Chuyện cảm động bên dòng sông Thạch Hãn

Từ đôi mắt chân chim ứa ra hai hàng lệ lăn dài, chị cho rằng mình còn hạnh phúc vì tìm được anh. Có biết bao người vợ, người mẹ khác đã không tìm được chồng, con mình, khi các anh "hóa tuổi đôi mươi thành sóng nước"...

Tôi ngồi bên chị lặng yên, bao nhiêu kỷ niệm dồn nén bấy lâu trong lòng chị giờ trào lên thổn thức. Từ đôi mắt chân chim ứa ra hai hàng lệ lăn dài trên gò má, chị cho rằng mình còn hạnh phúc vì đã tìm được anh, còn có biết bao người vợ, người mẹ khác đã không tìm được chồng, con mình, các anh đã "Hoá tuổi đôi mươi thành sóng nước"...

Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị vừa trưng bày thêm một lá thư mới của liệt sỹ Lê Văn Huỳnh, người lính quê Thái Bình, vào chiến trường Quảng Trị khi đang là sinh viên năm thứ 4 khoa Xây dựng, ĐH Bách khoa Hà Nội. Hằng ngày, hướng dẫn viên của khu di tích vẫn đọc cho khách tham quan Thành cổ nghe bức thư ấy. Bao nhiêu người nghe là bấy nhiêu người đã khóc.

Mọi người khóc vì thương mến và cảm phục chị Nguyễn Thị Xơ, vợ của liệt sỹ Huỳnh. Người phụ nữ hết sức bình dị mà rất đỗi phi thường ấy, làm vợ chưa đầy 1 tuần nhưng trọn cuộc đời chị đã gắn bó thủy chung, ân tình với cả người mất và người còn.

7 ngày làm vợ, cả đời làm dâu

Bây giờ, người thiếu phụ ấy đã bước sang bên kia con dốc cuộc đời. Hơn 30 năm đã qua, chị vẫn ở vậy thờ chồng và không có được niềm hạnh phúc làm mẹ. Sức mạnh nào đã giúp chị vượt qua mất mát, đau thương, vượt qua bao khó khăn đời thường để vững vàng kiên trinh?. Niềm khao khát được gặp chị đã thôi thúc tôi tìm về xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Ấn tượng đầu tiên của tôi khi gặp chị là dáng người hanh hao, khô gầy và đôi mắt đen, buồn, sâu thăm thẳm. Hơn 30 năm trước, ngày ấy, anh Huỳnh đang là sinh viên khoa Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa, còn chị là cô thôn nữ đảm đang, đẹp người, đẹp nết vừa mới bước sang tuổi 22.

Đầu năm 1972, nhân dịp nghỉ Tết, anh chị tổ chức đám cưới trong niềm hân hoan của gia đình, làng xóm. Đêm tân hôn, chú rể chẳng dám vào buồng cô dâu, mẹ và em phải dắt tay vào tận nơi. Cô dâu được hưởng niềm hạnh phúc làm vợ 3 ngày thì lại tiễn chồng lên trường học tiếp. Ngày cưới rủ anh lên huyện chụp ảnh, anh nói để khi khác. Thế rồi không còn khi khác nữa. Ngày ấy, tình cảm vợ chồng trẻ dồn cả vào những lá thư.

Bước sang năm 1972, đế quốc Mỹ ngày càng điên cuồng bắn phá, cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân ta gặp nhiều khó khăn hơn. Đảng và Nhà nước phát lệnh tổng động viên. Giống như hàng ngàn học sinh, sinh viên Việt Nam thời ấy, anh Huỳnh hăng hái tham gia huấn luyện để chuẩn bị lên đường vào Nam chiến đấu.

