Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Sáng 25/5, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp cùng Vụ Giáo dục chính trị Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ) tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi trực tuyến “Học sinh với an toàn thông tin” năm 2023.

Phát biểu tại chương trình, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng cho biết, đây là năm thứ hai cuộc thi được tổ chức với mục tiêu xuyên suốt là tạo điều kiện cho các em học sinh trung học cơ sở toàn quốc có thêm kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ khỏi những nguy cơ mất an toàn khi học tập, vui chơi, tương tác trên môi trường mạng Internet.

Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại chương trình.

Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại chương trình.

“Chúng tôi muốn khẳng định rằng bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ, cạm bẫy trên Internet và kiến tạo cho các em một môi trường mạng an toàn, lành mạnh là trách nhiệm chung của tất cả chúng ta, của toàn xã hội”, Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Đức Tuân - Giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), Bộ Thông tin và Truyền thông, nêu rõ, internet đang đi vào mọi mặt đời sống xã hội, nhiều trẻ em có cơ hội tiếp cận và sử dụng internet hàng ngày. Bên cạnh những lợi ích có được từ việc tiếp cận internet, môi trường này cũng đưa đến nhiều mối nguy hiểm cho trẻ em, từ việc tiếp cận tới thông tin tiêu cực, độc hại dẫn tới nguy cơ bị bắt nạt, lừa đảo, thậm chí bị xâm hại, gây nguy hiểm tới tính mạng. Điều đó cho thấy, việc trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng về an toàn thông tin mạng là rất quan trọng. Trong việc xây dựng “năng lực số”, một năng lực thiết yếu của công dân trong thời đại hiện nay thì an toàn thông tin luôn là một trụ cột quan trọng.

Giám đốc VNCERT/CC Nguyễn Đức Tuân phát biểu.

Giám đốc VNCERT/CC Nguyễn Đức Tuân phát biểu.

Giám đốc VNCERT/CC đánh giá, cuộc thi không chỉ tuyên truyền mà còn góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng sử dụng internet an toàn cho học sinh và phụ huynh. Cuộc thi là họạt động thiết thực triển khai “Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 830/QĐ-TTg, ngày 1/6/2021.

“Cục An toàn thông tin mong rằng không chỉ cuộc thi này, mà các hoạt động khác về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng sẽ được lan tỏa nhiều hơn nữa, vì bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng chính là góp phần xây dựng, vun đắp tương lai của đất nước và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân, của toàn xã hội”, ông Nguyễn Đức Tuân bày tỏ.

Theo Ban tổ chức, sau 3 tuần thi chính thức trên trang web thihsattt.vn, cuộc thi “Học sinh với an toàn thông tin” năm 2023 thu hút 740.250 học sinh của 5.417 trường THCS trên cả nước. Kết quả top 100 thí sinh xét trên điểm số và thời gian thi được phân bố ở 41/63 địa phương. Tại chương trình, Ban Tổ chức đã trao giải cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc.

Ban Tổ chức trao giải cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc

Ban Tổ chức trao giải cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc

Trong khuôn khổ chương trình đã diễn ra Toạ đàm “Bảo vệ dữ liệu trẻ em và phòng chống thông tin độc hại trên không gian mạng: Từ chính sách, nhận thức đến công nghệ” và triển lãm trưng bày thông tin, tài liệu về bảo vệ trẻ em trên mạng.

Các cơ quan, đơn vị cam kết chung tay hành động

Các cơ quan, đơn vị cam kết chung tay hành động

Nhân dịp này, các cơ quan, đơn vị tham gia tổ chức cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” đã cùng cam kết chung tay có những hành động thiết thực, hiệu quả để kiến tạo một môi trường an toàn cho trẻ em trên không gian mạng. Theo cam kết, 3 nội dung chính sẽ được các đơn vị tập trung thời gian tới gồm tham gia hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý của Việt Nam về bảo vệ trẻ em trên mạng; hợp tác, huy động sự tham gia của xã hội; tuyên truyền, thúc đẩy nâng cao nhận thức kỹ năng bảo đảm an toàn trên mạng.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?