Chính quyền quân sự Niger bắt giữ thêm một số quan chức cấp cao

0:00 / 0:00
0:00
Quân đội Niger đã tiến hành thêm các vụ bắt giữ vào sáng 31/7, những người bị bắt giữ bao gồm bốn bộ trưởng, một cựu bộ trưởng và lãnh đạo đảng PNDS của Tổng thống Mohamed Bazoum.
Đại tá Amadou Abdramane (ngồi), Người Phát ngôn của Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc (CNSP) tại Niger, tuyên bố đảo chính trên truyền hình quốc gia ngày 26/7. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Đại tá Amadou Abdramane (ngồi), Người Phát ngôn của Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc (CNSP) tại Niger, tuyên bố đảo chính trên truyền hình quốc gia ngày 26/7. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 31/7, đảng Dân chủ và Xã hội Niger (PNDS) cho biết chính quyền quân sự Niger đã bắt giữ bốn bộ trưởng, một cựu bộ trưởng và lãnh đạo đảng PNDS của Tổng thống Mohamed Bazoum - người vừa mới bị quân đội phế truất vào tuần trước.

Trong thông báo, đảng PNDS nêu rõ, sau khi Tổng thống Bazoum bị bắt giữ vào tuần trước, quân đội đã tiến hành thêm các vụ bắt giữ vào sáng 31/7, trong đó, có Bộ trưởng Dầu mỏ Mahamane Sani Mahamadou, Bộ trưởng Khai mỏ Ousseini Hadizatou, người đứng đầu Ủy ban Điều hành Quốc gia của PNDS Fourmakoye Gado.

Trước đó, quân đội đã bắt giữ Bộ trưởng Nội vụ Hama Amadou Souley, Bộ trưởng Giao thông Oumarou Malam Alma, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kalla Moutari.

Đảng PNDS đã kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho các nhân vật trên. Trong khi đó, nguồn tin thân cận với Văn phòng Tổng thống Niger khẳng định, Bộ trưởng Giáo dục Hướng nghiệp Kassoum Moctar cũng đã bị bắt giữ.

Các vụ bắt giữ trên diễn ra cùng lúc với tuyên bố của chính quyền quân sự Niger, trong đó yêu cầu toàn bộ các bộ trưởng và người đứng đầu các cơ quan giao nộp xe công vụ.

Trong diễn biến khác, các nguồn thạo tin cho hay ngân hàng trung ương khu vực đã hủy kế hoạch phát hành trái phiếu trị giá 30 tỷ CFA (51 triệu USD) của Niger tại thị trường nợ khu vực Tây Phi trong ngày 31/7, sau các lệnh trừng phạt liên quan vụ đảo chính.

Các lệnh trừng phạt này bao gồm đình chỉ các giao dịch tài chính và đóng băng tài sản quốc gia.

Theo kế hoạch, Niger, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới và phụ thuộc nhiều vào viện trợ và tài chính bên ngoài, sẽ phát hành các trái phiếu khác tại thị trường khu vực vào các ngày 7 và 17/8 tới.

Ngày 26/7 vừa qua, các binh sĩ ở Niger đã lật đổ Tổng thống Bazoum và giam giữ ông trong Dinh Tổng thống, đồng thời đóng cửa biên giới và ban bố lệnh giới nghiêm toàn quốc.

Ngày 28/7, Tướng Abdourahamane Tchiani, người đứng đầu Lực lượng Cận vệ của Tổng thống từ năm 2011, đã tuyên bố là nhà lãnh đạo mới của quốc gia châu Phi trong giai đoạn chuyển tiếp và cảnh báo rằng bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của nước ngoài sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn.

Trước tình hình này, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết, nước này đang liên lạc với những người đồng cấp tại Niger nhằm xem xét các phương án, bao gồm cả việc rút quân khỏi Niger và Mali.

Trong trường hợp Đức rút quân khỏi Niger, Bộ trưởng Pistorius khẳng định, chính quyền quân sự quốc gia châu Phi này đã cam kết tuân thủ các thỏa thuận quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.