Chính sách còn khiếm khuyết thì doanh nghiệp không muốn “đi đêm” cũng không được

Chính sách còn khiếm khuyết thì doanh nghiệp không muốn “đi đêm” cũng không được
(PLVN) - Đó là một trong những khó khăn của công tác phòng, chống tham nhũng mà ông Trần Hữu Lượng – nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ ra tại Diễn đàn doanh nghiệp về thi hành quy định phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước do Thanh tra Chính phủ phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam tổ chức ngày 12/12.

Thực tiễn cho thấy, không chống tham nhũng trong cả khu vực tư và công thì hiệu quả PCTN trong khu vực công sẽ rất hạn chế vì mối liên hệ giữa khu vực công và tư thông qua một định chế tài chính sẽ khiến tham nhũng trong khu vực công “dù khó nhưng vẫn làm được”. Do vậy, theo ông Trần Hữu Lượng – nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, phải tăng cường PCTN trong khu vực tư thông qua thi hành các quy định pháp luật về PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.

DN phải tự chống tham nhũng để giảm chi phí

Ông Florian Beranek – Chuyên gia UNDP về Trách nhiệm xã hội và hoạt động kinh doanh có trách nhiệm cho biết, tham nhũng không chỉ có trong mối quan hệ giữa DN với khu vực Nhà nước, mà giữa các DN với nhau cũng xảy ra hiện tượng tham nhũng.

Ông Florian Beranek – Chuyên gia UNDP về Trách nhiệm xã hội và hoạt động kinh doanh có trách nhiệm
 Ông Florian Beranek – Chuyên gia UNDP về Trách nhiệm xã hội và hoạt động kinh doanh có trách nhiệm

Dẫn số liệu khảo sát cho thấy, tỷ lệ 31% DN “tự nguyện quà cáp” cho cơ quan, cán bộ công chức nhà nước dù có giảm nhưng vẫn cao, ông Đinh Văn Minh – Vụ trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ cho rằng, cần có cơ chế ngăn chặn những “cái bắt tay” để “chung chi lợi ích” giữa khu vực công và tư.

Cùng với đó, trong nội bộ DN tư nhân cũng xảy ra hiện tượng lợi  dụng quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản, hay sự thiếu minh bạch trong hoạt động của ngân hàng các loại quỹ có huy động các khoản đóng góp của nhân dân... đã gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Nên DN cũng không phải lúc nào cũng chỉ là nạn nhân của tham nhũng.

Vì thế, “PCTN trước hết là nhu cầu tự thân của các DN, bởi lẽ tham nhũng gây ra chi phí rất cao cho bản thân cá nhân và DN nếu DN lựa chọn phương thức kinh doanh “tham nhũng”, bên cạnh các tổn thất khác” - ông Hoàng Hải Vương, Giám đốc Vùng Đông Bắc (Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB) nhận định.

Đảm bảo “cơm no, áo ấm” để không cần tham nhũng

Chia sẻ kinh nghiệp phòng, ngừa tham nhũng tại DN, ông Hoàng Hải Vương, Giám đốc Vùng Đông Bắc VIB khẳng định, “việc đảm bảo liêm chính, xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng có vai trò hết sức quan trọng, góp phần hiệu quả vào việc PCTN trong khu vực tư”.

Từ thực tế ở VIB, ông Vương cho biết, với những người có năng suất lao động tốt thì mức lương 40-50 triệu đồng/tháng là bình thường. “Vậy họ cũng sẽ không cần tham nhũng và phải cân nhắc nếu rơi hoàn cảnh lựa chọn tham nhũng hay không" - theo ông Vương. 

Vì vậy, ông Vương nhận định, "ngoài các quy định của pháp luật về PCTN để không tạo môi trường cho tham nhũng, thì mức lương thưởng xứng đáng cũng là điều kiện tốt để ngăn ngừa tham nhũng". 

"Không thể đòi hỏi liêm chính bằng khẩu hiệu, mà trước hết phải đảm bảo “cơm no, áo ấm” cho người lao động, để họ biết làm tốt làm đúng sẽ được hưởng lương thưởng tốt. Chính sách này sẽ góp phần xây dựng được văn hóa liêm chính trong hoạt động của DN” – Giám đốc Vùng Đông Bắc VIB chia sẻ.

