Chương trình - sách giáo khoa mới và những lúng túng

Sách giáo khoa mới với những lựa chọn “rối bời”.
Sách giáo khoa mới với những lựa chọn “rối bời”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Cuối tháng 9 vừa qua, tại Hà Nội, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trưng bày, giới thiệu về sách giáo khoa Việt Nam qua các thời kỳ, theo các mốc thay sách: 1956, 1976, 2002, 2020. Sau bốn lần thay sách, câu chuyện về sách giáo khoa vẫn luôn “nóng”…

Gặp phản ứng gay gắt ngay từ năm đầu

Lần thay sách thứ tư, theo Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) ban hành năm 2018, thực hiện theo Nghị quyết 88 của Quốc hội với chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK, bỏ độc quyền xuất bản SGK. Không chỉ Nhà xuất bản Giáo dục, đã có 6/7 nhà xuất bản được phép xuất bản SGK tham gia vào lĩnh vực này. Cho rằng để tiệm cận với các nước phát triển, khổ SGK được điều chỉnh từ khổ 17 x 24 cm lên khổ lớn hơn là 19 x 26,5 cm. Không chỉ SGK tiểu học mà hầu hết SGK các lớp đều được in màu.

Theo đó, Chương trình GDPT mới được triển khai tuần tự từ lớp 1 đến lớp 12. Đó là năm học 2020-2021 triển khai ở lớp 1; năm học 2021-2022 triển khai ở lớp 2, lớp 6; năm học 2022-2023 triển khai ở lớp 3, lớp 7, lớp 10. Năm học 2023-2024 triển khai ở lớp 4, lớp 8, lớp 11; năm học 2024-2025 triển khai ở lớp 5, lớp 9, lớp 12.

Trong chương trình GDPT mới, SGK chỉ là tài liệu tham chiếu trong quá trình dạy học, giáo viên không phải dạy theo từng chữ từng câu mà vận dụng linh hoạt theo tinh thần dạy học phân hóa.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) mới đây đã chỉ ra một loạt những hạn chế trong bản mẫu SGK mới, trong đó ngữ liệu, hình ảnh được sử dụng trong một số SGK còn chưa được chọn lọc, tinh giản, một số hình ảnh chưa được gia công tập trung và nội dung chính cần biểu đạt, còn hạn chế trong bố cục; khai thác ngữ liệu, văn bản, hình ảnh ở các hoạt động còn chưa sâu sắc, hiệu quả. Yêu cầu về việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn chưa được thể hiện rõ ràng…

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cũng chỉ ra rằng, không chỉ bản mẫu, SGK ban hành rồi đâu đó vẫn có “sạn”, một phần do hạn chế trong việc hình ảnh, ngữ liệu đưa vào SGK đang quá chú trọng đáp ứng đến yêu cầu cần đạt của chương trình trong khi những khía cạnh khác của xã hội thì chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo.

Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, dù thay đổi thế nào, SGK vẫn phải là “khuôn vàng thước ngọc”. Quy định tưởng như chặt chẽ nhưng SGK vừa đưa vào sử dụng đã gây bức xúc trong dư luận. Đặc biệt là sách tiếng Việt ngay năm đầu đưa vào sử dụng đã gây phản ứng gay gắt trong dư luận về việc sử dụng từ ngữ, ngữ liệu của một số cuốn sách, trong đó nổi lên là cuốn tiếng Việt 1 của bộ sách Cánh Diều. Nhiều bài đọc dựa trên các cốt truyện có nội dung liên quan đến các yếu tố bạo lực, thói xấu, hoặc xa lạ với trẻ, không có tính giáo dục, khiến Bộ GD-ĐT phải yêu cầu nhà xuất bản có SGK này tiếp thu, chỉnh sửa. Rất nhiều từ ngữ, ngữ liệu trong cuốn SGK này vừa mới đưa vào cũng đã phải thay thế, điều chỉnh.

