Chuyện muôn năm cũ - “nhìn thấy ghét”…

Bạo lực học đường - những bi kịch có thể mãi mãi dừng lại ở tuổi 18 . (Ảnh minh họa)
Bạo lực học đường - những bi kịch có thể mãi mãi dừng lại ở tuổi 18 . (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Cộng đồng mạng những ngày tháng 11 này lại “dậy sóng” khi chứng kiến đoạn clip ghi lại cảnh nữ sinh đánh nhau chí tử. Cha mẹ của nạn nhân là những người đau đớn nhất khi chứng kiến cảnh con gái mình bị đánh “hội đồng” bởi nhiều nữ sinh khác. Và đau đớn hơn, cũng trong những ngày qua, một nam sinh tại Bình Phước bị đánh hội đồng tới tử vong…

Đau đớn những cơn cớ “trời ơi”!

Vụ nữ sinh đánh hội đồng bạn học ở Thanh Hóa đang khiến dư luận bức xúc là một ví dụ. Chỉ vì mâu thuẫn với cô bạn học lớp 8 tên V., nữ sinh M., học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, TP Thanh Hóa rủ nhóm bạn hẹn V. ra để quây đánh. Các nữ sinh 14 - 15 tuổi này túm tóc giật bạn ngã xuống rồi vừa xông vào đấm, đá, đạp… vừa quay clip để đăng lên mạng xã hội.

Chuyện nữ sinh V. ở Thanh Hóa bị các bạn quây lại đánh đập tàn nhẫn trưa 18/11 chỉ vì mâu thuẫn xuất phát từ sự hiểu lầm với những lý do trời ơi đang khiến dư luận bức xúc, lo lắng về tình trạng bạo lực học đường vốn không hề giảm sút thời gian qua. Điều đáng sợ là những kẻ bạo hành đều còn quá nhỏ tuổi, mới học lớp 8, lớp 9. Vậy mà các em hung hăng túm tóc giật ngã bạn, rồi tay đấm, chân đạp khiến cô bé lớp 8 phải nhập viện, thậm chí còn quay clip tung lên mạng. Một số học sinh không đánh thì đứng xem và cổ vũ.

Đây không phải là trường hợp cá biệt. Lâu nay, không thể đếm xuể những vụ đánh hội đồng ở các trường THPT, thậm chí là THCS như trường hợp trên. Trong đó, trường hợp nữ sinh đánh nhau chiếm tỷ lệ không nhỏ, cả đám đông xúm vào tấn công người bạn đơn độc với sự hung dữ, tàn nhẫn khiến người lớn cũng phải rùng mình.

Trước đó, đã có hàng trăm vụ nữ sinh kéo bè đánh đập bạn cô thế được phản ánh trên các phương tiện truyền thông. Nhiều nữ sinh có hành vi côn đồ không chỉ một lần, và cũng không ít nạn nhân bị đánh tàn nhẫn đến mức gây thương tích, phải điều trị ở bệnh viện. Đơn cử, ngày 8/10, UBND xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, sau khi nhận được clip 3 nữ sinh lớp 8B (Trường THCS Hội Sơn, xã Hội Sơn) đánh 1 nữ sinh học cùng lớp tại cổng trường đã giao cho Công an xã phối hợp cùng nhà trường và phụ huynh đến để làm rõ.

Đoạn clip phát lên mạng xã hội 1 nhóm nữ sinh đã chửi bới, thậm chí dùng cả mũ bảo hiểm đánh nữ sinh học cùng lớp. Sự việc diễn ra trước cổng trường THCS xã Hội Sơn, mặc dù có 1 số học sinh đứng xem nhưng không ai can ngăn. Nhóm nữ sinh gồm 3 em, học cùng lớp với nữ sinh bị đánh là L.N.A. Ngày 1/10, nhóm nữ sinh khen mẫu áo mới đẹp, nhưng A lại cho rằng mẫu áo mới mỏng và hở hang quá. Chỉ có vậy mà 3 nữ sinh cầm mũ bảo hiểm lao vào đánh em A bầm dập trước mặt nhiều học sinh chứng kiến.

