Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Áo, Italia và Tòa thánh Vatican

Lễ tiễn Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân tại sân bay quốc tế Fiumicino, Italia. Ảnh: TTXVN
Lễ tiễn Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân tại sân bay quốc tế Fiumicino, Italia. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Sáng nay, 29/7, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Áo, thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Italia và thăm Tòa thánh Vatican.

Trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, chuyến thăm chính thức Cộng hòa Áo, thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Italia và thăm Tòa thánh Vatican của Chủ tịch nước đã đạt được những kết quả hết sức tốt đẹp, tạo động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, ổn định, bền vững.

• Xin Bộ trưởng cho biết ý nghĩa chuyến thăm chính thức Cộng hòa Áo, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Italia và thăm Tòa thánh Vatican của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng?

- Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Áo Alexander Van dar Bellen, Tổng thống Cộng hòa Italia Sergio Mattarella và Giáo hoàng Francis, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Cộng hòa Áo, thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Italia và thăm Tòa thánh Vatican từ ngày 23 đến 28/7.

Đây là chuyến thăm Áo đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam trong 15 năm qua và là hoạt động trao đổi đoàn cấp Nguyên thủ đầu tiên với Italia và Vatican trong vòng 7 năm qua.

Diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, chuyến thăm là minh chứng rõ nét của chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đề ra tại Đại hội XIII, thể hiện chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Áo, quan hệ Đối tác chiến lược với Italia cũng như quan hệ với Tòa thánh Vatican.

Có thể nói, chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước đã góp phần tạo xung lực mới thúc đẩy hợp tác song phương với Áo và Italia trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị - ngoại giao, thương mại – đầu tư, hợp tác phát triển, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, an ninh - quốc phòng, văn hóa….

Chuyến thăm cũng là điểm nhấn quan trọng nhất trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Áo bước sang trang mới khi hai nước vừa long trọng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1972-2022), cũng như Việt Nam và Italia đang kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược trong năm 2023, qua đó góp phần thể hiện Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên cho việc xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước, vì lợi ích của người dân, vì hòa bình, hợp tác và phát triển của thế giới và khu vực.

• Xin Bộ trưởng cho biết những kết quả cụ thể đạt được trong chuyến thăm các nước lần này của Chủ tịch Võ Văn Thưởng?

- Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Trong chuyến công tác, Chủ tịch nước và đoàn đã tiến hành khoảng 50 hoạt động với nội dung, hình thức phong phú, đạt được nhiều kết quả cụ thể và toàn diện trên tất cả các mặt.

Các nước đã dành cho Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sự đón tiếp, trọng thị, nồng hậu và chu đáo.

Dư luận chính giới, báo chí sở tại và quốc tế quan tâm theo dõi, phản ánh đậm nét và bình luận tích cực các hoạt động của Chủ tịch nước trong khuôn khổ chuyến thăm, qua đó tạo nên một bức tranh toàn cảnh thành công của chuyến thăm, phản ánh quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước.

Lãnh đạo Áo và Italia đều khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong ASEAN và mong muốn Việt Nam làm cầu nối thúc đẩy quan hệ EU – ASEAN.

Có thể thấy một số kết quả quan trọng, nổi bật như sau:

Với Áo, chúng ta thể hiện quyết tâm không ngừng vun đắp và phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt nói chung và quan hệ tin cậy cao giữa lãnh đạo cấp cao hai nước nói riêng, phù hợp với truyền thống 50 năm quan hệ ngoại giao.

Hai bên đã nhất trí cao về các biện pháp tiếp tục triển khai hiệu quả các thỏa thuận hai nước, nhất là trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi năng lượng, văn hóa, góp phần tạo động lực mới thúc đẩy hơn nữa quan hệ trong thời gian tới. Hai bên cũng nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), phía Áo sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA); thúc đẩy EU sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu...

Việt Nam và Áo cũng cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đồng thời đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước con người hai nước, thúc đẩy hợp tác du lịch, giao lưu nhân dân, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc.

Với Italia, lãnh đạo Italia khẳng định coi Việt Nam đối tác quan trọng hàng đầu của Italia tại khu vực Đông Nam Á, nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn cấp cao trên các kênh Đảng Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội.

Hai bên đã ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Italia, đề ra các phương hướng lớn và biện pháp cụ thể để đưa hợp tác hai bên đi vào chiều sâu, hiệu quả, nhất là trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế - thương mại, an ninh – quốc phòng, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân.

Hai bên nhất trí phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, lương thực, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam và Italia cùng tham gia vào khuôn khổ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn.

Đặc biệt, Nghị viện Italia đã thông qua Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) ngay trong thời điểm chuyến thăm của Chủ tịch nước, qua đó tạo điều kiện để hai bên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như kinh tế số, công nghệ cao, phát triển xanh, nông nghiệp thông minh....

Thăm Tòa thánh Vatican, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội kiến Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Tòa thánh, Hồng y Parolin.

Điểm nổi bật là, hai bên đã công bố thông qua Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng Đại diện thường trú Tòa thánh tại Việt Nam, đánh dấu bước phát triển trong quan hệ Việt Nam – Tòa thánh. Đây là kết quả của một quá trình trao đổi tích cực trên tinh thần tôn trọng, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau.

Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Parolin bày tỏ ấn tượng trước sự phát triển tích cực, đa dạng, phong phú của đời sống tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam, trong đó có Công giáo; nhất trí cho rằng Giáo hội Công giáo Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa đường hướng “đồng hành cùng dân tộc”, “giáo dân tốt là công dân tốt”, đồng thời giáo dân và chức sắc Công giáo tại Việt Nam cần tiếp tục đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của đất nước và Giáo hội.

Trong chuyến thăm, Chủ tịch nước đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt tại Áo, Italia và châu Âu; động viên cộng đồng nêu cao tinh thần đoàn kết, gìn giữ bản sắc văn hóa, hội nhập tích cực góp phần khẳng định vị thế của Cộng đồng ở sở tại, góp phần làm cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và các nước, hoan nghênh việc thành lập liên minh Chủ tịch các hội người Việt tại Italia.

Lãnh đạo các nước khẳng định tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam hội nhập tốt và làm cầu nối hợp tác giữa Việt Nam và các nước.

Với những kết quả quan trọng như trên, có thể nói chuyến thăm chính thức Cộng hòa Áo, thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Italia và thăm Tòa thánh Vatican của Chủ tịch nước đã đạt được những kết quả hết sức tốt đẹp, tạo động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, ổn định, bền vững./.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.