Chú trọng xây dựng các mô hình học tập với chất lượng cao hơn

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các điển hình hiếu học trên toàn quốc. Ảnh: VOV
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các điển hình hiếu học trên toàn quốc. Ảnh: VOV
(PLVN) - Sáng nay 30/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp mặt 294 đại biểu về Hà Nội dự Hội nghị biểu dương các mô hình học tập toàn quốc.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận, đánh giá cao những thành tích, kết quả đạt được của các cấp Hội và phong trào khuyến học và biểu dương các tấm gương học tập tiêu biểu trên các lĩnh vực, trong các tầng lớp Nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, những người đang lao động, học tập, sinh sống ở trên khắp mọi miền tổ quốc, đặc biệt là những đại biểu xuất sắc.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng tại những địa phương có phong trào xây dựng các mô hình học tập phát triển, người dân đoàn kết, hỗ trợ nhau trong học tập và đời sống, từ đó, tăng cường mối quan hệ thân thiện, gắn kết, giúp đỡ giữa mọi người và trong cộng đồng.

Việc xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng thôn, bản, tổ dân phố và đơn vị học tập là động lực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển, góp phần đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân xây dựng nông thôn mới và khối phố văn minh, khu dân cư văn hóa.

GS. TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, Đại hội biểu dương 294 tấm gương học tập tiêu biểu ở các mô hình học tập trên toàn quốc là kết quả của quá trình dài 7 năm thực hiện đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020".

294 đại biểu tiêu biểu cho 4 mô hình học tập về dự Đại hội lần này là những tấm gương sáng đại diện cho gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị về tinh thần ham học, tự học, vượt khó vươn lên để có kết quả học tập tốt, nghiên cứu, vận dụng kiến thức khoa học vào sản xuất, kinh doanh, vào công tác ở các cơ quan hoặc vào đổi mới phương pháp giảng dạy, chăm lo cho học sinh.

Theo Chủ tịch Quốc hội, thời gian tới, để đưa đất nước vượt qua khó khăn, vững bước tiến vào giai đoạn phát triển mới, cần phải có những đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ được Đảng, Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu, là một động lực thúc đẩy và điều kiện cơ bản để bảo đảm thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Bên cạnh việc nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực này, cũng cần chú trọng đẩy mạnh hơn nữa sự học trong Nhân dân bằng việc tiếp tục xây dựng các mô hình học tập với chất lượng cao hơn; tuyên truyền, động viên, khuyến khích mọi người dân, mọi gia đình, dòng họ, các cơ quan, đoàn thể, các doanh nghiệp, doanh nhân tham gia học tập suốt đời, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần phải xác định học tập là nhiệm vụ quan trọng, là con đường duy nhất để tiến bộ và phát triển, là nhu cầu cấp thiết của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời.

Hội Khuyến học cũng cần chú trọng và làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức để người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, lợi ích để tích cực, tự nguyện, tự giác tham gia phong trào khuyến học, khuyến tài; từ đó thu hút được sự chung tay của toàn xã hội để có thêm nhiều nguồn lực cho hoạt động. Đồng thời, phát hiện, giới thiệu, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cách làm hay, mô hình sáng tạo, hiệu quả trong việc xây dựng xã hội học tập từ cơ sở."

Đọc thêm

Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Đổi mới cần gắn với yêu cầu của xã hội

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu kết luận Hội nghị. (Ảnh: TA).
(PLVN) -Không thể phủ nhận những kết quả to lớn sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, một số mục tiêu đề ra tại Nghị quyết này vẫn chưa thực hiện được, nhất là vấn đề “thực học, thực nghiệp”. Nói cách khác, chủ trương đúng nhưng hiểu và vận dụng chưa thông.

Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Nội dung thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 bám sát nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ GD&ĐT vừa tổ chức họp báo công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, mỗi thí sinh sẽ thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn.

'Lộ' phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù theo thông báo của Bộ GD&ĐT, 16h30 hôm nay, 29/11, mới công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Tuy nhiên, xã hội đã lan truyền phương án thi tốt nghiệp theo hình thức 2+2, gồm 2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn.

Quán quân cuộc thi VMoot 2023 gọi tên Đại học Luật Hà Nội

Quán quân cuộc thi VMoot 2023 gọi tên Đại học Luật Hà Nội
(PLVN) - Sáng 27/11, vòng chung kết cuộc thi Phiên tòa giả định cấp Quốc gia - VMoot lần thứ VII năm 2023 do trường Đại học Luật TP HCM tổ chức diễn ra kịch tính. Đội thi đến từ Trường Đại học Luật Hà Nội đã xuất sắc đoạt giải nhất năm nay.

Năm 2024, Hà Nội tuyển sinh đầu cấp trực tuyến

ình trạng trăm phụ huynh chen lấn tranh suất học lớp 10 cho con tại Hà Nội. (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố rà soát, chuẩn bị tốt các điều kiện để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng tuyển sinh lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm học 2024-2025 bằng hình thức trực tuyến.

“Gồng mình” cho con học trường quốc tế

Nhiều phụ huynh đang “gồng mình” cho con học trường quốc tế. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo DT)
(PLVN) - “Du học” hay “trường quốc tế” đã trở thành giấc mơ của nhiều phụ huynh Việt Nam. Có những gia đình đầu tư cho con học môi trường song ngữ từ nhỏ, du học từ năm cấp II, cấp III...

“Bằng đỏ” xưa và nay

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Với nhiều thế hệ ở nước ta, từng có thời sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà) không thể so sánh với “bằng đỏ”.

2 tân phó giáo sư trẻ nhất năm 2023

TS Nguyễn Thị Hồng Nhâm - giảng viên Khoa Tài chính, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh là một trong hai ứng viên phó giáo sư trẻ nhất sinh năm 1990.
(PLVN) - Hai tân Phó Giáo sư trẻ nhất năm 2023 đều sinh năm 1990 và cùng ngành kinh tế, gồm: Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhâm, giảng viên Khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh và Tiến sĩ Lê Thanh Hà, giảng viên Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân...

Phụ huynh 'đổi vai' để thấu hiểu giáo viên

Một buổi phụ huynh thử làm giáo viên tại Trường Mầm non ở TP Hồ Chí Minh. (Nguồn ảnh: P.T. - Phunuonline)
(PLVN) -  Bên cạnh những phụ huynh luôn đồng hành cùng nhà trường trong giáo dục con em thì vẫn còn không ít bậc cha mẹ cho rằng: con đã đến trường, nghĩa là “giao khoán” con cho nhà trường, các thầy, cô giáo phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về năng lực học hành, hành vi ứng xử và cả sự... an toàn của con cái mình.