyển dụng đúng người đúng vị trí.

“Chính vì vậy, chúng ta không cần tập trung xây dựng luật theo hướng này. Theo tôi, chúng ta có thể bỏ điều định nghĩa tài năng, thay vào đó là điều khác để thuận lợi cho các cơ sở công lập bố trí vị trí việc làm đúng vị trí”, ĐB nói và cho rằng nếu cứ sa đà vào chuyện định nghĩa tài năng thì sẽ không tìm được người tài năng.

Tán thành với ý kiến này, ĐB Dương Trung Quốc cũng đề nghị “nên dừng lại mức độ đó thôi”, “đừng quá coi tài năng trong công chức làm cái gì vượt khỏi tầm của luật đang bàn”!. ĐB Nguyễn Bá Sơn (TP Đà Nẵng) cũng cho hay, qua các phát biểu từ nhiều chiều của các ĐB khác, ông “cảm thấy chột dạ nghĩ rằng chúng ta có cần thiết phải có một điều khoản ghi vào luật này rằng như thế nào là nhân tài hay không?”.

“Như ĐB Quốc vừa nói, tôi nghĩ chúng ta không thể có được một định nghĩa nào hoàn hảo cho khái niệm nhân tài trong luật này. Cho nên, tôi nghi ngờ sự cần thiết phải có Điều 6 trong luật này”, ĐB nói và đề nghị ban soạn thảo xem lại việc này.

Nguyễn Bá Sơn nói thêm rằng, từ Điều 6 của dự thảo Luật có một câu hỏi đặt ra là “Đưa vào điều này để lựa chọn nhân tài xong chúng ta làm gì đây?”. “Tôi không thấy đề cập đến trong này”, ĐB nói. ĐB Nguyễn Lâm Thành (Đoàn Lạng Sơn) chung nhận định điều quan trọng là sử dụng nhân tài thế nào.

“Tôi đề nghị điểm mới đối với dự thảo luật này để thu hút, sử dụng người có tài năng phải nằm ở cơ chế tuyển dụng, phải bảo đảm một cơ chế tuyển dụng công khai, minh bạch, mang tính cạnh tranh. Các nước áp dụng các hình thức thi tuyển công khai và thi tuyển nền, thi tuyển chọn lọc theo vị chuyên môn rất nhiều. Tôi đề nghị trong luật này nên hướng theo điều đó”, ĐB nói.

Về cơ chế bổ nhiệm, ĐB Thành kiến nghị cũng nên đưa cơ chế công khai, minh bạch và cạnh tranh, thi tuyển cạnh tranh vào.

ĐB Tăng Thị Ngọc Mai (Đoàn Trà Vinh) cũng cho rằng xung quanh chúng ta có rất nhiều nhân tài, vấn đề là phải làm sao lựa chọn cho đúng, bố trí cho phù hợp với sở trường của từng người để họ phát huy tốt nhất năng lực của bản thân.

Theo ĐB, cần có quy định về chính sách trọng dụng, đãi ngộ để cơ quan có thẩm quyền quy định khung chính sách quyết định áp dụng chế độ đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ. “Nên chăng chúng ta học hỏi kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp tư nhân để thể chế vào luật, để qua đó khắc phục tình trạng tư nhân thì tìm được nhân tài nhưng Nhà nước thì không tìm ra được người yếu kém”, ĐB nói.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng
Ngày 15/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì họp Tiểu ban Văn kiện, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo Chính trị do Tổ Biên tập xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội nghị Trung ương 10 và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại các cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban Đại hội XIV của Đảng, để trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 11.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án 06

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án 06
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tại các bộ, ngành, địa phương năm 2025 và những năm tiếp theo.

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam (Trung Quốc)

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam (Trung Quốc)
(PLVN) -  Chiều ngày 14/3, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chương trình “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp và nhà đầu tư” (Gặp gỡ 2025).

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nâng tầm thương hiệu để Lễ hội Hoa ban thành điểm đến hấp dẫn

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nâng tầm thương hiệu để Lễ hội Hoa ban thành điểm đến hấp dẫn
(PLVN) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị thời gian tới, tỉnh Điện Biên tập trung phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; đẩy mạnh quảng bá, nâng tầm thương hiệu để Lễ hội Hoa ban thực sự cuốn hút, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước; đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh trong khu vực và các đối tác quốc tế để phát huy giá trị, hình ảnh hoa ban...

Nền tảng cho sự phát triển

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Muốn thay đổi thực trạng nghiên cứu khoa học (NCKH) “cất tủ”, trước tiên chúng ta phải thay đổi về quan niệm, về quyết tâm. Cùng với những sự thay đổi trong cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước theo hướng khuyến khích, tạo điều kiện cho nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KHCN,ĐMST&CĐS); nền KHCN của chúng ta nhất định sẽ có những bước tiến mới...

Toàn quân nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Thượng tướng Lê Huy Vịnh phát biểu chỉ đạo Tại Hội nghị báo cáo kết quả triển khai Nghị quyết 3488-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương, Kế hoạch số 536/KH-BQP của BQP diễn ra chiều 13/3. (Ảnh: Mạnh Hùng)
(PLVN) - Triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị trong quân đội đã kịp thời triển khai xây dựng danh mục công nghệ chiến lược, sản phẩm công nghệ chiến lược; rà soát các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách; việc chuyển đổi số, gửi, nhận, xử lý văn bản điện tử không có độ mật trên môi trường điện tử, sử dụng chữ ký số cá nhân đã có chuyển biến tích cực.

Dành ưu tiên cao nhất trong chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Chủ tịch Quốc hội phát biểu bế mạc Phiên họp thứ 43. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan Quốc hội cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Chính phủ, các Bộ, ngành; tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ, nỗ lực hơn nữa và xác định dành ưu tiên cao nhất trong chuẩn bị Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5 tới đây.

Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị làm việc với Ban thường vụ Tỉnh ủy Bình Định

Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị làm việc với Ban thường vụ Tỉnh ủy Bình Định
(PLVN) -  Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị yêu cầu địa phương phải quán triệt và thực hiện tốt phương châm “Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá”, trong đó tiếp tục bám sát 5 trụ cột tăng trưởng và 3 đột phá chiến lược

Việt Nam và Singapore cần nâng cao chất lượng hợp tác

Tổng Bí thư Tô Lâm chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Chiều 13/3, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội), kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 11 - 13/3, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký đảng Hành động Nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong.

Tạo cơ chế thúc đẩy học tập suốt đời

Tạo cơ chế thúc đẩy học tập suốt đời
(PLVN) -  Sáng qua (13/3), Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng chủ trì Phiên họp thứ tư của Tiểu ban. Nhiều nội dung lớn, quan trọng, vĩ mô được thảo luận. Về bảo đảm tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, Thủ tướng lưu ý đến vấn đề tạo cơ chế thúc đẩy học tập suốt đời.

Có cơ chế đặt hàng một số việc lớn cho các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Phiên họp thứ tư của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
(PLVN) - Ngày 13/3, kết luận Phiên họp thứ tư của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban yêu cầu dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội phải có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn, vượt qua giới hạn của chính mình; liên thông với Báo cáo chính trị và các văn kiện khác; tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong các cuộc làm việc với các tiểu ban.