Khó cho cả thầy, trò, phụ huynh

Tại nghị trường mới đây, ĐBQH Thái Quỳnh Mai Dung (Vĩnh Phúc) cho biết: Năm học 2021 - 2022, ngành giáo dục tiếp tục triển khai chương trình mới ở lớp 2 và lớp 6 nhưng Nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD) Việt Nam chỉ phát hành 2 bộ SGK (Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống); còn 2 bộ sách giáo khoa (Cùng học để phát triển năng lực và Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) “biến mất” sau một năm phát hành.

Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung cho rằng, việc 2 bộ sách giáo khoa bỗng dưng “biến mất” được NXBGD Việt Nam giải thích là để hợp nhất 4 bộ sách thành hai bộ sách tốt hơn; tập trung nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác biên soạn SGK, phát triển SGK giấy đồng bộ với sách và học liệu điện tử cũng như nâng cao chất lượng công tác tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới. Tuy nhiên, việc 2 bộ sách bỗng dưng “biến mất” là do thị phần thấp, do quy luật kinh tế thị trường.

Theo đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung, việc 2 bộ SGK biến mất đặt ra những vấn đề sau: các địa phương đã chọn 2 bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực”, “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” để đưa vào chương trình giảng dạy có tiếp tục sử dụng hai bộ sách này trong năm học tiếp theo không? Khối 1 cả nước có khoảng hơn 2 triệu học sinh, như vậy sẽ lãng phí khoảng 440.000 bộ sách lớp 1, tương đương 88 tỷ đồng trở thành phế liệu, không tái sử dụng được. Bên cạnh đó, mỗi bộ sách có triết lý khác nhau, như vậy năm học sau sẽ có 440.000 học sinh phải “nhập môn” triết lý mới?

Ở góc độ khác, chương trình GDPT mới có nhiều môn học mới, nhiều hình thức giảng dạy khác nhau như dạy tổ hợp môn. Các giáo viên phải vật lộn để đáp ứng yêu cầu này, phần lớn giáo viên các môn học này chưa được bồi dưỡng. Từ đó, dẫn đến tình trạng một môn học có đến 2-3 giáo viên cùng giảng dạy nhưng kiểm tra định kỳ, điểm số, nhận xét cho học sinh thì các giáo viên lại thực hiện chung.

Còn nhiều giáo viên thì cho rằng, việc SGK thay đổi liên tục không chỉ lãng phí mà còn làm khó cho cả thầy cô, học trò và phụ huynh. Giáo viên năm nào cũng phải đi tập huấn nâng cao. Học trò thì chạy hụt hơi với cái được cho là hiện đại. Còn phụ huynh thì không biết làm sao mà phụ giúp con học. Bởi năm ngoái mới tìm hiểu dạy cho đứa lớn, đến đứa nhỏ thì chương trình, nội dung lại khác rồi. Điều này ngay cả với những người có học vấn cao cũng lúng túng.

Chương trình GDPT mới và Luật Giáo dục 2019, Bộ GD-ĐT triển khai “một chương trình, nhiều bộ SGK” là hướng đi đúng, để đa dạng hóa cách tiếp cận, mời gọi nhiều nhà khoa học, nhà giáo cùng viết sách, khuyến khích giáo viên chủ động tìm tòi, sáng tạo trong dạy học.

Nhưng vấn đề không phải là “nhiều bộ SGK” mà là cách chọn sách, dùng SGK. Các địa phương dựa vào danh mục SGK (5 bộ) mà Bộ GD-ĐT đã phê duyệt, căn cứ vào tình hình địa phương để “tự chọn”. Có khi các SGK được chọn không bắt buộc thuộc cùng một bộ. SGK được dịp “nhảy múa”, mỗi trường lại căn cứ vào địa bàn mà chọn cho mình những sách khác nhau. Lại có địa phương năm nay dùng loại SGK này, sang năm dùng loại SGK khác. Như vậy, SGK chỉ dùng một năm, không tái sử dụng được. Còn chưa nói tới lãng phí ở các loại sách tham khảo, sách bài tập mà phụ huynh được gợi ý “nên mua”! Và nay SGK mỗi trường mỗi khác, chưa nói tới chuyện “dạy” cho nhau, ngay việc học khác trường là khó “dạy” nhau. Rồi chuyển trường, tất yếu phải thay sách...

