Chính sách đầu tư “sáng nắng chiều mưa” ở “thủ phủ resort Việt”: “Lệnh quan” ngẫu hứng đẩy doanh nghiệp vào nợ nần, uất ức

Chính sách mời gọi đầu tư “lúc mưa lúc nắng” đã khiến vùng biển tuyệt đẹp đi lùi so với tiềm năng phát triển du lịch vài chục năm.
Chính sách mời gọi đầu tư “lúc mưa lúc nắng” đã khiến vùng biển tuyệt đẹp đi lùi so với tiềm năng phát triển du lịch vài chục năm.
(PLO) - Nếu đầu tư vào đâu cũng gặp trường hợp chính sách “lúc nắng lúc mưa” như ở Kê Gà, thì con đường ngắn nhất đưa các doanh nghiệp vào nợ nần, phá sản chính là... đầu tư.

Uất ức đến phát bệnh qua đời

Từ năm 2008, hàng chục dự án resort, biệt thự lộng lẫy mọc lên trên con đường ven biển dẫn đến ngọn hải đăng Kê Gà. Mười năm sau quay trở lại, không thể tin nổi vào mắt mình khi đâu đâu cũng chỉ hoang tàn đổ nát.  

Suốt một khoảng thời gian dài bị yêu cầu ngưng triển khai để nhường đất cho dự án cảng Kê Gà, 11 dự án du lịch bị áp dụng lệnh cấm dần lụn bại. Đến khi cơ quan chức năng quyết định không làm cảng Kê Gà nữa, “lệnh cấm” được dỡ bỏ, phần lớn các công trình đã trở thành… phế tích.

Xót xa bậc nhất, có lẽ là dự án Thế Giới Xanh. Khu nghỉ dưỡng năm xưa có lẽ thuộc loại “sang chảnh”, nay không người trông coi, không cổng cửa. Máy lọc nước hoen gỉ đặt nơi đón khách, dây leo bò lên đã kịp xanh rì. Hàng đống giường nệm mục nát chất chồng đống. Trong văn phòng có lẽ từng tấp nập nhân viên, bàn ghế đã gãy gục, giấy tờ, công văn, tờ rơi xấp phủ bụi, xấp lem nhem hoen ố… Trên tường máy lạnh không thèm gỡ, cánh gió trề ra như người há hốc miệng ngạc nhiên “vì sao?”. 

Giấy mời họp bàn chuyện phát triển du lịch còn vương lại trong khu nghỉ dưỡng Thế Giới Xanh.
Giấy mời họp bàn chuyện phát triển du lịch còn vương lại trong khu nghỉ dưỡng Thế Giới Xanh.

Dưới nền nhà, bên chiếc giày mốc vương lại là Giấy mời họp của Văn phòng UBND tỉnh Bình Thuận đề ngày 10/7/2006. Thời gian đã khiến tờ giấy mời lem nhem, nhưng vẫn đọc được nội dung “UBND tỉnh gặp mặt các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh”. Thời điểm 2006, chưa có quyết định “ngẫu hứng” xây cảng Kê Gà, nên các doanh nghiệp du lịch vẫn còn được địa phương “nâng niu”.

Resort Thế Giới Xanh của ông Nguyễn Đức Hiếu là dự án đầu tư sớm nhất ở Kê Gà, từ năm 2000. Vì yêu biển, yêu du lịch, yêu quê nội, lúc bấy giờ ông Hiếu được cho là đã mạnh dạn bỏ ra cả ngàn lượng vàng để xây dựng đại dự án trên diện tích hơn 2,4 ha. Hơn ba năm đầu tư tổng lực, chạy đua với thời gian, khu resort đã nên tấm nên món.

Năm 2004, ông Hiếu và các con nhanh chóng đưa dự án vào kinh doanh. Thế Giới Xanh trở thành khu du lịch đầu tiên ở Kê Gà đón khách du lịch nghỉ dưỡng. Khu nghỉ dưỡng được đầu tư bài bản với các tiểu resort cao cấp, nhà hàng, bar, bãi tắm... với kỳ vọng là một trong những khu nghỉ dưỡng đẹp nhất khu vực. Rồi đến năm 2007 dự án cảng Kê Gà ập đến, số phận Thế Giới Xanh coi như chấm dứt như bao dự án lân cận. 

