Chứng khoán tuần tới: Khả năng vượt 1.000 điểm còn bỏ ngỏ

Thị trường tuần qua diễn biến giằng co và đi ngang trong biên độ hẹp. Ảnh:TTXVN
Thị trường tuần qua diễn biến giằng co và đi ngang trong biên độ hẹp. Ảnh:TTXVN
Thị trường tuần qua diễn biến giằng co và đi ngang trong biên độ hẹp.

Dù VN - Index kết tuần tăng điểm nhẹ nhưng thanh khoản ngày càng “teo tóp” khiến động lực tăng trưởng của thị trường yếu đi.

Vì vậy, tuần tới xu hướng giằng co, đi ngang trong biên độ hẹp có thể còn tiếp diễn và khả năng VN - Index vượt 1.000 điểm còn bỏ ngỏ.

Kết thúc tuần giao dịch qua (từ 21 – 25/10) , VN - Index tăng 7,37 điểm lên 996,57 điểm; HNX - Index giảm 0,769 điểm xuống 104,71 điểm. Thanh khoản giảm nhẹ so với tuần trước đó, đạt khoảng hơn 3.900 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn.

Việc thanh khoản sụt giảm cho thấy tâm lý thận trọng của giới đầu tư. Trong bối cảnh các thông tin tốt, xấu đan xen từ thị trường thế giới có thể tiếp tục khiến giới đầu tư thận trọng hơn trong tuần tới. Bên cạnh đó, khi VN - Index tiếp cận vùng điểm 1.000 điểm, cũng là yếu tố cộng hưởng khiến giới đầu tư càng thận trọng trong giao dịch.

Thực tế, thị trường chứng khoán thế giới và trong nước đang chịu ảnh hưởng lớn từ thông tin từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)  giảm lãi suất và những lo ngại về sự suy giảm tăng trưởng kinh tế.

Ngày 25/10, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết, Mỹ và Trung Quốc đang gần hoàn tất một số điều khoản của thỏa thuận thương mại song phương sau cuộc điện đàm giữa các trưởng đoàn đàm phán của hai bên.

Hai bên đã đạt tiến triển trong nhiều vấn đề cụ thể và hai bên đang gần hoàn tất một số điều khoản của thỏa thuận này. Các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục diễn ra ở cấp phó và những người đứng đầu đoàn đàm phán của hai bên sẽ có một cuộc điện đàm khác trong tương lai gần.

Thông tin này đã ngay lập tức hỗ trợ đà tăng cho thị trường chứng khoá, đẩy chỉ số S&P 500 lên gần mức cao kỷ lục đạt được hồi tháng Bảy.

Khép phiên giao dịch cuối tuần (25/10), chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,57% lên 26.958,06 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,41% lên 3.022,55 điểm trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tiến 0,7% lên 8.243,12 điểm.

Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn còn những lo ngại về sự suy giảm tăng trưởng kinh tế. Trong một cuộc thăm dò ý kiến do hãng Reuters tiến hành, các nhà kinh tế cho rằng sự sụt giảm mạnh hơn trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn có nhiều khả năng hơn là sự phục hồi đồng bộ, ngay cả khi nhiều ngân hàng trung ương tung ra các chương trình nới lỏng tiền tệ.

Xét đến nội tại thị trường, nhóm cổ phiếu ngân hàng đang có diễn biến khá tích cực với sự tăng giá mạnh của các mã lớn trong nhóm này như: VCB tăng 3,5%, HDB (3,4%), CTG (1,9%)…

Tuy nhiên, trong nhóm này vẫn còn những mã giảm giá mạnh như: TCB giảm 2,2%, TPB (1,3%), ACB (2,1%), EIB (0,3%)...

Như vậy, nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh ở các mã vốn hóa lớn, trong khi các mã vốn hóa nhỏ hơn thì giảm giá. Diễn biến này là khá tương đồng với thị trường chung, cho thấy sự giằng co vẫn đang diễn ra.

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng có diễn biến tương tự. Trong khi, GAS tăng 1,3%, PVS (1,6%), PVB (0,5%) thì PLX lại giảm 0,2%, PVD (0,9%), POW (0,7%).

Xét đến nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VNM tăng 1,5%, SAB (1,6%), VJC (4,9%), FPT (1,6%), VRE (2%), HPG (2%)... Trong khi đó, VHM giảm 1,2%, MSN giảm 1,8%...

Qua đó có thể thấy, dù nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có nhiều mã tăng giá nhưng vẫn còn những mã vốn hóa rất lớn ở chiều giảm giá. Điều này chứng tỏ xu hướng tăng điểm chưa tạo được sự đồng thuận. Có lẽ tuần tới, diễn biến của thị trường sẽ nghiêng về kịch bản nhóm vốn hóa lớn diễn biến giằng co và đi ngang.

Một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường trong thời gian qua là việc khối ngoại liên tục bán ròng. Trong tuần qua, trên toàn thị trường khối ngoại bán ròng 185,6 tỷ đồng cổ phiếu.

Cụ thể, trên HOSE, khối ngoại bán ròng 124,7 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 36 tỷ đồng. Trên thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng 23 tỷ đồng.

Với diễn biến thị trường hiện tại, nhiều công ty chứng khoán cho rằng, vấn đề lớn của thị trường là thanh khoản. Theo đó, để thị trường tăng điểm thì thanh khoản cần được cải thiện.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt: “VN - Index tiếp tục tăng điểm để tiếp cận vùng kháng cự 997-1.000 điểm một lần nữa. Có thể nhận thấy mức độ tăng điểm là không mạnh cũng như dòng tiền thiếu sự lan tỏa trên diện rộng. Điều này phản ánh tâm lý thận trọng và nghi ngờ của nhà đầu tư khi mà khả năng vượt 1.000 điểm vẫn còn bỏ ngỏ.”

Có góc nhìn khá tương đồng, nhóm phân tích tới từ Công ty cổ phần Chứng khoán MB – MBS cho rằng, nếu dòng tiền được cải thiện trong các phiên tới, xu hướng tăng trưởng của thị trường sẽ được củng cố vững chắc.

Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng vẫn đóng vai trò dẫn dắt và nhóm cổ phiếu được phát hành chứng quyền tiếp tục hút được dòng tiền sẽ là nhân tố giúp thị trường có cơ hội quay lại mốc tâm lý 1.000 điểm.

Các nhà phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội nhận định, có sự giằng co nhất định giữa bên mua và bên bán trên thị trường, chưa có sự đồng thuận thực sự về một hướng. Thanh khoản trong thời gian tới sẽ cần được cải thiện nếu như muốn xu hướng tăng được củng cố và duy trì.

Trong tuần giao dịch tiếp theo (từ 28/10 – 1/11), thông tin quốc tế được mong chờ nhất có lẽ là cuộc họp của Fed để quyết định về việc có tiếp tục hạ lãi suất không sẽ được thông báo kết quá vào sáng thứ 5 ngày 31/10 (theo giờ Việt Nam)./.

Đọc thêm

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.