 
Thả hoa bên dòng Thạch Hãn


Trước ngày nhập ngũ, anh được về thăm nhà và anh ở bên chị thêm 3 ngày nữa rồi hối hả lên đường tòng quân. Những lá thư vẫn thay anh về bên chị. Dừng chân ở đâu, có thời gian anh đều tranh thủ viết thư về cho chị. Anh kể bom đạn ác liệt, đồng đội của anh nhiều người đã hy sinh. Rồi có tin anh cũng đã ngã xuống ở chiến trường Quảng Trị. Chị nén nỗi thắc thỏm, phập phồng, lo sợ để trấn an, động viên mẹ già và có lẽ cũng là để trấn an mình. Có ai ngờ rằng những lời anh dặn mẹ, dặn vợ trong những lá thư lại là lời tuyệt mệnh.

Một năm sau ngày cưới, giấy báo tử của anh được gửi về xã. Gia đình giấu chị, mọi người muốn hoãn cái thời khắc đau đớn ấy càng lâu càng tốt. Còn chị, bằng linh cảm của người vợ, chị đã cảm thấy có điều gì đó không lành. Biết bao nhiêu đêm trắng chị một mình một bóng với chiếc gối cưới ướt đẫm nước mắt. Một chiều tháng 4 mưa tầm tã, chị đang làm dân công ở xã bên cạnh thì đồng đội của anh tìm về, chị biết đó là việc chính thức báo tử cho anh. Chị nhìn di ảnh của anh, nỗi đau quá lớn, chị không khóc được, nước mắt chảy ngược vào tim chị.

Những ngày ấy, chị sống như người mất hồn. Đêm đêm, trong căn buồng cưới ngày xưa, chị tiếc vì chưa kịp có với anh một đứa con. Mẹ chồng chị thương con mà sinh ra ốm yếu. Bao nhiêu tình cảm chị dành cả cho mẹ. Chị chăm sóc bà cụ chu đáo từng bữa ăn giấc ngủ. Bà con thôn Phú Ân bảo rằng, hiếm có nàng dâu nào hiếu nghĩa được như chị. Bà cụ cũng thương con dâu lắm, thấy có nhiều người ướm hỏi, bà giục chị đi bước nữa để có người nương tựa lúc tuổi già. Song chị chỉ lắc đầu, ứa nước mắt. Cuối năm 1977, bà cụ ốm nặng, bà đã thanh thản trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay cô con dâu hiếu thảo.

30 năm lặn lội tìm mộ chồng

Những hài cốt liệt sỹ không còn nguyên vẹn, súng đạn và bom mìn cũng đều đã hoen gỉ, chỉ có tâm tư trong những lá thư mà người lính chưa kịp gửi là còn tươi mới. Ngày ấy, anh Huỳnh là sinh viên ngành hầm cầu nên khi vào đến chiến trường Quảng Trị, anh được phân công chiến đấu, bảo vệ, đưa bộ đội và hàng hoá qua sông Thạch Hãn (Quảng Trị). Không biết Huỳnh và những sinh viên cầm súng ra trận như anh được bổ sung vào Thành cổ đợt thứ mấy, bởi 82 ngày đêm của mùa hè đỏ lửa ấy, mỗi ngày một đại đội bơi qua sông và mỗi ngày một đại đội không bao giờ còn quay về nữa.

Anh Huỳnh đã viết bức thư cuối cùng cho gia đình, cho người vợ thân yêu của mình vào ngày thứ 77 của chiến dịch 82 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, khi sự khốc liệt của bom đạn đã lên đến tột cùng. Bức thư anh viết vội và chưa kịp gửi, có lẽ quân địch lại đến giội bom và nã pháo. Thư được viết từ những trang sổ tay xé ra, dài gần 10 trang khổ nhỏ, viết bằng những tiên cảm kỳ lạ mà sau hơn 30 năm, đọc những dòng thư ấy người ta vẫn chưa hết kinh ngạc. Anh biết trước mình sẽ "đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất" nhưng anh viết thư với một sự bình tĩnh đến lạ lùng.

