Trọng dụng nhân tài - cơ chế chưa bắt nhịp thực tiễn: Kỳ 2 - Chế độ đãi ngộ chưa tương xứng

Ông Phạm Văn Hòa cho rằng chính sách đãi ngộ với nhân tài phải tương xứng với năng lực, trình độ của họ
Ông Phạm Văn Hòa cho rằng chính sách đãi ngộ với nhân tài phải tương xứng với năng lực, trình độ của họ
(PLVN) - “Khi đã chắt lọc, chọn được người xứng đáng rồi thì chúng ta phải có chính sách đãi ngộ cho tương xứng với năng lực, trình độ và sở trường của họ, chứ không thể như hiện nay, ra trường hưởng lương khởi điểm 2,34 rồi có thêm phụ cấp này kia. Như thế không bao giờ tuyển chọn được nhân tài phục vụ cho đất nước”.

Đó là chia sẻ của ông Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp khi đề cập đến những rào cản và bất cập hiện nay trong công tác thu hút, trọng dụng nhân tài. 

“Chảy máu chất xám”

Nhấn mạnh đến việc “phải có chính sách đãi ngộ hết sức xứng đáng”, ông Hòa cho rằng ngoài cơ chế tuyển thẳng thì chúng ta cần có các chế độ khác như nhà ở công vụ, hoặc lương hàng tháng không chỉ đảm bảo cho cuộc sống của họ mà phải đảm bảo với khoản lương này, họ có thể nuôi được vợ, con. “Chứ lương chỉ nuôi sống cho bản thân người ta thôi thì nhân tài không bao giờ chấp nhận. Họ có thể bỏ đi làm chỗ khác” - ông Hòa nói.

Để thu hút người tài, hiện nay ngoài các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương thì các dự án luật liên quan (như dự án Luật Thanh niên sửa đổi; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức…) cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ.

Tuy nhiên, với những quy định về chính sách với thanh niên tài năng tại dự án Luật Thanh niên sửa đổi, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu không khỏi băn khoăn: Đất nước đang thiếu những hiền tài, những nhà khoa học, nhà quản trị giỏi ở nhiều lĩnh vực, nhưng có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp xong lại ở nước ngoài làm việc.

“Thanh niên rất giỏi lại làm việc ở nước ngoài nhiều, đó là điều chúng ta thấy xót xa… Rõ ràng chúng ta đang thiếu chính sách hoặc có chính sách nhưng chưa thỏa đáng. Vậy Luật này có góp phần thu hút được nhiều thanh niên về với đất nước đóng góp và tham gia nhiều hơn vào khu vực công hay không?” - ông Hiểu đặt vấn đề. 

Là một trong những địa phương mạnh dạn đi đầu trong việc đề ra những chính sách nổi bật để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, Hà Nội đã chủ động xây dựng các văn bản pháp luật liên quan, như Quyết định số 91 (năm 2009) của UBND TP về việc ban hành quy định thu hút, sử dụng, đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao của TP Hà Nội; Nghị quyết số 14 (năm 2013) của HĐND TP về chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển Thủ đô...

Theo số liệu được Sở Nội vụ Hà Nội công bố năm 2017, thời gian qua đã có 186 thủ khoa xuất sắc được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan của thành phố, trong số này có 156 người hiện vẫn đang công tác, số còn lại đã thôi việc, chuyển việc vì nhiều lý do khác nhau. 

Tại buổi gặp mặt, đối thoại với đoàn viên, thanh thiếu niên Thủ đô của Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải diễn ra vào tháng 6 vừa qua, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo cũng thẳng thắn thông tin: Những năm qua, TP đã thực hiện chính sách tuyển dụng thẳng sinh viên đỗ tốt nghiệp thủ khoa các trường đại học, cao đẳng vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc.

Nhiều bạn sau khi được tuyển dụng đã phát huy năng lực, hiệu quả trong công tác, được đề bạt, bổ nhiệm. Nhưng nhiều thủ khoa sau một thời gian công tác vì lý do thu nhập thấp đã xin thôi việc. “Đây là vấn đề chúng tôi rất quan tâm và đang tiếp tục nghiên cứu để tham mưu với TP đổi mới cơ chế làm sao vừa thu hút hiệu quả, vừa giữ chân được người tài”, ông Bảo khẳng định.

