Chữa bệnh bằng cách chích nhang, đá vào vùng kín

“Thầy” cho người bệnh nằm xuống, đổ nước lã vào miệng, rồi dùng nhang đốt, chích vào người, kết hợp với việc… đấm đá túi bụi vào thân thể để… đuổi tà ma. Những kiểu trị bệnh như thế đang diễn ra âm thầm nhưng khá phổ biến ở tỉnh Tây Ninh.
 
 
“Thầy” cho người bệnh nằm xuống, đổ nước lã vào miệng, rồi dùng nhang đốt, chích vào người, kết hợp với việc… đấm đá túi bụi vào thân thể để… đuổi tà ma.
Đuổi tà bằng... chích nhang và đấm đá
Ngày 13/7, bà Trần Thị Nữ Thanh, năm nay 46 tuổi, ngụ xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng gửi đơn đến Toà soạn Báo Tây Ninh tố cáo một ông “thầy” tên là Định, ngụ cùng xã đã gây tổn hại sức khoẻ cho bà.
Theo lời bà Thanh: Đầu tháng 6/2012, bà tìm đến nhà “thầy” Định ở ấp Gia Tân để nhờ trị bệnh. “Thầy” Định phán bà Thanh bị “ma nhập” nên phải ở lại tại nhà “thầy” 14 ngày để điều trị. Suốt thời gian đó, “thầy” thường xuyên cho bà nằm xuống, đổ nước lã vào miệng, rồi dùng nhang đốt, chích vào người bà, kết hợp với việc… đấm đá túi bụi vào thân thể của bà để… đuổi tà ma! Bà Thanh bị đá vào hậu môn, vào vùng kín đến nỗi không thể tiểu tiện được. 
Phần bụng của bà Thanh đầy vết sẹo bỏng do bị “thầy” Định dùng nhang đốt để trị bệnh
Phần bụng của bà Thanh đầy vết sẹo bỏng do bị “thầy” Định dùng nhang đốt để trị bệnh
Mãi đến khi con trai của bà đến thăm, chứng kiến cảnh mẹ mình bị hành hạ tơi bời, thương tích đầy mình, mới hốt hoảng đưa bà đi bệnh viện cấp cứu. Các y, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Gò Dầu đã phải đặt ống thông tiểu cho bà Thanh. Kết quả chẩn đoán, bà Thanh bị chấn thương đầu và phỏng cấp độ 1 (do bị chích tàn lửa nhang). Sau 7 ngày điều trị, sức khoẻ bà Thanh mới dần hồi phục và được xuất viện trở về.
Trưa 17/7, chúng tôi đã thử thâm nhập điểm trị bệnh nhà “thầy” Định để tìm hiểu phương pháp trị bệnh quái đản của ông thầy này. Thấy chúng tôi, một bé trai xưng là cháu “thầy” Định bảo “thầy” đang ở trong nhà, nhưng bà Chi- vợ “thầy” kiếm cớ từ chối không cho gặp. Chúng tôi xin số điện thoại của “thầy”, bà cũng từ chối với lý do “không nhớ số”. Hỏi về việc trị bệnh của ông “thầy”, bà Chi thừa nhận chồng bà có “thâm niên” hành nghề trị bệnh đuổi tà ma” đã gần 10 năm.
Bà “cố tổ” ở Ninh Sơn
Chiều ngày 18/7 trong vai khách đi xem bói, chúng tôi đến nhà bà thầy Phạm Thị Mai, 51 tuổi, ngụ ấp Ninh Tân, xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh để nhờ coi cho một quẻ về đường làm ăn. Căn nhà của bà thầy nằm ẩn sau lán trại nuôi cút của một người dân địa phương.
Thoạt nhìn ngôi nhà, đã thấy “hơi hướng” của... thầy bà. Trước nhà là một dãy tượng phật. Trong nhà cũng rất nhiều bàn thờ. Sau khi thắp nhang trên bàn thờ tổ, bà thầy- tự xưng là bà... cố tổ (nhập về) bắt đầu xem quẻ cho nữ đồng nghiệp của tôi.
