Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung gây thiệt hại các nền kinh tế châu Á như thế nào?

Nhà máy của tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Hàn Quốc Samsung. Ảnh: CNN
Nhà máy của tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Hàn Quốc Samsung. Ảnh: CNN
Một cuộc bùng nổ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho các nền kinh tế châu Á khác.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc có những chính sách thương mại không công bằng và đe dọa áp mức thuế mới lên tới 450 tỷ USD đối với các mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc. Phản ứng trước lời đe dọa, Bắc Kinh cam kết sẽ trả đũa.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ là tin xấu cho các nền kinh tế khác ở châu Á phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu như Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia. Những đối tượng này có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm bán cho Trung Quốc và xuất khẩu qua Mỹ, từ ô tô tới các thiết bị điện tử.

"Đây là những ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ kỹ thuật đến từ nhiều nơi khác nhau", Raymond Tsang - một chuyên viên nghiên cứu tại trung tâm tư vấn Bain & Company có trụ sở tại Thượng Hải - cho biết. "Chuỗi cung ứng ... rất phức tạp. Thương mại đan xen rất quan trọng đối với nền kinh tế khu vực”.

"Châu Á là một khu vực phụ thuộc xuất khẩu và đối với nhiều nền kinh tế (xuất khẩu) là một cỗ máy để tăng trưởng", Stephen Schwartz, giám đốc cơ quan xếp hạng nợ châu Á – Thái Bình Dương Fitch giải thích: "Chắc chắn, nếu căng thẳng leo thang, nó sẽ có tác động về mặt vật chất lên khu vực."

Đài Loan thiệt hại nặng nhất

Các linh kiện công nghệ, như chip máy tính, là một trong những sản phẩm dễ bị tổn hại nhất trong một cuộc chiến thương mại. Điều đó có thể đặt kinh tế Đài Loan (Trung Quốc) vào một vị trí bấp bênh.

Đài Loan là nhà cung cấp linh kiện lớn cho Trung Quốc Đại lục để sản xuất điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác. Nhiều thiết bị được xuất khẩu tới Mỹ. Theo số liệu của công ty nghiên cứu Capital Economics, hoạt động xuất khẩu các linh kiện này chiếm gần 2% tổng sản phẩm nội địa của Đài Loan.

Nhà kinh tế học cấp cao Gareth Leather giải thích Đài Loan “sẽ mất mát nhiều nhất” trong một cuộc chiến thương mại. Nếu nhu cầu đối với điện thoại thông minh Trung Quốc, nhu cầu đối với linh kiện Đài Loan cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tuần trước, Foxconn - công ty công nghệ hàng đầu của Đài Loan và là nhà cung cấp chính cho Apple (AAPL) – cảnh báo một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Trung sẽ là thách thức lớn nhất mà họ phải đối mặt.

Foxconn, công ty hoạt động chủ yếu tại thị trường Trung Quốc Đại lục, dường như không phải là công ty duy nhất có liên quan. Các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư ANZ kỳ vọng xuất khẩu chất bán dẫn của Đài Loan và các hàng hóa công nghệ khác sẽ giảm trong những tháng tới khi căng thẳng thương mại ngày càng sâu sắc.

Trong khi đó, Hàn Quốc - có hai thị trường xuất khẩu hàng đầu là Trung Quốc và Mỹ - có thể là một nạn nhân lớn khác. Giống như Đài Loan, nước này bán các linh kiện công nghệ cho Trung Quốc để sản xuất các thiết bị điện tử đưa sang Mỹ.

Cổ phiếu của hai nhà sản xuất chip điện tử Hàn Quốc - Samsung Electronics (SSNLF) và SK Hynix – bắt đầu giảm trong những tuần gần đây.

Không chỉ vậy, các nhà phân tích cho biết các công ty ở Malaysia và Singapore có thể bị ảnh hưởng khi hai nước đều xuất khẩu linh kiện điện tử cho Trung Quốc.

Tình hình sẽ tệ đến đâu?

Quy mô thiệt hại cho nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào mức độ tồi tệ của cuộc chiến thương mại.

Cho đến hiện giờ, Mỹ quyết định áp thuế 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và chính sách có hiệu lực từ ngày 6/7. Theo Christopher Rogers - nhà phân tích thuộc công ty nghiên cứu thương mại toàn cầu Panjiva, mặc dù mức độ ảnh hưởng của chính sách này sẽ bị “hạn chế trong ngắn hạn” nhưng nếu Tổng thống Trump thực sự áp thuế 10% lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc như lời đe dọa, điều này có thể tạo ra làn sóng khiến các nền kinh tế châu Á chao đảo.

Với viễn cảnh đó, "các mặt hàng sản xuất bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi", chuyên gia Rogers nhận định. "Rõ ràng điều này không hề có lợi nếu mọi người lại phải nghĩ địa điểm mới để đặt các nhà máy sản xuất và tìm nguồn cung ứng chiến lược," cố vấn Tsang giải thích.

Các nhà phân tích cho rằng một số công ty châu Á đang tìm cách đưa sản phẩm tới các quốc gia khác trong khu vực, như Thái Lan và Việt Nam để tránh mức thuế quan cao mà Mỹ áp lên hàng Trung Quốc.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.