Chính sách thu hút nhân tài cần đáp ứng tính toàn diện

Không chỉ mức lương quá thấp, điều đáng phàn nàn hơn là những tài năng trẻ này nhiều khi không được phân công công việc phù hợp với trình độ, kiến thức đã được học. Hoàn cảnh của những thạc sĩ tốt nghiệp ở Mỹ thuộc đề án đô thị thông minh của TP.Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình.

Là một trong 6 người được lựa chọn đi học thạc sĩ tại Mỹ theo đề án đô thị thông minh của TP HCM, sau khi tốt nghiệp loại giỏi trở về nước, tháng 11/2018, anh Phạm Quốc Thái được phân công về Ban Quản lý An toàn thực phẩm của TP với mức lương cơ bản gần 2,8 triệu đồng mỗi tháng.

Cần có chính sách đãi ngộ cho tương xứng với năng lực, trình độ của nhân tài
Cần có chính sách đãi ngộ cho tương xứng với năng lực, trình độ của nhân tài

Điều khiến anh Thái bức xúc đó là việc anh được đào tạo về chuyên ngành kỹ thuật xây dựng nhưng lại bị phân về làm quản lý thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thịt lợn. Nhận thấy công việc không phù hợp, anh Thái nhiều lần đề nghị được thay đổi nhưng không mang lại kết quả như mong muốn.

Một trường hợp khác là anh Đào Đoàn Duy (từng tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), sau khi hoàn thành chương trình học bổng thạc sĩ ở Mỹ, anh Duy được phân công về Sở Tài nguyên - Môi trường TP Hồ Chí Minh chỉ để nhận nhiệm vụ “đo môi trường, không khí” với mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng. 

Mới đây, tại hội thảo khoa học chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài trong khu vực công do Bộ Nội vụ tổ chức, GS.TS Phạm Hồng Thái, nguyên Trưởng khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Tôi nói thật, phụ cấp cả tháng của một thứ trưởng không bằng tôi đi dạy thêm 1 buổi”.

Còn PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng nêu “một thực tế cần nói thẳng”, đó là để có thể làm giảng viên trường Đảng thì gia đình phải có điều kiện mới có thể chu cấp cho ước mơ, tài năng phát triển, bởi trông chờ vào lương khởi đầu 2,34 thì rất khó khả thi. Cũng chính vì cơ chế bất cập, thu nhập không tương xứng với tài năng mà thời gian qua, ở nhiều tỉnh, thành đã có không ít giám đốc Sở xin ra khỏi khu vực công.

Và còn rất nhiều trường hợp tương tự như anh Thái, anh Duy... nhưng vì sự ràng buộc với những hợp đồng đã ký kết với chính quyền địa phương mà nhiều nhân tài đành bấm bụng ở lại “làm việc như trả nợ” cho hết thời gian quy định; một số khác chấp nhận đền bù cho TP một khoản tiền để được tự do làm việc bên ngoài với mức thu nhập hấp dẫn hơn.

Điều đáng nói, tình trạng này diễn ra ngày càng phổ biến, đến mức lãnh đạo của các TP lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… đã phải tổ chức nhiều cuộc đối thoại với các tài năng trẻ để tìm ra hướng tháo gỡ, nhưng chưa biết hồi kết sẽ ra sao.

“Tại kỳ họp cuối năm nay, dự kiến Quốc hội sẽ thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, trong đó có chính sách tuyển chọn nhân tài. Tôi cho rằng đây là vấn đề hết sức quan trọng để sau khi luật có hiệu lực từ 1/1/2021, Trung ương và các ngành, các địa phương sẽ tuyển chọn được những con người có đức, có tài vào làm việc trong hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở để phục vụ nhân dân và phát triển đất nước...” - ông Phạm Văn Hòa cho biết.