Các chuyên gia giáo dục nhận định, việc cải cách giáo dục ở mỗi giai đoạn đều gắn liền với đổi mới và những đòi hỏi từ lịch sử phát triển đất nước đặt ra. Cải cách là thay đổi cả về mục tiêu giáo dục, nguyên lý giáo dục và hệ thống giáo dục. Còn đổi mới SGK là bám sát và cụ thể hoá chương trình giáo dục theo từng giai đoạn.

Mục tiêu của lần đổi mới này nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả GDPT; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Tuy nhiên, thực tế, dù đã bước sang năm thứ ba thay SGK, nhưng thầy trò vẫn rối bời “vừa chạy, vừa xếp hàng”...

Tranh luận về một hay nhiều bộ sách - trở lại điểm xuất phát?

Hiện nay, một hệ thống mở cho phép sự tham gia của nhiều bên liên quan, cũng đồng nghĩa với sự đóng góp tài lực và trí lực tập thể, là một hệ thống phức tạp hơn nhiều. Đây chính là hàm nghĩa của khái niệm “xã hội hóa” trong giáo dục. Với một hệ thống như vậy, Nhà nước quản lý chặt chẽ CTGD và giám sát việc triển khai chương trình, còn SGK chỉ là một yếu tố đầu vào để triển khai quá trình giáo dục. Hệ thống này cho phép nhiều nguồn SGK để đa dạng hóa tiếp cận văn hóa, tri thức, phương pháp… Việc đầu tư phát triển SGK cũng không chịu bất cứ sự hạn chế nào nhưng sản phẩm phải trải qua quá trình đánh giá, tuyển lọc khắt khe để có thể bước vào nhà trường. Hệ thống mở có nhiều ưu điểm, nhưng cần điều kiện để thực thi.

Một điều đáng chú ý nữa, khi triển khai CTGD phổ thông 2018 với chủ trương nhiều bộ SGK đã có nhiều vướng mắc nhưng ngay lập tức, các thảo luận về SGK và Chương trình ở nhiều cấp lại quay trở về “một bộ sách”. Tranh luận về một bộ sách hay nhiều bộ sách lại trở về điểm xuất phát bởi nó dường như không có điểm neo về định hướng triết lý hệ thống. Vấn đề không phải nằm ở số ít hay số nhiều; vấn đề nằm ở định hướng chiến lược mở hay không mở và chiến lược này còn quyết định hàng trăm yếu tố khác nhau, không phải chỉ SGK và Chương trình.

Đối với CTGD phổ thông 2018, mặc dù thời điểm triển khai Chương trình được lùi lại so với dự kiến hai năm, SGK cũng chỉ có mặt trên thị trường trước khi năm học 2020-2021 bắt đầu khoảng ba tháng. Khoảng thời gian này là quá ngắn, không cho phép việc tập hợp, phân tích cặn kẽ, đầy đủ để có thể đưa ra đánh giá. Chưa kể các bộ sách không có đủ như dự kiến (chỉ có 3 bộ thay vì 5 bộ như kế hoạch điều chỉnh), và mỗi bộ sách được ban hành “cuốn chiếu” nên cũng không đủ cả bộ các năm để có thể đánh giá toàn diện tính hệ thống, tính nhất quán của bộ sách.

Việc không có nhiều tài liệu (các bộ sách) để lựa chọn, sách không có đủ bộ và chỉ được phân phối đến các trường trong thời gian quá ngắn đã khiến cho việc thẩm định, lựa chọn chỉ mang tính hình thức. Trong bối cảnh gấp gáp, vội vã và lúng túng đó, việc kiểm soát tác động của hoạt động quảng cáo, marketing, cho các bộ sách để đảm bảo đánh giá khách quan, chính xác là khó thực hiện”.

TS Đỗ Thị Ngọc Quyên - Nhà nghiên cứu giáo dục độc lập

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.