Chú trọng phát huy dân chủ trực tiếp trong bầu cử

 Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu phát biểu tại Hội thảo
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu phát biểu tại Hội thảo
(PLVN) - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo chuyên đề “Bảo đảm thực hiện, phát huy quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng thảo luận làm sáng tỏ mối quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và dân chủ, thực hành dân chủ XHCN; luận giải về vai trò chủ thể của nhân dân và dân chủ, thực hành dân chủ trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam…

Theo GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là sự nghiệp, khát vọng của nhân dân Việt Nam; khẳng định quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân... Đây không chỉ là sự nghiệp của Đảng và của Nhà nước mà trước hết và trên hết là sự lựa chọn của nhân dân, sự nghiệp của nhân dân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có thành công hay không phần lớn do nhân dân quyết định và thực hiện.

GS.TS Võ Khánh Vinh cũng đề cập tới những vấn đề đặt ra đối với xác định quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện, phát huy quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Theo ông, cần tăng cường đối thoại với nhân dân dưới các hình thức phù hợp; thể chế hóa cơ chế đối thoại với nhân dân; quy định trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý của cán bộ các cấp trong đối thoại với nhân dân… Đây là hình thức dân chủ trực tiếp mà thông qua đó nhân dân tham gia thực hiện quyền lực của mình, tham gia giám sát, phản biện việc thực hiện quyền lực được ủy quyền. Bên cạnh đó, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội do nhân dân sáng lập để tham gia giải quyết những vấn đề phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội. Thể chế hóa, pháp lý hóa một cách cụ thể, rõ ràng các hình thức dân chủ, các cơ chế pháp lý của việc thực hiện dân chủ, đặc biệt dân chủ ở cơ sở.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu cho rằng, cần phải làm rõ vai trò Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ để làm rõ vai trò của Nhà nước pháp quyền. Đề tài yêu cầu giải quyết hai vấn đề lớn trong phát huy dân chủ và vai trò chủ thể của nhân dân. Vai trò chủ thể đã được nghiên cứu từ khi xây dựng Hiến pháp năm 2013. Những nghiên cứu đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục nghiên cứu để làm rõ hơn nội dung về quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đặc biệt, cần chú trọng phát huy dân chủ trực tiếp trong bầu cử, đảm bảo thực chất, có cơ chế giám sát đối với đại biểu dân cử, trong đó nhấn mạnh đến vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập
(PLVN) -  Sáng 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Thời cơ vàng để tinh gọn bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm.
(PLVN) - Trong chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu, dẫn chứng vô cùng thuyết phục.

Thanh niên ưu tú toàn quốc phấn khởi lên đường nhập ngũ

Thanh niên ưu tú toàn quốc phấn khởi lên đường nhập ngũ
(PLVN) - Ngày 13 - 14/2/2025, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã long trọng tổ chức lễ giao quân năm 2025. Với sự chuẩn bị chu đáo, tích cực trong không khí vui tươi phấn khởi các địa phương đã hoàn thành tốt chỉ tiêu giao, nhận quân năm 2025.

Cần cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ điện hạt nhân Ninh Thuận

Quang cảnh phiên họp sáng 14/2. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án đặc biệt quan trọng, có công nghệ phức tạp, chỉ một số ít quốc gia sở hữu; nhu cầu vốn đầu tư rất lớn và lần đầu tiên được đầu tư xây dựng tại nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện.

Động lực phát triển mới từ Nghị quyết 57-NQ/TW

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã, đang có những thành công vượt bậc về lĩnh vực đổi mới sáng tạo (ĐMST). Chỉ số ĐMST toàn cầu (GII) của Việt Nam cải thiện tích cực. Năm 2024, Việt Nam có thứ hạng GII là 44, tăng 2 bậc so với năm 2023. Trong 11 năm qua, tính từ năm 2013, thứ hạng GII của Việt Nam tăng 32 bậc (từ vị trí 76 lên 44).

Sắp xếp, tinh gọn là để bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại thảo luận Tổ. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Sáng 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong chiều 13/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, đại diện Chính phủ đã trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường
(PLVN) -  Chiều 13/2, ông Trịnh Minh Mạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao - đơn vị chủ trì sự kiện cho biết, sự kiện Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (ASEAN Future Forum - AFF 2025) sẽ được tổ chức trong hai ngày 25 - 26/2/2025 tại Hà Nội với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động” .

Bộ Ngoại giao thông tin về nhiều hoạt động đối ngoại nổi bật

 Bộ Ngoại giao thông tin về nhiều hoạt động đối ngoại nổi bật
(PLVN) - Chiều 13/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Phạm Thu Hằng đã thông tin về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, trong đó nổi bật có chuyến thăm chính thức đến Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane từ ngày 12-17/2; Việc Mỹ dừng các dự án USAID ở Việt Nam

Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích Từ Lương Xâm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích Từ Lương Xâm
(PLVN) - Tối 12/2, UBND quận Hải An (TP Hải Phòng) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự sự kiện.

Tư duy mới tiến bộ trong xây dựng pháp luật

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
(PLVN) -  Hôm qua (12/2), sau phiên khai mạc Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV thảo luận tại Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL, sửa đổi); Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có những chia sẻ rất đáng chú ý về vấn đề này.

Có khoảng 5.000 văn bản cần sửa đổi, bổ sung để bộ máy mới hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu thảo luận tại Tổ. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Theo Chủ tịch nước Lương Cường, mục đích tổ chức sắp xếp, tinh gọn lại bộ máy là bộ máy mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn bộ máy cũ. Để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, hiện chúng ta còn những vướng mắc về thể chế. Liên quan Nghị quyết 18 của Trung ương có tới khoảng 5.000 luật, văn bản dưới luật, trong đó, có hơn 200 luật cần phải sửa đổi, bổ sung.

Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi): Phải có tầm nhìn, định hướng 50 - 100 năm

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, công tác quản lý đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dụng phải thống nhất. (Ảnh: VGP/Minh Khôi)
(PLVN) -  Phát biểu tại cuộc họp về Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), chiều 11/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Dự thảo Luật phải xác định được những nội dung cốt lõi, có tính khái quát, tầm nhìn, định hướng 50 - 100 năm; dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản"; không đưa vào luật những nội dung quá cụ thể, mang tính kỹ thuật.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 12/2, tại Hà Nội, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9. Kỳ họp dự kiến bế mạc vào ngày 19/2 để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trọng tâm là phục vụ việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 18 của Trung ương.

Phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao: Phải có những giải pháp đột phá

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chủ trì Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chiều 11/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, muốn tăng trưởng thì phải tăng năng suất lao động, trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhân lực chất lượng cao.

Tăng tốc, bứt phá, đổi mới sáng tạo

Tăng tốc, bứt phá, đổi mới sáng tạo
(PLVN) - Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình, phải tăng tốc, bứt phá, đổi mới sáng tạo. Để làm được điều này, phải thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn, chống lãng phí, phát huy mọi nguồn lực và tháo gỡ các “điểm nghẽn”, nhất là “điểm nghẽn” thể chế.