Chủ tịch nước công bố 9 luật 2 nghị quyết

Phó Chủ nhiệm văn phòng Chủ tịch nước công bố Lệnh của Chủ tịch nưc[s công bố 9 luật và 2 nghị quyết
Phó Chủ nhiệm văn phòng Chủ tịch nước công bố Lệnh của Chủ tịch nưc[s công bố 9 luật và 2 nghị quyết
(PLO) - Luật an toàn thông tin mạng, Luật hoạt động giám sát của QH và HĐND, Luật kế toán, Luật Thống kế , Luật Khí tượng thủy văn, Bộ luật hàng hải VN, Luật phí và lệ phí, Luật Trưng cầu ý dân, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp của QH, Nghị quyết về việc phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức thương mại thế giới đã được Chủ tịch nước công bố

Sáng nay (18/12), Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo về Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật 2 nghị quyết được QH khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua

Bao gồm: Luật an toàn thông tin mạng (ATTTM), Luật hoạt động giám sát của QH và HĐND, Luật kế toán, Luật Thống kế , Luật Khí tượng thủy văn, Bộ luật hàng hải VN, Luật phí và lệ phí, Luật Trưng cầu ý dân (TCYD), Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp của QH, Nghị quyết về việc phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức thương mại thế giới.

TCYD có giá trị quyết định

Theo Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Luật gia VN Lê Minh Tâm, Luật TCYD có hiệu lực từ 1/7/2016 quy định đối tượng TCYD là các cử tri và TCYD có giá trị quyết định đối với vấn đề được đưa ra trưng cầu và có hiệu lực kể từ ngày công bố. UBTVQH được giao ra nghị quyết xác định kết quả TCYD và phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bỏ phiếu TCYD; trường hợp bỏ phiếu lại thì thời hạn công bố kết quả TCYD chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bỏ phiếu lại.

Các vấn đề TCYD là toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; vấn đề đặc biệt quan trọng về KT-XH có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước; vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.

TCYD được tổ thực hiện trong phạm vi cả nước vì những vấn đề đưa ra TCYD là những vấn đề có ý nghĩa ở tầm quốc gia đưa ra để toàn dân quyết định.

UBTVQH, Chủ tịch Nước, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng só ĐBQH có quyền đề nghị QH xem xét, quyết định TCYD. Luật TCYD cũng quy định, cuộc TCYD hợp lệ phải được ít nhất 3/4 tổng số cử tri cả nước có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu. Nội dung TCYD được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành có giá trị thi hành; đối với TCYD về Hiến pháp phải được 2/3 số phiếu hợp lệ tán thành.

Miễn giảm phí, lệ phí cho một số đối tượng

Giới thiệu về một số nội dung của Luật phí và lệ phí, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, hiện tại các khoản phí trong Danh mục kèm theo Luật đều do cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp. Tuy nhiên, trong tương lai một số khoản phí có  khả năng xã hội hóa cao, có thể chuyển giao cho DN cung cấp do đó, Luật đã qui định nguyên tắc xác định mức thu phí. 

Các đối tượng thuộc diện được miễn giảm phí, lệ phí là trẻ em, hộ nghèo,  người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.

Theo Luật, phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước; phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí dựa trên cơ sở dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.

Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gao thực hiện được để lại một phần hoặc oàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí; phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.

Luật phí và lệ phí có hiệu lực từ 1/1/2017.

Chú trọng bảo vệ thông tin cá nhân

Về Luật ATTTM, đại diện Cục ATTT (Bộ TTTT) cho biết, Luật ATTTM dành một chương để bảo đảm ATTTM gồm bảo vệ thông tin mạng; bảo vệ thông tin cá nhân với quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; bảo vệ hệ thống thông tin và ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng mạng để khủng bố.

Thực tế, việc cung cấp dịch vụ ATTT như bán tường lửa, thiết bị giám sát, thiết bị phân tích chống mã độc, dịch vụ đánh giá ATTT… chưa được kiểm soát vì chưa có chuẩn. Do đó, Luật ATTTM  quy định khắt khe đối với các DN cung cấp dịch vụ, bán sản phẩm ATTT. “Chắc chắn sau khi có Luật việc cung cấp dịch vụ ATTT sẽ chất lượng hơn, đào thải được những DN nhỏ, manh mún, chất lượng kém” – đại diện Cục ATTT khẳng định.

Hiện chưa có hệ thống thu thập thông tin cá nhân mà chủ yếu là do cá nhân tự khai báo khi tham gia các dịch vụ và chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn là mua được thông tin cá nhân. Vì thế, Luật đã có quy định kiểm soát vấn đề này và có đường dây nóng để người dân phản ánh nếu có việc thu thập, phát tán thông tin cá nhân không đúng quy định. Các hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTTT.

Ngoài ra, đại diện Cục ATTT cũng cho biết, thư rác chủ yếu là do các nhà mạng quản lý không tốt sim trả trước, Bộ đã có nhiều biện pháp đồng bộ và tới đây cùng với Luật ATTTM, Bộ sẽ sửa đổi Thông tư 04 để quản lý sim trả trước chặt chẽ hơn.  

Luật ATTTM có hiệu lực từ 1/7/2016./.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.