“Chiến tranh” thương mại Mỹ - Trung: Sớm muộn rồi cũng sẽ phải dàn hoà?

Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
(PLO) - Trung Quốc và Mỹ đều biết rằng để xảy ra chiến tranh thương mại thì chỉ có kẻ thua chứ không có ai thắng. Trong quá khứ lịch sử đến nay, Mỹ đã nhiều lần phát động chiến tranh thương mại với đối tác bên ngoài nhưng rồi cuối cùng đều thua chứ chưa lần thắng.

Ông Trump không phải không nhận biết điều đó, nhưng vì suy tính quyền lực trước mắt và nhu cầu đối nội cấp thiết mà công cụ hóa cả xung khắc lẫn chiến tranh thương mại với các đối tác kinh tế và thương mại của Mỹ, trong đó có và trước hết là Trung Quốc. Hai bên leo thang căng thẳng và đối địch nhau trên lĩnh vực này, nhưng sớm muộn rồi cũng sẽ phải dàn hoà với nhau.

Xung khắc thương mại đã xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ ngày 6/7 vừa qua. Mỹ khơi mào trước và Trung Quốc đáp trả ngay lập tức. Mức độ giá trị hàng hóa bị ảnh hưởng ở cả hai phía trước hết là 34 tỷ USD và rồi sẽ thêm 16 tỷ USD nữa. Có đi có lại và ăn miếng trả miếng. 

Lợi ích và thể diện buộc Trung Quốc không thể hành xử khác sau khi bị phía Mỹ khiêu chiến xung khắc thương mại. Còn đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, chỉ như thế thôi xem ra chưa thể đủ. Ông Trump lấn tới bằng việc áp thuế quan bảo hộ mậu dịch đối với hơn 1.000 dòng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc với mức độ giá trị khoảng 200 tỷ USD nữa.

Trung Quốc lại không thể không trả đũa. Nhưng nếu vụ việc leo thang đến mức độ ấy thì chẳng khác gì bùng phát chiến tranh thương mại giữa hai nước.

Dùng tiêu chí định tính và định lượng hóa có thể thấy chuyện này không còn đơn thuần chỉ là xung khắc thương mại nữa. Theo Bộ thương mại Mỹ, tổng kim ngạch trao đổi thương mại của Mỹ năm 2017 là 505,6 tỷ USD mà thâm hụt của Mỹ là 375,2 tỷ USD, Mỹ xuất khẩu vào Trung Quốc giá trị hàng hóa khoảng 130 tỷ USD trong khi nhập khẩu gấp ba như thế từ Trung Quốc. 

Từ giác độ định lượng mà nói, thì chỉ cần Mỹ áp thuế quan bảo hộ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc ở mức độ giá trị vượt quá giá trị xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Trung Quốc; thì Trung Quốc đã không thể chơi ăn miếng trả miếng được nữa với Mỹ bằng chính thuế quan bảo hộ mậu dịch.

Hình minh họa
Hình minh họa

Trung Quốc phải đáp trả Mỹ bằng cả những biện pháp khác nữa. Như thế có nghĩa là chuyện xung khắc không còn chỉ liên quan đến thương mại nữa mà lây lan sang cả những lĩnh vực quan hệ song phương và chính sách của chính phủ. Mức độ khác và cả bản chất khác làm nên cuộc chiến tranh thương mại.

Hiện tại, giữa hai nước này chưa đến mức ấy bởi phải đến tháng 9 tới thì biện pháp chính sách mới của ông Trump đối với Trung Quốc mới có hiệu lực chính thức. Dù vậy, bờ vực của chiến tranh thương mại cũng đã ngấp nghé. Phía Mỹ tỏ ra rất quyết chí và quyết tâm.

Đối với ông Trump, việc khắc phục thâm hụt trong cán cân trao đổi thương mại với Trung Quốc và ngăn cản Trung Quốc vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao là những mục tiêu phải đạt được bằng mọi giá, có tác dụng chính trị đối nội vô cùng quan trọng đối với vị thế và nền tảng quyền lực của ông Trump ở Mỹ. 

Ông Trump đã dọa sẽ còn áp thuế quan bảo hộ thương mại đối với hàng hóa của Trung Quốc thêm 200 tỷ USD chứ không dừng lại ở mức 250 tỷ USD, tức là sẽ nhằm vào toàn bộ giá trị xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ. Tức là ông Trump sẵn sàng chấp nhận để cho toàn bộ mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc bị ảnh hưởng tiêu cực. 

Ngoài nhằm vào hàng hóa xuất khẩu của Mỹ, Trung Quốc có thể và buộc phải nhằm vào những lĩnh vực hợp tác khác với Mỹ để tiếp chiêu bảo hộ thương mại của Mỹ và đáp trả Mỹ. Phá giá đồng Nhân dân tệ là một cách.

Tập trung vào những lĩnh vực dịch vụ, ô tô và du lịch mà Trung Quốc bị thâm hụt với Mỹ là một cách. Chẳng hạn như lĩnh vực du lịch. Năm 2017, dân Trung Quốc du lịch Mỹ chi khoảng 153 tỷ USD. Bây giờ, chỉ cần dân Trung Quốc bớt hoặc không đi du lịch ở Mỹ nữa để biểu thị “tinh thần yêu nước” thì ông Trump không tránh khỏi gặp khó khăn lớn ở Mỹ.

Trung Quốc và Mỹ đều biết rằng để xảy ra chiến tranh thương mại thì chỉ có kẻ thua chứ không có ai thắng. Trong quá khứ lịch sử đến nay, Mỹ đã nhiều lần phát động chiến tranh thương mại với đối tác bên ngoài nhưng rồi cuối cùng đều thua chứ chưa lần thắng. 

Ông Trump không phải không nhận biết điều đó, nhưng vì suy tính quyền lực trước mắt và nhu cầu đối nội cấp thiết mà công cụ hóa cả xung khắc lẫn chiến tranh thương mại với các đối tác kinh tế và thương mại của Mỹ, trong đó có và trước hết là Trung Quốc.

Hai bên leo thang căng thẳng và đối địch nhau trên lĩnh vực này, nhưng sớm muộn rồi cũng sẽ phải dàn hoà với nhau. Hiện tại, phía Mỹ cần có cuộc xung khắc với Trung Quốc nên chưa sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc để xử lý.

Đọc thêm

Tuyên bố đáng chú ý của Nga

Tuyên bố đáng chú ý của Nga
(PLVN) - Trong bối cảnh phương Tây thảo luận việc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đưa ra tuyên bố: Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho "các quốc gia thù địch với Mỹ".

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua
(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.