Chủ tịch tỉnh Cà Mau yêu cầu xử lý dứt điểm các hộ dân tự ý bao chiếm trên đất rừng phòng hộ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo nguồn tin của Báo Pháp luật Việt Nam, ông Huỳnh Quốc Việt - Ủy viên dự khuyết TW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký Công văn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện Trần Văn Thời, U Minh, Phú Tân khẩn trương xử lý dứt điểm việc các hộ dân tự ý bao chiếm khu vực bãi bồi thuộc đất rừng phòng hộ để nuôi sò huyết.
Khu vực 02 hộ dân tự ý bao chiếm nuôi sò huyết nằm trong bờ kè chắn của đê biển Tây.

Khu vực 02 hộ dân tự ý bao chiếm nuôi sò huyết nằm trong bờ kè chắn của đê biển Tây.

Trước đó, tại Công văn số 1658/UBND-NNTN ngày 13/32023, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có yêu cầu ngành chức năng giải tỏa dứt điểm các dụng cụ, vật tư bao chiếm đất rừng phòng hộ trái phép để nuôi sò huyết (cây cọc, lưới bao, nhà chòi, con giống,...); kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ việc vi phạm, không để xảy ra trường hợp tương tự trong thời gian tới.

Do đó, ông Huỳnh Quốc Việt - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện Trần Văn Thời, U Minh, Phú Tân và các đơn vị chức năng khẩn trương rà soát, đảm bảo xử lý dứt điểm; báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 10/4/2023. “Sau thời gian này, nếu chưa hoàn thành việc xử lý hoặc để phát sinh, thủ trưởng sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh” - Công văn 2283/UBND-NNTN nêu rõ.

Sau đó, tại Công văn số 2089/UBND-NNTN ngày 28/3/2023, về việc các hộ dân tự ý bao chiếm khu vực bãi bồi thuộc đất rừng phòng hộ để nuôi sò huyết, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có ý kiến chỉ đạo tại văn số 1658/UBND-NNTN ngày 13/3/2023. Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện Trần Văn Thời và các đơn vị chức năng khẩn trương kiểm tra, xử lý buộc tháo dỡ, trả lại hiện trạng ban đầu.

Người dân tháo dỡ chòi canh giữ sò huyết nằm trong diện tích đất rừng của Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ biển Tây.

Người dân tháo dỡ chòi canh giữ sò huyết nằm trong diện tích đất rừng của Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ biển Tây.

Được biết, Khu vực người dân tự ý bao chiếm nuôi sò huyết kéo dài từ cửa biển Sông Đốc đến đầu kênh Quản Thép với chiều dài bao chiếm gần 2 km (thuộc Khóm 1, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời); 02 hộ là ông N.T.E (sinh năm 1975, lao động tự do, hiện cư ngụ tại Khóm 11, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) đã tự ý báo chiếm 30,50 ha và ông N.V.L (sinh 1959, lao động tự do, hiện đang cư ngụ tại Ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời), tự ý bao chiếm diện 0,3 ha.

Qua kiểm tra, vị trí 02 hộ trên bao chiếm tại khoảnh 16, tiểu khu 5B, đây là khu vực đất rừng phòng hộ đã bị sạt lở, không có cây rừng).

Hành vi chiếm đất rừng sản xuất bị quy định xử phạt tại Điều 14 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, cụ thể là bị xử phạt tiền theo quy định tại khoản 3 Điều 14. Cụ thể: Trường hợp cá nhân lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

Phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm < 0,02 ha; Phạt tiền 5-7 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 đến < 0,05 ha; Phạt tiền 7-15 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 đến < 0,1 ha.

Phạt tiền 15-40 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 đến < 0,5 ha; Phạt tiền 40-60 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 đến < 01 ha; Phạt tiền 60-150 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 ha trở lên.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại Khoản 7 của Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP. Một số biện pháp khắc phục hậu quả có thể kể đến như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm lấn, chiếm. UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm lấn, chiếm đất đai.

Đọc thêm

Gian nan làng nghề làm đá Bửu Long

Gian nan làng nghề làm đá Bửu Long
(PLVN) - Nằm nép mình bên sông Đồng Nai, làng nghề làm đá Bửu Long, thuộc phường Bửu Long, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã trải qua lịch sử hàng trăm năm. Nơi đây, hiện vẫn còn nhiều hộ gia đình tâm huyết với nghề. Nghề đá Bửu Long được xem là làng nghề thủ công lâu đời nhất của vùng đất Đồng Nai, ngày đêm sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo từ đá.

Tuyên Quang xây 78 căn “Nhà nhân ái”

Tuyên Quang xây 78 căn “Nhà nhân ái”
(PLVN) - Nhân dịp chào mừng 78 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024) Hội Chữ thập đỏ tỉnh Tuyên Quang khởi công 78 căn “Nhà Nhân ái” cho 78 hộ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Bí thư Tỉnh Cà Mau yêu cầu các đơn vị hoàn thành đúng tiến độ công trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Bí thư Tỉnh Cà Mau yêu cầu các đơn vị hoàn thành đúng tiến độ công trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc
(PLVN) - Ông Nguyễn Tiến Hải - Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau cùng ông Nguyễn Minh Luân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở, ban, ngành... vừa đi kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau).

Ấm áp những ngôi nhà đại đoàn kết ở Thừa Thiên Huế

Nhiều ngôi nhà đại đoàn kết đã được Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nhân dân...xây dựng và bàn giao cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện A Lưới.
(PLVN) -  Từ sự chung tay góp sức của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, mạnh thường quân và nhân dân, nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được hỗ trợ làm nhà mới khang trang, ấm áp nghĩa tình, tạo điều kiện cho họ “an cư, lạc nghiệp”, vươn lên thoát nghèo.

Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn

Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn
(PLVN) - Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nuôi trồng, chế biến dược liệu. Các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã giúp đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào canh tác, sơ chế, chế biến cây dược liệu.

Đề xuất phương án xây dựng quốc lộ 5 trên cao

Quốc lộ 5 là tuyến giao thông huyết mạch của khu vực phía Bắc. (Ảnh: Thanh Sơn)
(PLVN) -   Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hải Dương vừa đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, sớm quy hoạch và đầu tư quốc lộ 5 theo phương án đường trên cao. Hiện quốc lộ 5 có lưu lượng thực tế hiện nay khoảng 90.000 xe/ngày đêm, vượt hơn 6 lần lưu lượng thiết kế.