Triển khai các qui định về PCTN trong khu vực tư ở DN, ông Trương Quốc Hưng – Trưởng phòng Pháp chế Công ty CP Đầu tư, thương mại và dịch vụ - Vinacomin cho biết, DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước đã triển khai các quy định này thông qua các giải pháp cụ thể như đưa vào điều lệ, nội quy, quy chế, quy định của DN, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.

Trong điều lệ, quy chế hoạt động của Công ty CP Đầu tư, thương mại và dịch vụ đã quy định về cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa xung đột lợi ích, ngăn chặn, xử lý hành vi tham ô, hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn và các hành vi tham nhũng khác.

Nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của kiểm soát “bên trong” trong PCTN ở khu vực tư, ông Trần Hữu Lượng nêu rõ, “để PCTN trong khu vực tư thì phải kiểm soát xung đột lợi ích ngay trong nội bộ DN, chế độ trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý DN”.

Cùng với đó cần có kiểm soát “bên ngoài” từ phía Nhà nước thông qua chủ trương, chính sách, pháp luật, kiểm tra, giám sát theo quan điểm “giúp sửa chữa”, không thể coi việc thanh kiểm tra là để “tranh thủ làm ăn” như vụ đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng “tống tiền” DN ở Vĩnh Phúc xảy ra gần đây.

Phòng, chống tham nhũng từ thay đổi nhận  thức

Ông Trần Hữu Lượng – nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, khó khăn đầu tiên trong PCTN là về nhận thức nên cần tăng cường tuyên truyền để cán bộ công chức chuyển đổi nhận thức, coi DN là “đối tượng phục vụ” chứ không phải “đối tượng bị cai trị”. Song song với đó là cải cách hanhf chính triệt để, không để thủ tục tạo ra những "giấy phép con", "tiếp tay" cho tham nhũng "vặt, , tham nhũng chính sách.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm (bìa phải) và bà Catherine Phuong - Trợ lý đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam (giữa) trao đổi với đại biểu tại Diễn đàn
 Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm (bìa phải) và bà Catherine Phuong - Trợ lý đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam (giữa) trao đổi với đại biểu tại Diễn đàn

Bản thân DN cũng không thể “lúc nào cũng coi mình là nạn nhân” của nạn tham nhũng mà phải là chủ thể tích cực ngăn chặn các hành vi tham nhũng. DN không chỉ được quan tâm đến lợi nhuận mà không quan tâm đến người lao động, trách nhiệm xã hội của DN. Nếu DN nhận thức “hối lộ, lợi dụng các mối quan hệ để có lợi nhuận” thì sẽ “cùng nhau chết chìm” – ông Lượng khẳng định.

Cùng với đó, cần thay đổi nhận thức của xã hội trong việc đánh giá, nhìn nhận một vụ việc có dấu hiệu hoặc một vụ tham nhũng vì hiện nhận thức còn chưa “chuẩn”, còn tâm lý “a dua” nên chỉ một DN sai phạm (như vụ AVG) là đánh giá tiêu cực đối với cả cộng đồng DN.

Đặc biệt, theo ông Lượng, cơ chế chính sách và việc vận hành cơ chế, chính sách còn hạn chế, khiếm khuyết thì DN không muốn “đi đêm” cũng không được. Vì thế, “không thể thỏa mãn với những quy định đã có mà phải liên tục sửa đổi, bổ sung, phải công  khai, minh bạch để ngăn chặn xung đột lợi ích trong nội bộ DN và giữa khu vực công và tư” – ông Lượng nêu quan điểm.

Còn ông Florian Beranek khuyến nghị, để tăng cường hiệu quả PCTN nói chung và trong khu vực tư nói riêng, Thanh tra Chính phủ cần có hệ thống hỗ trợ DN trong phát hiện, kiểm soát tham nhũng, bảo vệ người tố cáo tham nhũng và nhấn mạnh đến vai trò của báo chí trong nâng cao nhận thức của xã hội trong phòng ngừa tham nhũng.

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.