Ông Hiếu đã qua đời vào tháng 5/2014 trong bệnh tật, trong nỗi tuyệt vọng khi thấy gia sản của mình thành đống gạch vụn. Cha mất, người con trai là Nguyễn Đức Đăng Toàn tiếp tục hành trình dang dở.

Anh Toàn chỉ nói được một lời nghèn nghẹn: “Cha con tôi thiệt hại quá lớn”. Bình tâm một hồi, anh mới có thể trầm giọng nói tiếp: “Resort bị ngưng hoạt động, ba tôi đổ bệnh phải ngồi xe lăn. Lúc đó ba tôi tuyệt vọng, nhìn những dãy biệt thự, hồ bơi từng ngày sập đổ trước mắt mà không thể sửa chữa, cải tạo, không biết kêu ai để được bồi thường”.

Núi tiền trôi sông đổ biển

Kế đó là resort Đồi Phong Lan được người chủ thiết kế, xây dựng dẹp như cái tên của nó, phía dưới là bãi biển cát mịn màng, gió biển lồng lộng nên thơ. Chủ nhân Đồi Phong Lan là ông Nguyễn Trường Vinh, kể lại, nhận lời kêu gọi của UBND tỉnh Bình Thuận đầu tư vào khu vực, công ty đã quyết định sẽ bỏ hàng trăm tỷ đồng để biến vùng cát khô cằn thành khu nghỉ dưỡng cao cấp, khuôn viên cây xanh, hồ bơi, các dịch vụ giải trí đi kèm. Ai ngờ khi đã hoàn thành công trình chính gần 90%, chuẩn bị hoàn thiện để đưa vào hoạt động thì “cơn ác mộng” cảng Kê Gà xuất hiện. 

Tại khu resort Đồi Phong Lan bây giờ, mặt tiền đã rậm rì cỏ hoang, phía trong là dãy nhà với hàng chục phòng ngủ đang xây dang dở đã tróc lở vì gió mặn. Phía sát biển, khu nhà hàng, quán bar rộng lớn đã sập đổ hẳn một góc mái, mỗi cơn gió ùa tới, một viên ngói lại rơi đánh choang xuống nền. Hồ bơi nằm giữa khu nghỉ dưỡng nổi váng dơ dáy. 

Của nả cả một đời gom góp “tiêu tùng” vì quy hoạch chồng chéo, ông Vinh ngao ngán: “Thiệt hại của chúng tôi quá nặng nề. Mất mát tài sản, tiền thuê nhân công, chi phí đầu tư, lãi vay ngân hàng… đủ thứ đổ lên đầu nhà đầu tư chỉ vì một quy hoạch ngẫu hứng”.  

Gần đó vài trăm mét là khu resort Thạnh Đạt của ông Nguyễn Thịnh Phát. Với ông Phát, vụ đầu tư làm du lịch ở Kê Gà là trải nghiệm đắng cay nhất trong đời làm ăn sau khi đã đổ xuống khoảng 40 tỷ đầu tư. Những gì nhìn thấy ở Thạnh Đạt sau giờ đây là những biệt thự hoang tàn ven đồi.

Một góc hoang phế của resort Đồi Phong Lan.
Một góc hoang phế của resort Đồi Phong Lan.

Doanh nhân tuổi ngoài lục tuần ngậm ngùi kể lại bao khó khăn chồng chất suốt thời gian từ khi phát triển dự án với những khoản đầu tư lớn nhỏ, đổ đất, nổ mìn, san lấp mặt bằng, chau chuốt từng viên gạch, vun gốc từng cái cây... Tâm huyết kinh doanh nay đã mất, khi cú sốc ở biển Kê Gà đã khiến một doanh nhân cả đời làm du lịch nay chán chường bỏ cuộc. Trong lời tự trào “tôi hiện giờ là vua rảnh, chỉ ăn chơi, đi tới đi lui chớ có làm gì đâu”, dường như toát lên nỗi cay đắng khôn cùng. 

Sống trong mòn mỏi

Nhiều dự án du lịch bị ảnh hưởng bởi chính sách thay đổi ở Kê Gà đều cùng tình cảnh bắt đầu có nguồn thu thì dự án bị yêu cầu ngừng. Khi được phép hoạt động lại, các chủ đầu tư đã ngã quỵ, khó có thể gượng lại một lần nữa. Nhà cửa máy móc thiết bị đã hư hỏng nặng nề, không thể sửa sang, muốn hoạt động phải làm mới lại hoàn toàn.

