Chuyển đổi số: Cần hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, tăng tốc, bứt phá hơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các đại biểu dự chương trình. (Ảnh: VGP).
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các đại biểu dự chương trình. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Vấn đề trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nhấn mạnh khi chủ trì chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024, diễn ra cuối tuần qua.

Tại sự kiện, các đại biểu đã tập trung đánh giá những kết quả đạt được về chuyển đổi số (CĐS) quốc gia năm 2024, nhất là về kinh tế số (KTS); đề xuất các định hướng chiến lược, quan điểm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về CĐS, phát triển KTS trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chương trình chào mừng Ngày CĐS quốc gia năm 2024 được kết nối trực tuyến đến điểm cầu 63 địa phương. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, chúng ta tổ chức sự kiện quan trọng này, thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước chung tay CĐS quốc gia, phát triển nền KTS, xã hội số, công dân số.

Thủ tướng vui mừng nhận thấy CĐS quốc gia, KTS đạt được nhiều kết quả tích cực, có tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về CĐS quốc tế: Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2024 tăng 15 bậc, xếp hạng 71/193; Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 tăng 2 bậc, xếp hạng 44/133; Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu năm 2024 tăng 8 bậc, xếp hạng 17/194.

Công nghiệp công nghệ thông tin có bước phát triển, tác động lan tỏa tích cực đến nhiều ngành, lĩnh vực, có 51.000 doanh nghiệp công nghệ số và tạo 1,5 triệu việc làm. Doanh thu công nghiệp công nghệ số trong 9 tháng ước đạt 118 tỷ USD, tăng 17,8%. CĐS phục vụ người dân, an sinh xã hội có bước phát triển mạnh mẽ, từng bước hình thành xã hội số, công dân số; mới đây đã triển khai toàn quốc việc tích hợp sổ sức khỏe điện tử và cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên nền tảng VNeID…

Ghi nhận, nhiệt liệt biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm và kết quả đạt được trên đây, Thủ tướng nhấn mạnh, đây mới chỉ là những kết quả bước đầu, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, say sưa với những kết quả đạt được; còn nhiều việc phải làm phía trước.

“Thời gian tới, để CĐS thành công, chúng ta cần phải có những chiến lược trọng tâm, phù hợp để triển khai một cách thần tốc, hiệu quả, có tính bứt phá toàn diện hơn. Con người làm CĐS cần phải có một trái tim nóng, đầy nhiệt huyết, một bộ óc thông minh, sáng tạo và tư duy luôn đổi mới. CĐS quốc gia phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển. Phải nói thật, làm thật, hiệu quả thật để người dân, doanh nghiệp hưởng thụ thật”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Khẳng định quan điểm phát triển KTS là nâng cấp nền KTS với những đột phá và cải cách mạnh mẽ, toàn diện, bao trùm hơn nữa để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vươn lên trên các lĩnh vực, Thủ tướng chỉ rõ nhiều nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới. Theo đó, CĐS cần hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, tăng tốc, bứt phá hơn, bảo đảm thực chất và hiệu quả, thúc đẩy phát triển KTS, chuyển đổi xanh, giảm phát thải gắn với phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chúng ta phải đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số: Đột phá về thể chế số; Đột phá về hạ tầng số; Đột phá về nguồn nhân lực số với phương châm “thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, nhân lực thông minh”.

Về đột phá hạ tầng số, Thủ tướng đề nghị sớm đưa 5G vào thương mại tại một số TP lớn. Nâng cấp và phát triển hạ tầng Internet vạn vật để tăng cường khả năng kết nối, thu thập, chia sẻ dữ liệu tự động, thông minh, phục vụ cho phát triển các ngành, lĩnh vực, đô thị thông minh. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06, hình thành hệ sinh thái công dân số…

Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực số, Thủ tướng chỉ đạo triển khai có hiệu quả Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D); tăng cường hợp tác, giao lưu, học hỏi quốc tế trong CĐS…

Thủ tướng cũng đề nghị, phấn đấu đưa toàn bộ các dịch vụ công lên các nền tảng số của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương để tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại, giảm tham nhũng, tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp.

Cụ thể, về đột phá thể chế số, Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện hành lang pháp lý số cho mọi vấn đề liên quan đến kinh tế, giao dịch dân sự, sản xuất, kinh doanh… gắn với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát với tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”…

Đọc thêm

Hiệu quả tầm nhìn chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
(PLVN) - Chuyển đổi số quốc gia Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước xác định lấy người dân, doanh nghiệp (DN) làm trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển. Thực tế thời gian qua đã chứng minh các chính sách, chương trình đã phát huy giá trị sâu sắc, hiệu quả cao, để người dân, DN thụ hưởng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam
Sáng 13/10, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 14/10 theo nghi thức cao nhất dành cho người đứng đầu Chính phủ nước ngoài thăm Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả
Ngày 12/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban), chủ trì sự kiện Chào mừng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 nhằm điểm lại thành tựu, ghi nhận kết quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng, người dân, doanh nghiệp.

Cảnh sát biển Việt Nam và Indonesia tổ chức diễn tập chung trên biển

Cảnh sát biển Việt Nam và Indonesia tổ chức diễn tập chung trên biển
(PLVN) - Ngày 11/10, tại vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam và Cảnh sát biển Indonesia đã phối hợp tổ chức diễn tập chung nhằm nâng cao năng lực trong công tác tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy nổ trên biển. Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện tinh thần hợp tác và đoàn kết giữa hai lực lượng thực thi pháp luật trên biển.

Quân y Việt Nam thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc tại Nam Sudan: Dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế

Chuẩn tướng William Ryarasa thăm hỏi tình hình sức khỏe của bệnh nhân đang điều trị nội trú (Ảnh: BVDC 2.6)
(PLVN) - Tối 28/9/2024, tại sân bay Tân Sơn Nhất, Cục Gìn giữ hòa bình (GGHB) Việt Nam phối hợp BV Quân y 175 đã tổ chức lễ đón Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 (BVDC 2.5) hoàn thành nhiệm vụ tại phái bộ GGHB LHQ tại Nam Sudan về nước. BV gồm 63 quân nhân. 51 quân nhân đã về nước, 12 quân nhân còn lại của BVDC 2.5 tiếp tục hỗ trợ BVDC cấp 2 số 6 (BVDC 2.6) tại Nam Sudan.

Tinh thần Việt Nam, tầm nhìn Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Tinh thần Việt Nam, tầm nhìn Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, từ ngày 8 - 11/10, tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào có chủ đề “Thúc đẩy Kết nối và Tự cường” đã kết thúc tốt đẹp, khép lại năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào với những dấu ấn riêng biệt.