Chiều 30/7: Ghi nhận 5 ca dương tính với Covid-19 tại Quảng Nam

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Chiều 30/7, Việt Nam ghi nhận thêm 5 ca bệnh dương tính với COVID-19 tại Quảng Nam. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 464 ca.

 5 ca bệnh cụ thể là:

Ca bệnh 460 (BN460): Bệnh nhân nữ, 49 tuổi, ở xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ngày 18/6-20/7/2020, bệnh nhân chăm sóc chồng tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 23/7/2020, bệnh nhân bị đau đầu, mệt, đau họng.

Ca bệnh 461 (BN461): Bệnh nhân nữ, 45 tuổi, ở phường Sơn Phong, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ngày 13-14/7/2020, bệnh nhân đến khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Đà Nẵng để chăm sóc mẹ bị ốm. Ngày 26/7/2020, bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi.

Ca bệnh 462 (BN462): Bệnh nhân nam, 53 tuổi, ở phường Minh An, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ngày 24/7/2020, bệnh nhân chăm sóc bố là BN428 tại khoa Nội - Tiết niệu Bệnh viện Đà Nẵng.

Ca bệnh 463 (BN463): Bệnh nhân nữ, 45 tuổi, ở Cẩm Nam, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ngày 21/7/2020, bệnh nhân chăm sóc bố là BN428 tại khoa Nội - Tiết niệu Bệnh viện Đà Nẵng.

Ca bệnh 464 (BN464): Bệnh nhân nữ, 69 tuổi, ở phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ngày 18/07/2020, bệnh nhân đi thăm BN428.

Cả 5 trường hợp được lấy mẫu ngày 28/7/2020 lấy mẫu, kết quả ngày 30/7/2020 dương tính với SARS-CoV-2.

Như vậy, tính đến 18h ngày 30/7, Việt Nam có tổng cộng 464 ca mắc COVID-19, trong đó 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Số lượng ca mắc mới trong cộng đồng tính từ ngày 25/7 đến nay: 48 ca. Tính từ 6h đến 18h ngày 30/7: 5 ca mắc mới.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 81.546, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 472; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 14.213; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 66.861.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 14 ca; Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2 là 4 ca.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.