Chiến dịch can thiệp “đa quốc gia” vào Libya

Giai đoạn thực thi và giám sát vùng cấm bay thực sự cho thấy chiến dịch can thiệp vào Libya mang tính đa quốc gia. Bởi vì không chỉ có Mỹ, Anh, Pháp mà còn hàng loạt các nước như: Đan Mạch, Qatar, Canada, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất… cũng đều tham  gia để thi hành Nghị quyết lập vùng cấm bay với Libya mà Hội Đồng Bảo An (HĐBA) Liên Hợp Quốc (LHQ) đã thông qua.

Giai đoạn thực thi và giám sát vùng cấm bay thực sự cho thấy chiến dịch can thiệp vào Libya mang tính đa quốc gia. Bởi vì không chỉ có Mỹ, Anh, Pháp mà còn hàng loạt các nước như: Đan Mạch, Qatar, Canada, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất… cũng đều tham  gia để thi hành Nghị quyết lập vùng cấm bay với Libya mà Hội Đồng Bảo An (HĐBA) Liên Hợp Quốc (LHQ) đã thông qua.

Chiến dịch can thiệp “đa quốc gia” vào Libya ảnh 1
Máy bay Pháp chuẩn bị tham gia cuộc can thiệp quân sự vào Libya.

Liên quân này đã tập trung một lượng lớn vũ khí gần Libya với hàng trăm máy bay chiến đấu có khả năng tiếp cận quốc gia Bắc Phi này trong thời gian ngắn. Trong số này có những phi đội F-16 của Mỹ, Đan Mạch, CF-18 của Canada, Tornado và Typhoon của Anh, chủ yếu đóng ở miền nam Italy. Pháp thì triển khai khoảng 100 máy bay chiến đấu, gồm chủ yếu là Rafale và Mirage 2000 cùng tàu sân bay Charles de Gaulle tham gia chiến dịch tại Libya.

Hôm qua (20/3), Mỹ và Anh, Pháp đã đồng loạt tấn công Lực lượng Muammar Gaddafi bằng tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp và các cuộc không kích. Tàu chiến Mỹ bắn tên lửa hành trình, máy bay Pháp nhả đạn phá huỷ các xe bọc thép của đội quân đội Gaddafi. Tiếng nổ và lửa khói bốc lên ở Thủ đô Tripoli .

Theo Lầu Năm Góc, các tên lửa được sử dụng là Tomahawk, đích đến của chúng là các trận địa phòng không của ông Gadhfi. Có khoảng 110 quả tên lửa đã được “dội xuống” Libya nhằm tiêu diệt hoả lực phòng không của chính quyền sở tại. 20 máy bay chiến đấu của Pháp đang thực thi lệnh áp đặt vùng cấm bay của LHQ đối với Libya, sau khi Tổng thống Pháp tuyên bố mở màn chiến dịch quân sự.

Tổng cộng đã có hơn 20 mục tiêu, hàng loạt đơn vị tên lửa của lực lượng thân Gadhafi bị phá hủy hàng loạt. Ngoài ra, mạng lưới thông tin liên lạc quân sự có ý nghĩa sống còn đối với Gaddafi cũng bị đánh tơi tả.

Chiến dịch can thiệp “đa quốc gia” vào Libya ảnh 2
Trẻ em cũng trở thành nạn nhân của bạo lực.

Gaddafi thề trả đũa

Truyền hình quốc gia Libya đã đưa tin, trong cuộc không kích đầu tiên của Anh, Pháp, Mỹ và lực lượng quân đội Gaddafi, có ít nhất 48 người thiệt mạng và 150 người bị thương và những mục tiêu dân sự ở thủ đô đã bị "máy bay của những kẻ xâm lược" tấn công.

Nhà lãnh đạo Libya Gadhafi đã thề sẽ trả đũa và bảo vệ đất nước khỏi một cuộc "xâm lăng khổng lồ" và cảnh báo sự can dự của các lực lượng Quốc tế sẽ khơi dậy một cuộc chiến tranh quy mô lớn và đẩy dân thường vào hiểm nguy.

Ông tuyên bố sẽ trang bị vũ khí cho người dân để đối phó với các cuộc tấn công của phương Tây, bảo vệ đất nước và đe dọa sẽ tấn công các mục tiêu quân sự và dân sự ở Địa Trung Hải để trả đũa cho các cuộc tấn công từ trên không và ngoài biển nhằm vào Libya.

Bộ Ngoại giao Libya cho biết đã yêu cầu HĐBA LHQ họp khẩn sau khi các Lực lượng Liên minh phương Tây phát động các cuộc không kích và tấn công trên biển nhằm vào lực lượng của ông Gaddafi, đồng thời tuyên bố Tripoli coi bản nghị quyết của HĐBA yêu cầu các lực lượng Libya ngừng bắn không còn giá trị nữa sau các vụ tấn công của phương Tây vào lãnh thổ Libya.

Một loạt quốc gia lên tiếng phản đối

Cùng tiếng nói với nhiều quốc gia ở Mỹ Latinh, Nga, Trung Quốc, Liên minh châu Phi… đã đồng loạt phản đối các hành động quân sự của phương Tây nhằm vào Libya. Tổng thống Venezuela gọi đây là hành động "ăn cướp dầu mỏ", còn phát ngôn viên ngoại giao Nga nói rằng Matxcơva lấy làm tiếc vì việc can thiệp vũ trang được thông qua vội vã.

Lãnh tụ Cuba Fidel Castro, Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega, Tổng thống Bolivia Evo Morales cùng ủng hộ quan điểm của ông Chavez. Trung Quốc hôm nay tỏ ý “lấy làm tiếc” về các vụ tấn công này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Jiang Yu nói: “Trung Quốc trước sau như một không ủng hộ việc sử dụng vũ lực trong các mối quan hệ quốc tế”. Trung Quốc là nước bỏ phiếu trắng trong cuộc biểu quyết của LHQ hôm thứ Năm về một “Vùng cấm bay” ở Libya .

Phương Thanh (Tổng hợp) 

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.