Giữa những con chữ lặng im ấy chợt nhận ra khí phách và tâm hồn của một người lính hiên ngang, bất khuất: "Em thương yêu! Mọi lá thư đến với em là nguồn động viên em khi xa anh. Song lá thư này đến là nỗi buồn nhất. Người ta lấy chồng thì được chiều chuộng mọi điều, song đối với em không những chẳng được cái diễm phúc ấy mà đã phải sớm xa rồi... Nhưng anh chỉ mong một điều là hãy đối đãi với mẹ, anh chị trong gia đình như khi anh còn sống để cho linh hồn anh được bừng nở trong giấc mơ trìu mến của em... Nếu có điều kiện vào Nam lấy hài cốt anh về. Đường đi như sau: đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh đã hy sinh khi đưa hàng qua sông. Từ thị xã lần ngược lại hỏi vào thôn Nhan Biều 1. Nếu tính xuôi theo dòng nước thì ở cuối làng. Về đấy sẽ tìm thấy tấm bia ghi dòng chữ tên anh đục trên mảnh tôn...".

Chị nhận được lá thư này tháng 11/1972, tức là 5 tháng trước khi nhận được giấy báo tử của anh. Thế là kể từ đó, chị sống chỉ để làm một việc là tìm đưa anh về quê hương. Sau ngày miền Nam giải phóng, chị đã vào Quảng Trị tìm anh nhưng không thấy. Dành dụm được đồng nào, chị dành hết vào việc tìm mộ anh theo lời chỉ dẫn. Nhưng mọi cuộc tìm kiếm đều không kết quả. Hai bên gia đình khuyên chị không nên tìm nữa vì anh nằm đâu cũng trên đất Việt Nam nhưng chị không nản. Chị sang xóm bên tìm người đã gặp anh ở chiến trường, lên Hà Bắc tìm người cầm ba lô của anh nhưng hai người này đều không biết anh đã hy sinh như thế nào. Chị đi tìm những người bạn học cùng đi chiến đấu với anh. Nhiều người trở về đã thành đạt, vẫn hăng hái đi tìm anh cùng với chị. Chị nhớ mãi những ngày ở Quảng Trị. Chiến trường xưa giờ đã là một bãi sắn mênh mông của một người nông dân chất phác tên Hậu.

Biết có người đến tìm mộ, anh Hậu mang ra hai tấm bia trong đó có tên của liệt sỹ Lê Văn Huỳnh. Mừng vui khôn xiết, ngày hôm đó cả đoàn hăm hở đào nhưng đào mãi mà không thấy. Một ngày, hai ngày, ba ngày qua đi mà không có kết quả. Tuyệt vọng, nhiều người nản chí nhưng chị thì không, chị tin chắc rằng anh đang nằm đâu đây giữa bãi sắn bạt ngàn này. Song không thể đào tung cả bãi sắn vì đây là đất trồng trọt, chị nhờ người mua sắt về thuốn, lòng thì thầm cầu khấn sự linh thiêng của anh sẽ đưa đường để chị được đưa anh về quê cha đất tổ. Điều kỳ diệu đã đến khi tất cả mọi người đã mệt rã rời thì chiếc thuốn chạm vào ngôi mộ. Rồi 3 ngôi mộ lần lượt được đưa lên, những ngôi mộ nằm giữa ba hố bom cày xới. Hơn 30 năm kiếm tìm, chị đã được nhìn thấy anh, người vợ ấy chỉ còn biết ôm nắm xương chồng lặng lẽ.

Tôi ngồi bên chị lặng yên, bao nhiêu kỷ niệm dồn nén bấy lâu trong lòng chị giờ trào lên thổn thức. Từ đôi mắt chân chim ứa ra hai hàng lệ lăn dài trên gò má, chị cho rằng mình còn hạnh phúc vì đã tìm được anh, còn có biết bao người vợ, người mẹ khác đã không tìm được chồng, con mình, các anh đã "Hoá tuổi đôi mươi thành sóng nước". Một cựu chiến binh Mỹ khi trở lại thăm Quảng Trị, được dịch lá thư đã khóc và thốt lên: "Đến bây giờ tôi đã hiểu vì sao các bạn chiến thắng, vì các bạn đã biết trước tất cả". Và từ lặng im của đất đai, quá khứ vẫn kể lại những câu chuyện của hôm qua một cách bi tráng và tràn đầy yêu thương.

Theo Công an nhân dân

Đọc thêm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).

Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD

Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.