Chính quyền Long An đồng hành với DN, giúp người dân hài lòng

Theo kết quả công bố Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2011, Long An là tỉnh đạt điểm cao thứ 3/63 tỉnh, thành trên toàn quốc và là tỉnh duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long đứng đầu trong cả 6 lĩnh vực được khảo sát. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Trần Hữu Phước trao đổi xung quanh sự kiện này...
 

Theo kết quả công bố Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2011, Long An là tỉnh đạt điểm cao thứ 3/63 tỉnh, thành trên toàn quốc và là tỉnh duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long đứng đầu trong cả 6 lĩnh vực được khảo sát. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Trần Hữu Phước trao đổi xung quanh sự kiện này...

ông Lưu Hữu Phước - Phó Chủ tịch tỉnh Long An
Ông Trần Hữu Phước - Phó Chủ tịch tỉnh Long An

 Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

Là một trong những tỉnh phía Nam hiện đang phát triển sôi động, xin ông cho biết một số đặc điểm của Long An đã góp phần tạo nên vị trí mới cho tỉnh nhà?
- Tỉnh Long An có hơn 1.450.000 dân, diện tích đất tự nhiên rộng 444.700 ha. Tỉnh có đường biên giới với Campuchia dài 133 km, với 2 cửa khẩu gồm cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp thuộc huyện Mộc Oa và cửa khẩu quốc gia Tho Mo thuộc huyện Đức Huệ.
Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long lại tiếp giáp với TP.HCM nên tỉnh chia thành 2 vùng rõ rệt, các huyện phía Nam, tiếp giáp với TP.HCM thì thuận lợi cho phát triển công nghiệp, còn 6 huyện nằm trên vùng Đồng Tháp Mười lại thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Những năm qua, tỷ trọng công nghiệp đã nâng lên rõ rệt, hiện chiếm khoảng 33%. Mặc dù vậy, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn, dao động từ 37-38%, đặc biệt mỗi năm sản lượng lúa của Long An được trên dưới 2,5 triệu tấn.
Trong bối cảnh kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn song năm vừa qua tăng trưởng GDP của tỉnh  vẫn đạt 2 con số, năm nay Long An có đặt mục tiêu giữ mức tăng trưởng này không, thưa ông? 
- Năm vừa rồi, tăng trưởng GDP của Long An đạt được 12,2%. Mục tiêu năm nay mà tỉnh đề ra là từ 12,5 – 13% và chúng tôi sẽ cố gắng để “cán đích” mức tăng trưởng như thế.
Với những con số ấn tượng như vậy, Long An đã làm gì để thu hút đầu tư?
- Bên cạnh các chủ trương của Trung ương thì để giúp cho các DN đầu tư trên địa bàn, Long An xác định tập trung vào giải pháp cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN muốn đầu tư vào Long An, đặc biệt là thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Khi DN muốn vào Long An, họ sẽ được làm thủ tục nhanh chóng nhất để sớm đầu tư tại đây. 
Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh cũng luôn luôn đồng hành với các DN, cùng các DN tháo gỡ khó khăn để DN yên tâm đến với Long An. Hàng năm, chúng tôi tổ chức họp mặt, tiếp xúc với DN và đồng thời cũng có những cuộc xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài. Những năm trước, chúng tôi có những đoàn đi xúc tiến đầu tư với các nước, nhưng vài năm gần đây thì mời các nhà đầu tư đến, đưa họ đi thăm các vùng quy hoạch, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để giới thiệu, kêu gọi họ đầu tư.
Đặc biệt, với Chỉ số PAPI năm 2011 của Long An được xếp thứ hạng cao như vừa công bố, tôi nghĩ sẽ còn tác động tới việc tiếp tục thu hút đầu tư vào Long An.
Theo ông, chỉ số PAPI, có góp phần thu hút đầu tư vào Long An và qua đó tác động tích cực tới tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương?
- Chỉ số PAPI trong tương quan với Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp cho Long An, chúng tôi thấy rằng có sự phù hợp và tương đồng. PCI của Long An năm 2010 đứng thứ 12 thì năm 2011, Chỉ số PCI của Long An đứng thứ 3/63 tỉnh thành của cả nước. Chỉ số PAPI cũng nêu Long An là một trong những tỉnh thực hiện tốt nên chúng tôi cho là nó sẽ góp phần tích cực thu hút thêm đầu tư vào Long An trong thời gian tới. 
Đối với tình hình kinh tế - xã hội cũng có ảnh hưởng tương tự. Trước đây chúng ta chưa lượng hóa được, còn bây giờ đã lượng hóa được các hoạt động về quản trị công, qua đó giúp cho mình có thể khắc phục được những yếu kém, phát huy những mặt tích cực, đóng góp cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo
Người dân sẽ được hưởng lợi ích ra sao thể hiện qua chỉ số này?
- Theo tôi, điều đó càng làm cho dân hiểu thêm về quản lý của Long An, qua đó tạo điều kiện cho người dân có thể tích cực tham gia đóng góp cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.

