Chùa Một Cột nguyên thủy cột gỗ hay cột đá?

Chùa Một Cột nguyên thủy cột gỗ hay cột đá?
(PLO) -Trong tác phẩm “Nhớ và ghi về Hà Nội”, tác giả Nguyễn Công Hoan viết: “Ngày bé, mình xem Chùa Một Cột, thấy cái cột bằng gỗ, chứ không xây như bây giờ. Cột mà xây thì còn gì là hay nữa”.
Đại Việt sử kí toàn thư chép: Năm 1049, vua Lý Thái Tông cho xây chùa Diên Hựu. Trước đấy, vua chiêm bao thấy phật Quan Âm ngồi trên toà sen, dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, vua đem việc ấy nói với bầy tôi. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua dựng cột đá ở giữa ao, làm toà sen của Phật Quan Âm ở trên cột, giống như đã thấy trong mộng. 
Theo sách “Tuyển tập văn bia Hà Nội”, một tấm bia, khắc năm 1665, kể rằng: "Năm đầu niên hiệu Hàm Thông đời Đường..., dựng một cột đá ở giữa hồ. Trên cột xây một toà lầu ngọc, trong đó đặt tượng Phật Quan Âm để thờ cúng".
Chùa được sửa chữa nhiều lần. Năm 1847: "May nhờ các quan Đốc bộ đường trước nay và các viên văn vũ bản tỉnh, xúc cảm trước cảnh chùa, phát lòng bồ đề, gia công tu bổ, khiến cho cửa Thiền lộng lẫy, tượng Phật huy hoàng, sánh với hoàng đô muôn đời bất diệt, so cùng cột đá, lâu mãi vững bền. Công này, đức này, tiếng để ngàn năm".
Chùa Một Cột bị phá hoại năm 1954
 Chùa Một Cột bị phá hoại năm 1954
Cái cột đá của chùa Một Cột đã có từ thời nhà Lý, hay trễ nhất cũng là từ thế kỉ 17. 
Tháng 5 năm 1884, bác sĩ Hocquard dạo chơi quanh Hà Nội, có ghé thăm chùa Diên Hựu. Vị này thuật lại: "Hai cụ từ giữ chùa ở trong một ngôi nhà rất ngộ nghĩnh. Nhà được xây cất trên cột đá dựng giữa một cái ao đầy bèo và sen. Trông như một cái tổ chim. Ngôi nhà được mấy thanh gỗ ngang gắn vào cột đá chống đỡ. Giống mấy cái nan ô được gắn vào cán ô".  Thì ra ngày xưa, đã có lúc chùa Một Cột được dùng làm chỗ ở của người trông coi chùa Diên Hựu. 
Mấy tấm ảnh của Hocquard, của Dieulefils (Indochine pittoresque & monumentale ( Annam - Tonkin ), của trường Viễn Đông Bác Cổ, của bưu ảnh, chụp trong khoảng từ cuối thế kỉ 19, sang đầu thế kỉ 20, cho đến năm 1950, đều cho thấy cái cột đá. Chưa thấy tài liệu nào đả động đến cái cột gỗ của Nguyễn Công Hoan. 
Năm 1954, thực dân Pháp sửa soạn rút khỏi Hà Nội. Ngày 11/9/1954, chùa Một Cột bị đặt chất nổ! Tan tành. Cái cột bị huỷ hoại, theo tác giả Philippe Papin trong sách “Histoire de Hanoi”. 
Rất may, thông tin của Papin không hoàn toàn chính xác. Có người chụp ảnh chùa bị phá. Cột đá chỉ hơi bị nghiêng. Hai tảng đá vẫn còn nguyên vẹn.  
Chùa Một Cột năm 1884
 Chùa Một Cột năm 1884
Năm 1955, chùa Một Cột được xây cất lại. Chuyên viên Sở Bảo Tồn Cổ Tích Nguyễn Bá Lăng được uỷ nhiệm nghiên cứu họa đồ và điều khiển công trường. Chính ông Nguyễn Bá Lăng đã công nhận trong sách “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam”: 
"Thành phần (của chùa Một Cột) mà ta có thể tin được là nguyên vẹn từ triều (Lý) này thì chỉ có cây cột đá gồm hai khúc tròn chồng khớp lên nhau đường kính 1m20 đội toà chùa bên trên như thể một cái cuống đưa đoá hoa sen nổi trên mặt một hồ nước vuông nhỏ mỗi bề rộng khoảng 16m". 
Ai phá hoại chùa Một Cột ? Nhiều người nghi là quân đội Pháp. Nghi vấn này bị tác giả Duyên Anh trong sách “Ca dao quyện lấy miếng ngon dân tộc” bác bỏ: “Cuối năm 1954, có người gài mìn cho nổ sập Chùa Một Cột. Người chủ mưu vụ phá hoại này sau đó bị bắn chết ở Tân Sơn Nhất hôm di cư vào Nam”.
Chùa Một Cột bị phá nhưng cái cột đá vẫn hiên ngang đứng giữa đất trời. Ngạo nghễ giữa bùn, sen, mưa, nắng! 
Và nhà văn Nguyễn Công Hoan nhớ sai. Cột đá mới vững, mới bền, mới... hay! 

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.