Kinh hoàng hơn, việc đánh hội đồng bạn tới chết đôi khi chỉ là bởi “nhìn thấy ghét”… Ngày 24/11 vừa qua, Công an tỉnh Bình Phước đang tiếp tục lấy lời khai của Nguyễn Thành Vinh, Phạm Hồng Thái và Chu Văn Tiên (cùng 18 tuổi, trú thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước) - 3 đối tượng đánh em Nguyễn Thời Duy (học sinh lớp 12, trường THPT Phước Long) tử vong.

Vinh, Thái, Tiên là học sinh Trường THPT Phước Long nhưng đã nghỉ học. Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận, trước đó, Vinh rủ Tiên, Thái đến cổng trường tìm Duy đánh, vì… nhìn thấy ghét.

Vào lúc 17h ngày 12/11, Duy và Lâm ra cổng sau trường THPT Phước Long ra về thì nhóm Vinh, Thái, Tiên hẹn ra bên hông của Tòa án nhân dân Phước Long nói chuyện. Duy đồng ý và Lâm rủ thêm Lữ Văn Tiến (18 tuổi, ngụ thị xã Phước Long). Khi đến điểm hẹn, Vinh tiến lại đấm vào mặt và dùng vật cứng đánh liên tiếp vào đầu Duy, thấy vậy Lâm cùng Tiến lao vào can thì bị cả nhóm của Vinh đánh. Vụ việc chỉ dừng lại khi có người đến can ngăn.

Tối đến, Duy thấy chóng mặt, buồn nôn nên gia đình đưa đi cấp cứu. Tại bệnh viện, bác sĩ kết luận Duy bị chết não dẫn đến tử vong. Nghe tin Duy tử vong, Vinh, Thái, Tiên bỏ trốn lên TP.HCM thuê trọ nhưng sau đó, cả 3 quay về đầu thú. Hiện Công an Bình Phước đã khởi tố vụ án để điều tra làm rõ.

Người lớn ở đâu?

Theo thống kê gần nhất của Bộ Công an, tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên trên địa bàn cả nước là 5,2% đối với người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi. Có thể thấy các vụ án giết người do thanh thiếu niên gây ra đều xuất phát từ cái tôi “ngông cuồng” của tuổi mới lớn.

Trong nhóm Quan tâm tới giáo dục, anh Lê Quang chia sẻ một câu chuyện của chính mình với góc nhìn của người trong cuộc: “ Khi còn là học sinh tôi cũng từng có trải nghiệm này. Đó là vào năm tôi học lớp 11. Trong giờ Thể dục lớp chúng tôi tập trung ở dưới sân trường. Cùng lúc đó có một lớp khác được nghỉ tiết trên tầng hai nên học sinh đứng ở hành lang chơi và nhìn xuống chỗ chúng tôi học. Với sự thừa mứa năng lượng tuổi mười sáu, chỉ một lúc thôi là đã xuất hiện những màn chọc ghẹo từ trên tầng hai xuống chỗ chúng tôi đứng mà tâm điểm là nhắm vào một số bạn nữ trong lớp (các bạn nữ lớp tôi đều xinh). Cho đến khi có một cậu bạn nọ bắt đầu bỡn cợt và ném rác xuống đầu một bạn gái trong lớp tôi thì tôi có ngẩng lên và chửi nó một câu để nó dừng hành động ngu ngốc ấy lại.