Điểm sáng hiếm hoi, đó là Khu du lịch Vạn Sanh của Công ty Vạn Trụ (tên cũ là Công ty Đức Hạnh), đến thời điểm này là nơi đầu tiên và có lẽ duy nhất trong nhóm các nhà đầu tư du lịch vào Kê Gà hồi gần 20 năm trước đang tu bổ công trình để chuẩn bị đưa vào hoạt động trở lại. Có điều cái giá phải trả quá đắt. Chủ resort Vạn Sanh, ông Vũ Chí Công, ví von chuyện chính sách “quay ngoắt” Bình Thuận đưa ra là con đường nhanh nhất đưa ông từ một “đại gia” thành con nợ, nợ nần vây tứ bề.

Ông Công bùi ngùi: “Vì dự án “ma” cảng Kê Gà mà resort Vạn Sanh xây lên nhưng không được hoạt động, đẩy chúng tôi sống trong cảnh cầm cự với nợ nần”. Trong hàng chục dự án bị ảnh hưởng, thì resort Vạn Sanh đỡ tổn thất nhất. Bỏ hoang nhiều năm, dãy khách sạn 4 tầng đồ sộ hiện đã xuống cấp, nhưng sau khi dự án “ma” cảng Kê Gà bị xóa sổ, ông tiếp tục vay tiền đầu tư tu bổ. 

Gần 20 năm lao đao, dấu ấn thời gian hằn rõ trên khuôn mặt, trên mái đầu. Ông tâm sự đã quá mệt mỏi sau bao biến thiên của cuộc đời chỉ vì một “lệnh quan ngẫu hứng”: Gia sản khánh kiệt, sức khoẻ suy sụp. Không còn sức để xoay vần với dự án, nhiều năm trước ông Công đã phải đưa vợ chồng người con trai ra Kê Gà ở hẳn để thay mình trông coi, gìn giữ tránh dự án lâm vào cảnh hoang phế như những doanh nghiệp kế cận.

Không chỉ doanh nghiệp cay đắng, mà một số cán bộ địa phương cũng nhận ra và băn khoăn về sai lầm ở Kê Gà. Thời điểm ấy tỉnh mong muốn có cảng biển để phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nên thuyết phục các nhà đầu tư du lịch ưu tiên nhường đất cho dự án cảng Kê Gà…

Sai lầm nối tiếp, năm tháng đi qua, Bình Thuận đã mất quá nhiều cơ hội vì trông chờ vào dự án cảng biển này. Ngoài Khu công nghiệp Kê Gà, cảng ICD Hàm Cường thì các khu công nghiệp I, II ở Hàm Kiệm (Hàm Thuận Nam) xây dựng để đón đầu cảng Kê Gà cũng là những hệ lụy.

Doanh nghiệp thiệt hại, môi trường đầu tư xám xịt, tỉnh mất uy tín và vùng đất có những ưu đãi thiên nhiên không theo kịp với đà phát triển du lịch… Dự án cảng Kê Gà đã khiến vùng biển tuyệt đẹp Tân Thành đi thụt lùi so với tiềm năng phát triển du lịch đến vài chục năm. Và ai là người bồi thường cho thiệt hại vô cùng to lớn này?

Mời bạn đọc đón đọc kỳ sau. 

Ngoài những thiệt hại của các nhà đầu tư du lịch, nhiều doanh nghiệp đổ tiền xuống đầu tư để đón đầu dự án cảng Kê Gà cũng “lãnh trái đắng”. Chẳng hạn, Công ty ĐK đã thuê 14 ha đất tại xã Hàm Cường, Hàm Thuận Nam gần với con lộ dự kiến vận chuyển bôxit để xây dựng cảng khô (ICD) với vốn đầu tư hai giai đoạn lên đến hơn 260 tỉ đồng.

Ngoài ra, tỉnh Bình Thuận còn gấp rút quy hoạch Khu công nghiệp Kê Gà gần dự án xây dựng cảng để trình Chính phủ. Khu công nghiệp diện tích 422 ha này được giao cho Tập đoàn Rạng Đông làm chủ đầu tư. Trong số diện tích trên có đến hơn 350 ha đất rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú...

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).