Chú trọng kiểm soát lây nhiễm để bệnh viện không bị “thủng lưới”

Bệnh nhân được sàng lọc khi đến khám tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội.
Bệnh nhân được sàng lọc khi đến khám tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội.
(PLVN) - Bên cạnh kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát lây nhiễm chéo trong bệnh viện là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nhiều bệnh viện đã làm tốt kiểm soát nhiễm khuẩn, nhưng chỉ lơ là một chút là “mất trận địa”.

Nội dung trên được Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh nêu tại buổi tư vấn chuyên môn về chăm sóc, phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 cho các bệnh viện đang điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng, do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức hôm qua (19/8).

Ông Khuê động viên những nỗ lực của đội ngũ cán bộ y tế Đà Nẵng trong suốt 25 ngày qua, nhưng theo ông, chỉ trong 1 tháng, số bệnh nhân mắc Covid-19 tại Đà Nẵng đã tăng cao hơn số bệnh nhân của cả nước trong gần 8 tháng qua.

Giai đoạn đầu, có hai cán bộ y tế mắc Covid-19, không có bệnh nhân tử vong. Hiện nay đã có 30 cán bộ y tế mắc. Đến ngày 18/8 cả nước có 26 ca tử vong (trong đó có 1 ca tử vong đã âm tính 4 lần với SARS-CoV-2).

Bài học lớn đối với hệ thống khám chữa bệnh là giai đoạn đầu Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hồng Ngọc bị đóng cửa, ngay khi bước vào giai đoạn 2 của chiến dịch 4 Bệnh viện của Đà Nẵng đã bị đóng cửa...

Do đó, bên cạnh kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát lây nhiễm chéo trong bệnh viện là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng hiện nay. Nhiều bệnh viện đã làm tốt kiểm soát nhiễm khuẩn, nhưng chỉ lơ là một chút là “mất trận địa” và “thủng lưới.”

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê đề nghị các bệnh viện thực hiện ngay Công  văn số 4393/BYT-KCB về việc tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Bạch Mai cũng lưu ý, Bệnh viện Đà Nẵng phải xác định đây là cuộc chiến lâu dài chứ không phải chỉ diễn ra 1-2 tháng.

Vì vậy, Bệnh viện phải tập trung vào kiểm soát nhiễm khuẩn, phân luồng, cách ly người bệnh. Nếu để tình trạng quá tải diễn ra trong bệnh viện thì sẽ phá vỡ mọi quy tắc về kiểm soát nhiễm khuẩn và lây nhiễm trong bệnh viện.

Các chuyên gia cũng đề nghị cần huấn luyện, bổ sung kiến thức về phòng chống dịch bệnh không chỉ cho cán bộ y tế mà cả đội ngũ cán bộ bảo vệ, trông giữ xe, các bộ phận hỗ trợ... và những câu hỏi bắt buộc dành cho những người đến bệnh viện.

Sau Đà Nẵng, Hội đồng chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn và điều dưỡng sẽ tổ chức tiếp các buổi tư vấn chuyên môn cho Sở Y tế và các bệnh viện ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Thái Bình, Hòa Bình, Khánh Hòa, Trà Vinh, Kiên Giang, Đắk Lắk… 

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.