Chứng khoán Đại Việt lên tiếng vụ PGĐ chiếm đoạt tài sản của khách hàng

“Đây là lỗi vi phạm cá nhân và mang tính riêng lẻ của các nhân viên tại Chi nhánh Hà Nội chứ không phải do sự chỉ đạo hoặc chủ trương của DVSC. DVSC đang tiến hành thu thập thông tin và điều tra về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn của các nhân viên tại Chi nhánh Hà Nội để chiếm đoạt tiền của khách hàng”, văn bản của DVSC gửi báo giới khẳng định.

[links()]“Đây là lỗi vi phạm cá nhân và mang tính riêng lẻ của các nhân viên tại Chi nhánh Hà Nội chứ không phải do sự chỉ đạo hoặc chủ trương của DVSC. DVSC đang tiến hành thu thập thông tin và điều tra về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn của các nhân viên tại Chi nhánh Hà Nội để chiếm đoạt tiền của khách hàng”, văn bản của DVSC gửi báo giới khẳng định.

VP giao dịch của
VP giao dịch của DVSC tại Hà Nội

DVSC không bao che?

Về vụ hai nhà đầu tư gửi đơn tố cáo ông Đặng Kim Khoa, Phó giám đốc Chi nhánh Hà Nội của Công ty Chứng khoán Đại Việt (DVSC) mà PLVN đã thông tin, đại diện DVSC đã có công văn số 65 phản hồi báo giới.

Nội dung công văn này xác nhận: ngay sau khi nhận được những khiếu nại ban đầu của hai khách hàng ( Cường- Uyên- pv), DVSC đã tiến hành kiểm tra thông tin và thẩm vấn các nhân viên có liên quan là ông Đặng Kim Khoa –Giám đốc Chi nhánh, bà Đặng Thị Mai Hương – nhân viên giao dịch và bà Nguyễn Thị Ngọc Mai – nhân viên kế toán.

 Theo lời tường trình của những nhân viên này thì vụ việc xảy ra như sau:

Đối với Khách hàng Trần Ngọc Cường: ông Cường mở tài khoản giao dịch chứng khoán số 016C086226 tại DVSC – chi nhánh Hà Nội ngày 26/3/2013. Sau đó, ngày 27/3/2013, ông Cường chuyển khoản số tiền là 599.967.002 đồng vào tài khoản tiền được kết nối với tài khoản giao dịch chứng khoán số 016C086226 (tài khoản tiền do Ngân hàng quản lý). Ngay trong ngày 27/3/2013, ông Đặng Kim Khoa – Phó Giám đốc Chi nhánh Hà Nội vào thời điểm đó – đã đề nghị bà Hương và bà Mai lập Phiếu chuyển khoản.

Theo Phiếu chuyển khoản này thì Bên đề nghị chuyển khoản là ông Trần Ngọc Cường và bên nhận chuyển khoản là ông Đặng Kim Khoa với nội dung chuyển toàn bộ khoản tiền 599.967.002 đồng  từ tài khoản số 016C086226 sang tài khoản 016C081113 của ông Khoa. Trên Phiếu chuyển khoản có chữ ký của bà Hương tại mục “Nhân viên giao dịch”, chữ ký bà Mai tại mục “Kế toán”, chữ ký ông Khoa tại mục “Giám đốc”; riêng tại mục “Người đề nghị” thì không có chữ ký ông Cường mà chỉ có chữ ký nháy của ông Khoa.

Ông Khoa cũng cam kết là sẽ yêu cầu ông Cường ký bổ sung vào Phiếu đề nghị chuyển khoản sau khi chuyển khoản xong. Bà Hương và bà Mai cho rằng do ông Khoa và Ông Cường có mối quan hệ thân thiết nên đã đồng ý thực hiện lệnh chuyển khoản của ông Khoa. Ngay trong ngày, ông Khoa đã thực hiện việc rút toàn bộ tiền ra khỏi tài khoản 016C081113. Tuy nhiên, theo tường trình của bà Hương và bà Mai đối với Công ty thì sau đó hai bà có đề nghị ông Khoa liên hệ với ông Cường để bổ sung chữ ký vào Phiếu chuyển khoản nhưng ông Khoa luôn trốn tránh.