Chỉ số PAPI là tập hợp của dữ liệu phân tích định lượng về sáu lĩnh vực về quản trị và hành chính công, bao gồm tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công.

Theo kết quả Chỉ số PAPI 2011 vừa được công bố, các tỉnh Quảng Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An được người dân đánh giá thực hiện quản trị và hành chính công tốt nhất. Trong khi đó, các tỉnh Ninh Thuận, Điện Biên và Quảng Ngãi đứng cuối trong cả nước với điểm tổng hợp thấp nhất.

Ông đã hài lòng với thành tích của tỉnh nhà?

- Tôi nghĩ Chỉ số PAPI của Long An chỉ là tốt thôi chứ không phải hơn hẳn các địa phương khác. Nếu nhìn nhận cụ thể từng chỉ số thành phần, tôi thấy cũng còn nhiều điểm không phải là hơn hẳn các địa phương khác.
Ví dụ như việc phát huy vai trò thanh tra nhân dân rồi giám sát cộng đồng ở cơ sở đối với một số công trình phục vụ dân sinh trên địa bàn thì ở một số địa phương của tỉnh vừa qua chưa làm được. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện theo hướng đẩy mạnh công khai dân chủ để người dân được tham gia đóng góp.
Tôi cho rằng thước đo hài lòng của người dân chính là cái gốc, là tiêu chí kiểm nghiệm, đánh giá quan trọng nhất, chính xác nhất về chất lượng phục vụ dịch vụ công của các cấp chính quyền.
Ông có thể chỉ ra bài học kinh nghiệm giúp Long An đạt thứ hạng cao trong cả 2 Chỉ số để các địa phương có thể học tập?
- Không dám nói là kinh nghiệm nhưng trong thời gian qua chúng tôi thấy rằng chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh phát huy dân chủ ở cơ sở. Cả hệ thống chính trị ở Long An đã vào cuộc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở làm sao cho chúng ta thực hiện công khai hóa, làm thế nào để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với các chương trình, kế hoạch của Nhà nước thì người dân sẽ tích cực đóng góp, tham gia trong việc xây dựng Nhà nước, xây dựng chính quyền, đồng thời cũng góp phần cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương. 
Trân trọng cảm ơn ông!
Hoàng Thư (thực hiện)

Đọc thêm

Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội

Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mới ký ban hành Nghị quyết số 757/NQ-UBTVQH15 ban hành Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thu hồi tài sản tham nhũng: Nâng cao hơn nữa cơ chế phối hợp

Thu hồi tài sản tham nhũng: Nâng cao hơn nữa cơ chế phối hợp
(PLVN) -  Thời gian qua, kết quả công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế đã khá tích cực. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này, một số ý kiến đề nghị có cơ chế thu hồi tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp của nghi can tham nhũng; phân hóa, tạo điều kiện cho chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả…

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Tiếp thu đầy đủ nhưng không “đẽo cày giữa đường”

Quang cảnh cuộc họp Ban Chỉ đạo.
(PLVN) -  Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013 và xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) tại cuộc họp mới đây của Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân và việc tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xây dựng Thủ đô xứng tầm với truyền thống văn hiến

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) -  Đây là nhiệm vụ được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI của Thành ủy Hà Nội, diễn ra sáng 29/3.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tiếp, làm việc với Đại sứ Lào tại Việt Nam

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng đón tiếp và làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHDCND Lào tại Việt Nam Sẻng Phết Hùng Bun Nhuông.
(PLVN) - Sáng nay - 29/3, tại Hải Dương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng cùng nhiều đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan đã có buổi tiếp đón và làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHDCND Lào tại Việt Nam cùng phu nhân và một số thành viên của đoàn công tác.

Nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng hoạt động xét xử

Nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng hoạt động xét xử
(PLVN) -  Yêu cầu trên được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo TAND Tối cao, diễn ra hôm qua (27/3). Dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.

Xây dựng và hoàn thiện thể chế: Bám sát thực tiễn, tháo gỡ các 'điểm nghẽn', 'nút thắt'

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp.
(PLVN) -  Ngày 27/3, chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu bám sát thực tiễn trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, làm đến đâu chắc đến đó để luật pháp đi thẳng vào cuộc sống, tháo gỡ được các “điểm nghẽn”, “nút thắt”.

Việt Nam - Trung Quốc đẩy nhanh hợp tác trên mọi lĩnh vực

Quang cảnh buổi Hội đàm tại điểm cầu Nhà Quốc hội.
(PLVN) - Việt Nam - Trung Quốc nhất trí thúc đẩy hợp tác thương mại song phương cân đối, bền vững, kiểm soát ổn thỏa bất đồng trên biển, bảo đảm hòa bình, ổn định của khu vực, tận dụng các cơ chế đối ngoại hiện có để đẩy nhanh hợp tác trên mọi lĩnh vực.