Bà “cố tổ” sau một hồi huyên thuyên phán những chuyện... tào lao, rồi lấy giấy viết ra, ghi nguệch ngoạc vài dòng và nói: Cố tổ yêu cầu nữ phải cúng sao hạn và... động thuỷ tề 300.000 đồng, sau đó mỗi tháng còn phải mua nhang đèn, hoa quả đến cúng mới được. Tôi làm mặt ngây thơ, hỏi: động thuỷ tề là gì vậy, bà cố tổ?. Bà “cố tổ” giải thích: Đó là động diêm vương trả hồn, trả trí nhớ lại cho mình.
Thấy “cố tổ”... đòi tiền gắt quá, chúng tôi tìm cớ thoái thác, chỉ để vài chục ngàn đồng lên bàn, rồi lật đật ra về không hẹn ngày trở lại.
Chữa bệnh kiểu… liều mạng
Lần theo những tin đồn đại, chúng tôi tìm đến nhà ông “thầy” Hồ, có tiếng là trị bệnh tà ma giỏi ở ấp Phước Hội, xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu. Nhà “thầy” là một căn nhà tường nhỏ, vách chưa tô xi măng, nằm heo hút trong một xóm ruộng. Khi chúng tôi đến, “thầy” ở trần nằm tòn ten trên võng hút thuốc. Quan sát, chúng tôi thấy trước sân nhà thầy có thờ tượng Phật bà Quan Âm, một cái miếu thờ tượng một con cọp. Trong nhà bày biện bàn thờ Cửu huyền thất tổ và “Ngũ công vương phật”.
Thấy có khách lạ, “thầy” Hồ vào mặc áo rồi bước ra dè dặt mời uống trà, hỏi vòng vòng chừng để thăm dò đối tượng coi có phải… công an không. Chừng đã yên tâm, thầy mới bắt tay vào việc. Nghe tôi khai bệnh xong, thầy dùng rượu đế phun phèo phèo lên khắp người tôi, rồi cầm nắm nhang huơ vòng vòng, giậm giậm chân, ra khẩu lệnh: “Chuyển tà ma, nóng nảy ra khỏi người. Chuyển! Chuyển!”.
Tôi làm bộ ngả nghiêng người như có ma đang chuyển trong mình thật và nói cho thầy biết cả người tôi nóng ran, đầu óc như quay cuồng (dĩ nhiên là… nói dóc). Thầy có vẻ phấn khởi, bảo: “Đó là có dấu hiệu của bề trên nhập vào để xua đuổi tà ma”.
Trong giờ “giải lao” trước khi tiếp tục công việc trị bệnh, “thầy” Hồ vui chuyện, kể về cái nghề như thế này đã được… 25 năm. Cuối năm 2011, khách đến đây đông nghẹt, nhiều khi “thầy” phải trị bệnh đến nửa đêm mới xong. Có lần “thầy” bị công an bắt quả tang và bị cảnh cáo. Từ đó thầy đi làm thợ hồ để kiếm tiền nuôi con nhưng thỉnh thoảng có bệnh nhân tìm đến nhờ chữa trị thì thầy cũng không nỡ “thấy bệnh mà không cứu”(?). Đặc biệt, thầy còn “đào tạo thành công” đứa con riêng của vợ, tên Tấn, mới 9 tuổi theo nghề “thầy bà”.
Trong lúc “bắt mạch” cho tôi, “thầy” Hồ bảo Tấn ra sau lưng tôi nhắm mắt lại xem có vong hồn nào theo không?. Sau một lúc nhắm mắt “luyện nhãn”, cậu nhóc trả lời: Có thấy một bóng đen đang theo. Và “thầy” Hồ đã phán rằng: Tôi đang bị cái vong ấy theo phá, dặn tôi mai mốt nhớ quay lại để thầy làm phép trừ đuổi tà ma cho.     
Gần nhà “thầy” Ba Đớt (ở ấp Khởi Trung, xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu) - người vừa bị chính quyền địa phương đưa ra công khai hoá trước dân vì đã có hành vi chữa bệnh kiểu mê tín dị đoan, thời gian gần đây nổi lên một bà “thầy” khác. Đó là bà Hạ, năm nay 33 tuổi. Chúng tôi đến nhà bà “thầy” này vào chiều ngày 17/7 vừa qua. Nhìn nữ đồng nghiệp của tôi, bà “thầy” Hạ phán ngay: “Nhìn đúng là có căn rồi”.
Theo Tây Ninh Online

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.