Từ ngày 3 – 4/11, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 10/2011, thảo luận một số nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2011…
Chính phủ thống nhất đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm nay tiếp tục có những chuyển biến tích cực như xuất khẩu trên 78 tỷ USD (tăng 34,5% so với cùng kỳ), nhập siêu tháng 10 giảm mạnh (bằng 9,6% kim ngạch xuất khẩu), ưu tiên và tích cực triển khai các chính sách an sinh xã hội, các chương trình xóa đói giảm nghèo…
Đặc biệt, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 chỉ tăng 0,36% - mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm và là tháng thứ ba liên tiếp có mức tăng giá dưới 1%. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến rất phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực tới kinh tế nước ta. CPI đã giảm dần như sức ép về lạm phát và tỷ giá còn rất lớn, lãi suất còn cao
Chủ trì buổi họp báo chiều qua (4/11), Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Những tháng cuối năm, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục nỗ lực, kiên trì thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết số 11/NQ-CP, phấn đấu đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 18%, tạo tiền đề đưa lạm phát năm 2012 về mức một con số, đồng thời bảo đảm đạt mức tăng trưởng GDP 6%. Chính phủ chủ trương tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả, phù hợp theo tín hiệu thị trường, kiểm soát tỷ giá và cũng đã giao cho NHNN xem xét, chỉ đạo giảm lãi suất huy động để từ đó giảm lãi suất cho vay.
Bộ trưởng Đam cũng nhấn mạnh, Chính phủ sẽ theo dõi sát tình hình để quản lý giá tốt, nhất là các mặt hàng nhạy cảm như điện, xăng dầu. Kỳ họp này, Chính phủ chưa bàn chuyện tăng giá điện mà sẽ xem xét quyết định vào thời điểm thích hợp.
Liên quan đến những giải pháp nhằm giải quyết ùn tắc giao thông do Bộ GTVT đề xuất, Bộ trưởng Đam nhận định, ùn tắc giao thông chủ yếu diễn ra ở các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP. HCM nên trách nhiệm trước hết thuộc về UBND các thành phố này. Đối với Hà Nội, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT làm việc với Hà Nội, trình Chính phủ và cấp có thẩm quyền của Hà Nội xem xét quyết định các giải pháp này
Hoàng Thư
Chính phủ thống nhất đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm nay tiếp tục có những chuyển biến tích cực như xuất khẩu trên 78 tỷ USD (tăng 34,5% so với cùng kỳ), nhập siêu tháng 10 giảm mạnh (bằng 9,6% kim ngạch xuất khẩu), ưu tiên và tích cực triển khai các chính sách an sinh xã hội, các chương trình xóa đói giảm nghèo…
Đặc biệt, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 chỉ tăng 0,36% - mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm và là tháng thứ ba liên tiếp có mức tăng giá dưới 1%. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến rất phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực tới kinh tế nước ta. CPI đã giảm dần như sức ép về lạm phát và tỷ giá còn rất lớn, lãi suất còn cao
Chủ trì buổi họp báo chiều qua (4/11), Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Những tháng cuối năm, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục nỗ lực, kiên trì thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết số 11/NQ-CP, phấn đấu đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 18%, tạo tiền đề đưa lạm phát năm 2012 về mức một con số, đồng thời bảo đảm đạt mức tăng trưởng GDP 6%. Chính phủ chủ trương tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả, phù hợp theo tín hiệu thị trường, kiểm soát tỷ giá và cũng đã giao cho NHNN xem xét, chỉ đạo giảm lãi suất huy động để từ đó giảm lãi suất cho vay.
Bộ trưởng Đam cũng nhấn mạnh, Chính phủ sẽ theo dõi sát tình hình để quản lý giá tốt, nhất là các mặt hàng nhạy cảm như điện, xăng dầu. Kỳ họp này, Chính phủ chưa bàn chuyện tăng giá điện mà sẽ xem xét quyết định vào thời điểm thích hợp.
Liên quan đến những giải pháp nhằm giải quyết ùn tắc giao thông do Bộ GTVT đề xuất, Bộ trưởng Đam nhận định, ùn tắc giao thông chủ yếu diễn ra ở các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP. HCM nên trách nhiệm trước hết thuộc về UBND các thành phố này. Đối với Hà Nội, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT làm việc với Hà Nội, trình Chính phủ và cấp có thẩm quyền của Hà Nội xem xét quyết định các giải pháp này
Hoàng Thư