Chợ Hà Nội tràn lan cá tầm Trung Quốc nhập lậu

Cá tầm nhập lậu đang tràn lan thị trường trong nước. Người nuôi trồng điêu đứng, người tiêu dùng phải mua sản phẩm chất lượng thấp với giá cao, trong khi cơ quan quản lý chưa có giải pháp hữu hiệu.

Cá tầm nhập lậu đang tràn lan thị trường trong nước. Người nuôi trồng điêu đứng, người tiêu dùng phải mua sản phẩm chất lượng thấp với giá cao, trong khi cơ quan quản lý chưa có giải pháp hữu hiệu.

Người mua khó phân biệt được cá tầm nuôi tại Việt Nam (trái) và cá tầm Trung Quốc (phải)
Người mua khó phân biệt được cá tầm nuôi tại Việt Nam (trái) và cá tầm Trung Quốc (phải).

Cá tầm ngoài thị trường đa phần là cá Trung Quốc

Tại các nhà hàng ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, cá tầm được coi là món ăn đặc sản và được nhiều thực khách chọn lựa. Ở các chợ đầu mối và trong thị thành, cá tầm cũng được bày bán khá nhiều và lượng tiêu thụ cũng rất lớn. Tại các chợ lớn ở Hà Nội như chợ đầu mối Đền Lừ, chợ Thành Công, chợ Nghĩa Tân, cửa hàng trên phố Thể Giao, Kim Liên… đều có bán cá tầm và đều được các chủ hàng quảng bá là nuôi trồng trong nước từ SaPa, Tam Đảo…, những địa danh nuôi cá tầm có danh tiếng.

Chưa ai lường được hết hệ lụy từ lượng cá tầm không có nguồn gốc rõ ràng nhập lậu vào Việt Nam có thể đem theo nguy cơ bệnh dịch và mối nguy hại như thế nào đối với sức khỏe người tiêu dùng. 

Ghi nhận tại các chợ có khu vực bán thủy hải sản lớn của Hà nội như Thành Công, Kim Liên, chợ đầu mối Đền Lừ…, giá cá tầm được chủ hàng đưa ra với mức 180.000 đồng/kg, với lời quảng cáo: “Giá này là rẻ nhất rồi. Em có đi tìm mua ở đâu cũng khó có giá thấp hơn lắm”. Tương tự, tại chợ Nghĩa Tân, giá cá tầm cũng được bán dao động từ 160-180.000 đồng/kg, tùy theo trọng lượng to nhỏ. 

Giá cá ở các chợ khá rẻ và được nhiều thực khách lựa chọn cho bữa ăn gia đình và đãi khách, nhưng khi bước vô quán nhậu thì giá cá tầm được bán với giá rất cao, từ 500-700.000 đồng/kg. Lý giải về giá cá tầm được bán với mức gần 600.000 đồng/kg, nhân viên của một nhà hàng lớn trên phố Trần Duy Hưng khẳng định: “Cá tầm của nhà hàng được mua từ trong nước, còn cá tầm ngoài chợ phần lớn là hàng nhập lậu từ Trung Quốc”.

Tuy nhiên, tiếp xúc với phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, một ông chủ nuôi cá tầm nổi tiếng cho biết: “Thị trường cá tầm chiếm đến 80-90% là cá tầm Trung Quốc, kể cả cá tầm được bán với giá “cắt cổ” tại các nhà hàng”.

Giá cá tầm Trung Quốc khi về đến biên giới Việt Nam vào khoảng 130-150.000 đồng/kg, bằng một nửa hoặc 2/3 so với giá bán trong nước.

Theo nguồn tin từ các cơ quan chức năng thì cá tầm từ Trung Quốc nhập về Việt Nam theo hai đường, tiểu ngạch và nhập lậu qua các tỉnh có cửa khẩu thông thương như Tân Thanh, Hữu Nghị, Đồng Đăng (Lạng Sơn), Hoành Mô, Bắc Phong Sinh, Móng Cái (Quảng Ninh), Lào Cai (tỉnh Lào Cai); Tà Lùng (Cao Bằng). Chưa ai lường được hệ lụy từ lượng cá tầm không có nguồn gốc rõ ràng nhập lậu vào Việt Nam có thể đem theo nguy cơ bệnh dịch và mối nguy hại như thế nào đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Bộ NN&PTNT "bó tay"?

Giá cá tầm của Trung Quốc rẻ hơn cá tầm trong nước, theo các chuyên gia là bởi các doanh nghiệp nuôi cá phía bên kia biên giới đã có công nghệ gây giống, giá thức ăn lại rẻ hơn, trong khi các doanh nghiệp nội vừa phải mua cá giống, vừa phải gánh giá thức ăn chăn nuôi cao, vì vậy khó mà cạnh tranh được về mặt giá thành.

Ông Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cá tầm Việt Nam, bức xúc: “Tôi bắt đầu nuôi cá tầm từ năm 2005 đến nay đã gần 10 năm nhưng không thể phát triển mô hình ra rộng hơn được vì muôn vàn khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh với cá tầm nhập lậu giá rẻ từ bên kia biên giới”.  Hiện công ty đang nuôi cá tầm thương phẩm tại Hữu Lũng - Lạng Sơn nhưng với quy mô nhỏ, chỉ cung cấp trên địa bàn và tỉnh Bắc Giang.  Các cơ sở nuôi cá tầm Việt Nam hiện đang nhập khẩu con giống từ Nga, vì thế chi phí lớn, trong khi thị trường vẫn “chuộng” cá tầm nhập lậu giá rẻ từ Trung Quốc.

“Chúng tôi cũng đã có nhiều văn bản, đơn từ kiến nghị gửi các cơ quan chức năng nhưng không có gì biến chuyển. Doanh nghiệp cũng chỉ biết trông chờ vào sự vào cuộc của cơ quan chức năng chứ không thì khốn đốn lắm” - ông Khải chia sẻ.  Ông Khải kiến nghị: “Cá phải được nhập khẩu theo đường chính ngạch, vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa đảm bảo tiêu chí an toàn cho người tiêu dùng mà Nhà nước cũng không thất thu”.

Trước tình trạng đó, cách đây vài tháng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có văn bản đề nghị các Bộ, ngành cùng UBND các tỉnh biên giới vào cuộc ngăn chặn. Nhưng, đến nay, tình hình vẫn không có biến chuyển. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT Phạm Anh Tuấn thừa nhận, “Bộ NN&PTNT cũng chưa có biện pháp gì khả thi hơn để tháo gỡ. Vì, ngành nông nghiệp không phụ trách chính về lĩnh vực ngăn chặn hàng lậu, muốn giải quyết dứt điểm cần sự vào cuộc của nhiều ngành chức năng”.

Trường Lưu

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản đang có sự chuyển biến khi các “điểm nghẽn” pháp lý đang được tháo gỡ. (Ảnh minh họa: VGP)

Vì sao tăng trưởng GDP tăng vượt mục tiêu?

(PLVN) - Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6 - 6,5% đề ra. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh thế giới biến động khó lường. Vậy đâu là động lực dẫn đến mức tăng trưởng này?

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.