Nhiều chuyên gia nhận định, đã là chính sách thu hút nhân tài thì nên mang tính đáp ứng toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần, tránh trường hợp Nhà nước “lãng phí” chất xám, còn các nhân tài thì chật vật xoay sở với “cơm áo, gạo tiền”, khó có điều kiện phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của giải ngân vốn đầu tư công. (Ảnh: VGP).

Giải ngân vốn đầu tư công của 5 tỉnh Đông Nam Bộ: Bám sát các giải pháp để triển khai tốt hơn

(PLVN) -  Hôm qua (17/10), tại TP Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 của Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đã làm việc với các tỉnh, TP vùng Đông Nam Bộ là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45
14h ngày 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Viêng Chăn, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19/10.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Lễ tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Đầu giờ chiều nay, 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17-19/10/2024 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.

'Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Đại hội. Ảnh: Quang Vinh
(PLVN) -Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (diễn ra sáng 17/10), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

MTTQ Việt Nam các cấp hoàn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ đột xuất, phát sinh

 Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa IX Nguyễn Thị Thu Hà trình bày Báo cáo chính trị tại Đại hội. Ảnh: PV
(PLVN) - 5 năm qua, quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, nhất là 5 chương trình hành động đã đề ra và các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh trong thực tiễn.

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân
(PLVN) - Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X khai mạc trọng thể sáng nay, 17/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Đây là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, nhận được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp Nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự và phát biểu tại Đại hội.

Các chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước là đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào DTTS&MN. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hôm qua (16/10), phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc triển khai các đề án, chương trình phát triển khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích đối với khu vực và cả vùng.

Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Lào: Đưa quan hệ hợp tác hai nước tiếp tục trở thành mối quan hệ mẫu mực hiếm có

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tháng 9/2024. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) -  Từ ngày 17 - 19/10, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45).

Nâng cao chất lượng giám sát tối cao của Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện Nghị quyết số 43 về phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, một số dự án quan trọng quốc gia. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đặt ra yêu cầu tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, góp phần tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hoạt động thiết thực của lực lượng quân y hai nước Việt Nam - Lào

Thượng tướng Vongkham Phommakone (thứ 2 từ phải sang), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào kiểm tra, động viên lực lượng thầy thuốc quân y hai nước.
(PLVN) - Hoạt động khám, chữa bệnh chung, cấp thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới Việt - Lào của lực lượng quân y hai nước đã góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân khu vực biên giới; đồng thời là dịp để cán bộ, nhân viên quân y hai nước giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau về nghiệp vụ y học, góp phần củng cố tình đoàn kết, hữu nghị giữa Nhân dân, Quân đội và ngành quân y hai nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Quảng Trị, chiều 16/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp gắn với phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Đoàn đại biểu dự Đại hội toàn quốc MTTQ Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu tham dự Đại hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/10, tại Thủ đô Hà Nội, trước khi diễn ra khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 (Đại hội), các vị trong Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam khóa IX, Trưởng các đoàn đại biểu và người Việt Nam ở nước ngoài về tham dự Đại hội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc
(PLVN) - "Các Bộ, ngành, địa phương cần quán triệt và tập trung thực hiện quan điểm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” với tinh thần quyết tâm cao, “vượt nắng, thắng mưa” để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra về thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL... Quyết tâm đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long

Hội nghị phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 16/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Sự cố gắng không ngừng nghỉ trong công tác lập pháp

Hội nghị Ban Cán sự đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
(PLVN) - Kỳ họp thứ 8 (dự kiến khai mạc ngày 21/10/2024) của Quốc hội khóa XV, công việc lập pháp rất nặng nề. Dự kiến lập “kỷ lục” mới, Chính phủ sẽ trình 81 hồ sơ, tài liệu, báo cáo, trong đó có 25 dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua.

Gắn phong trào thi đua 'Dân vận khéo' với xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Bí thư Đảng ủy Khối Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Tọa đàm. (Ảnh: Xuân Lộc)
(PLVN) - Hôm qua (15/10), tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương (Đảng ủy Khối) đã tổ chức Tọa đàm: Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình “Dân vận khéo” trong Đảng bộ Khối. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2024) và 25 năm “Ngày Dân vận của cả nước” (15/10/1999 - 15/10/2024).