Phiếu chuyển tiền vào tài khoản của ông Khoa
Phiếu chuyển tiền vào tài khoản của ông Khoa đã được thực hiện khi không có chữ ký đề nghị của khách hàng

Đối với Khách hàng Lê Thị Uyên: bà Uyên mở tài khoản giao dịch chứng khoán số 016C088383 tại DVSC – Chi nhánh Hà Nội vào ngày 02/01/2013. ngày 28/02/2013, bà Uyên chuyển khoản số tiền là 299.934.000 đồng vào tài khoản tiền được kết nối với tài khoản giao dịch chứng khoán số 016C088383 (tài khoản tiền do Ngân hàng quản lý). Cùng ngày ông Đặng Kim Khoa cũng đề nghị bà Hương và bà Mai lập Phiếu chuyển khoản để chuyển khoản tiền trên sang tài khoản của ông Khoa. Các tình tiết khác của vụ việc cũng tương tự như vụ việc của ông Trần Ngọc Cường.

Như vậy, ông Đặng Kim Khoa, bà Đặng Thị Mai Hương và bà Nguyễn Thị Ngọc Mai đã vi phạm nghiêm trọng quy trình làm việc của DVSC, thể hiện bằng việc chuyển khoản tiền ra khỏi tài khoản của Khách hàng khi chưa có sự đề nghị hợp lệ của Khách hàng. Đây là lỗi vi phạm cá nhân và mang tính riêng lẻ của các nhân viên tại Chi nhánh Hà Nội chứ không phải do sự chỉ đạo hoặc chủ trương của DVSC. DVSC đang tiến hành thu thập thông tin và điều tra về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn của các nhân viên tại Chi nhánh Hà Nội để chiếm đoạt tiền của Khách hàng.

Ai có trách nhiệm hoàn trả lại tiền cho nhà đầu tư?

Đại diện DVSC khẳng định : nếu sự việc đúng như phán ánh trong Đơn của đầu tư thì DVSC sẽ có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền mà nhà đầu tư đã nộp vào tài khoản. Tuy nhiên, trước khi thực hiện công việc này thì DVSC phải làm rõ trách nhiệm của từng cá nhận trong vụ việc này.

Để xác định rõ hành vi của từng cá nhân, DVSC có đề nghị, nhà đầu tư  xuất trình CMT bản gốc, kiểm tra thông tin khách hành trên phiếu rút, nộp, chuyển khoản, nhận bút toán vào hệ thống.

DVSC cũng tái khẳng định: theo Quy trình của DVSC thì chỉ có Khách hàng hoặc Đại diện ủy quyền (ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản) mới được đề nghị DVSC thực hiện việc rút, chuyển khoản tiền ra khỏi tài khoản của khách hàng.

Đồng thời cam kết: “tài sản của Khách hàng gửi DVSC đúng quy trình sẽ được DVSC bảo toàn và hoàn trả lại đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật; không hề có việc DVSC chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Tuy nhiên, chúng tôi cần thêm thời gian để tiếp tục thu thập thông tin và đề nghị cơ quan pháp luật có thẩm quyền điều tra hành vi vi phạm pháp luật của các nhân viên và những người có liên quan. Theo nhận định ban đầu của chúng tôi thì đây là vụ vi phạm pháp luật mang tính tổ chức, trong đó những người có liên quan đến vụ việc đã lợi dụng danh nghĩa của DVSC để chiếm đoạt tiền”.

Cần nói thêm rằng, cùng với việc ông Lê Hồ Khôi, TGĐ chứng khoán Tràng An ( TAS) bị bắt vì chiếm đoạt tiền của khách hàng, việc ông Đặng Kim Khoa, PGĐ DVCS chi nhánh Hà Nội dùng thủ đoạn tương tự chiếm đoạt tiền của khách hàng trong tài khoản mở tại DVCS một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động cho các nhà đầu tư chứng khoán.

Ngay sau khi thông tin về nghi án PGĐ Đặng Kim Khoa chiếm đoạt tiền của khách hàng rồi biệt tích lan lên sàn chứng khoán, nhiều khách hàng của DVSC ngay lập tức đã ngưng đầu tư vào DVSC và chuyển sang giao dịch ở  những công ty chứng khoán uy tín khác.

PLVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

Cần xem lại hoạt động của DVSC

Mới đây, Công ty cổ phần Chứng khoán Đại Việt (DVSC), Thành phố Hồ Chí Minh đã bị phạt vì thực hiện đặt lệnh giao dịch cho một số khách hàng mở tài khoản tại công ty nhưng trên phiếu đặt lệnh không có chữ ký của khách hàng và được đóng dấu “Lệnh đặt qua điện thoại”, không thể hiện thời gian nhận lệnh. Đồng thời, công ty cũng không có bằng chứng ghi âm về việc đặt lệnh qua điện thoại này.

Việc PGĐ của DVSC chuyển tiền của khách hàng vào tài khoản của mình mà không có chữ ký của khách hàng cho thấy những sai phạm lớn tại đơn vị  này. UBCK cần nhanh chóng vào cuộc, kiểm tra, làm rõ.

Anh Phương- Nhật Nam

Đọc thêm

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…