Tình hình sau đó theo anh kể đương nhiên là bạo lực leo thang, anh có thể phải lĩnh đòn chí mạng nếu như anh không biết cách “né”. Phải một tuần sau đó, anh nhờ tới một số tay “anh chị” trong trường để dàn xếp cho bầu không khí dịu đi. Theo anh, nếu trở lại vào buổi sáng tháng ba năm ấy, sau khi không khí bạo lực vây bủa anh khắp nơi, anh đã nhờ tới rất nhiều “đội” anh chị, bạn bè bảo vệ mình, nếu tất cả đội quân thừa năng lượng và say mê bạo lực ấy xông vào trận chiến để bảo vệ cho phe của mình, không cần biết phải trái, đúng sai. Thì có lẽ anh và một số bạn có thể đã bị đuổi học, thậm chí đổ máu, thậm chí phải chết dưới những thanh tuýp sắt mà sau này được mô tả là vô tình đập vào đầu. Họ có thể sẽ kết thúc tuổi học trò trong nhà giam, trại giáo dưỡng, chứ không phải vào đại học rồi trở thành kỹ sư và thành công như đã từng. Tất cả có thể thay đổi chỉ trong một đêm, đó là thứ kinh hoàng của bạo lực học đường…

Theo anh Lê Quang: “ Điều đáng sợ nhất của câu chuyện này, không phải là một chuỗi bạo lực của trẻ em mà là sự thiếu vắng khó hiểu của “người lớn”. Người lớn đi đâu cả rồi? Thầy cô giáo, hiệu trưởng, hiệu phó, giám thị… đi đâu cả rồi? Thầy cô và nhà trường có thể sẽ hiện ra khi sự đã rồi, trong các buổi kỉ luật, cảnh cáo, đuổi học hay thậm chí là buổi tang lễ... Đó chính là điều đáng buồn của mọi nền giáo dục khi người lớn chỉ luôn chép miệng coi đó là việc “trẻ con” cho đến khi tất cả đã quá muộn”…

Ở góc độ khác, Luật sư (LS) Phạm Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP Hồ Chí Minh cho rằng, dù trong trường học, các em đều được học đầy đủ hết nhất là môn giáo dục công dân, trong đó có các nội dung như: bình đẳng giới, đạo đức làm người, đối nhân xử thế với thầy, với bạn… Tuy nhiên, theo LS Ngọc Nữ, môi trường học đường không hề “có tội” trong vấn đề BLHĐ. Có một nguyên nhân sâu xa từ ngay chính môi trường gia đình. Khi một đứa trẻ lớn lên với những ám ảnh bạo lực học đường từ chính cha mẹ mình, khi những người cha vũ phu ngày đêm đánh đập mẹ sẽ tạo nên trong các em những ẩn ức. Và bạo lực sinh ra bạo lực là vì thế! 

Cùng với đó, một lý giải nữa về việc tại sao gần đây hay xuất hiện các vụ BLHĐ với hình thức đánh hội đồng, nhiều bạn của HS bị bạo hành thì vô tư đứng quay phim cảnh nạn nhân bị xé quần áo, bị đè ngã xuống đường, bị bạn giậm chân lên người… Nguyên nhân rất nhiều vụ việc chỉ xuất phát từ mâu thuẫn rất nhỏ, có khi là va chạm trên đường đi học, hay rất phổ biến là mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội… Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa, đó là nhiều vụ BLHĐ rất nguy hiểm như trên đã xảy ra, song vì câu chuyện “thành tích” của nhà trường mà được giấu kín, không thông tin ra ngoài... 

Và thực tế, chỉ khi những vụ việc bị tung lên mạng thì người lớn và xã hội mới lên tiếng trước thực tế đau lòng này. Bởi thế, người lớn, xin đừng thờ ơ với chuyện “trẻ con” khi mỗi chúng ta, ở mỗi giai đoạn của cuộc sống đều có những “vấn đề” của mình! Khi mà ở lứa tuổi hoa niên, những cảm xúc dữ dội có thể bùng phát, từ cảm giác chán nản, bị “bỏ rơi” trong chính gia đình, bọn trẻ có thể giải quyết mọi chuyện bằng “nắm đấm” với bạn bè mình từ những lý do trời ơi, lãng xẹt. Và những ngã rẽ cuộc đời có thể mãi mãi dừng lại ở tuổi 18 như thế! Điều quan trọng, phụ huynh, hãy luôn “ở bên” con mình, nhìn ra những vấn đề, những ẩn ức của con trước khi quá muộn… 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.