Chỉ dẫn địa lý: “Bao cấp” hay trao quyền tự chủ?

Chuối ngự Đại hoàng  - một đặc sản kinh tế gắn liền với địa danh. (Ảnh internet)
Chuối ngự Đại hoàng - một đặc sản kinh tế gắn liền với địa danh. (Ảnh internet)
(PLO) - Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), sau khi Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) được nhà nước bảo hộ, hoạt động quản lý được giao về cho UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ… Quy định này khiến chính quyền địa phương dường như đang làm thay mọi thủ tục để DN có được sản phẩm SHTT, trong khi vai trò của DN, hiệp hội DN trở nên mờ nhạt…

“Chìa khóa” tăng giá trị nông sản

Theo Cục SHTT, tính đến ngày 31/5/2018, Việt Nam đã bảo hộ 60 CDĐL quốc gia và 6 CDĐL của nước ngoài. Đến nay đã có 37 tỉnh/TP đã có CDĐL được bảo hộ, 12 tỉnh/TP có từ 2 CDĐL trở lên là: Thanh Hóa, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Kạn, Tiền Giang, Bình Thuận, Bạc Liêu, Đồng Nai, Hà Giang, Quảng Nam.

Về cơ cấu sản phẩm được bảo hộ CDĐL, có 47% sản phẩm là trái cây, 23% là các sản phẩm từ cây công nghiệp và lâm nghiệp, 12% là thủy sản, 8% là gạo còn lại là các sản phẩm khác…

Sau 16 năm phát triển công tác bảo hộ CDĐL cho các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã đem lại những kết quả nhất định. Cụ thể, giá trị của sản phẩm, giá bán các sản phẩm sau khi CDĐL được bảo hộ đều có xu hướng tăng, đặc biệt là một số sản phẩm như: nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang), cam Cao Phong (Hòa Bình), mật ong bạc hà Mèo Vạc (Hà Giang)…

Cá biệt, giá bán sản phẩm tăng từ 20-100% như: Cam Cao Phong giá bán tăng gần gấp đôi; mật ong bạc hà Mèo Vạc tăng 75-80%; chuối ngự Đại Hoàng tăng 100-130%; chè Mộc Châu có bao bì mang CDĐL được bán cao hơn 1,7 - 2 lần các sản phẩm cùng loại không có bao bì…

Đặc biệt, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) được coi là hình mẫu cho việc gắn kết giữa hoạt động KH&CN và sản xuất, phát triển sản phẩm. Do đã hình thành được các tổ chức tập thể như Hội/ Hiệp hội, đại diện cho các DN, hộ sản xuất, kinh doanh để tham gia hoạt động quản lý, phát triển thị trường sản phẩm CDĐL. 

Lãng phí còn lớn

Theo ông Lưu Đức Thanh - Trưởng phòng CDĐL và Nhãn hiệu quốc tế (Cục SHTT), trong một số trường hợp, CDĐL có thể phát động cuộc chạy đua sản lượng và mở rộng diện tích nuôi trồng tràn lan, thay vì tạo ra tư duy tích hợp CDĐL với cải thiện chất lượng, công nghệ và chế biến sâu để bán được sản phẩm với mức giá ngày càng cao. Hiện tượng này đã xảy ra như đối với “tiêu Quảng Trị” hay “điều Bình Phước”.

Lý giải điều này, ông Thanh cho biết, do chưa có sự hợp tác, kết nối giữa các cơ quan quản lý, nhà sản xuất và tiêu dùng tại Việt Nam. Ở cấp độ quốc gia, ta đang thiếu một khung pháp lý về quản lý CDĐL, trong đó quan trọng nhất là khâu kiểm soát. Ở cấp độ địa phương, hồ sơ đăng ký CDĐL đang còn nhiều bất cập dẫn đến gây khó khăn cho quá trình quản lý.

Thực tế hiện nay, có đến 50% CDĐL của nông sản Việt là không có người quản lý, khai thác. Chẳng hạn như CDĐL quế Hưng Yên được Nhà nước ủy quyền, giao cho Hiệp hội Ngành nghề quế địa phương quản lý nhưng hiệp hội này chỉ họp đúng một lần vào ngày thành lập từ năm 2011 đến nay, hay trà Mộc Châu có hiệp hội quản lý nhưng không khai thác hiệu quả CDĐL do cả 10 thành viên đều là nhà chế biến, không có nông dân tham gia.

Khác với các nước, CDĐL do các hiệp hội ngành nghề quản lý thì ở Việt Nam hoạt động đăng ký bảo hộ CDĐL đang được “bao cấp”. Theo quy định của Luật SHTT, sau khi CDĐL được Nhà nước bảo hộ, hoạt động quản lý được giao về cho UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW. Điều này dẫn tới việc chính quyền các địa phương hiện đang làm thay mọi thủ tục để DN có được sản phẩm SHTT “dùng chung” này. 

Theo đại diện Cục SHTT, chính sách thì tốt, song nó khiến hiệp hội các nhà sản xuất, các hội nghề nghiệp không thực sự có động lực tham gia hình thành ý tưởng, xác định đặc điểm sản phẩm để xây dựng nên một bản đăng ký CDĐL có tính đại diện cao nhất, đặc thù nhất. Do đó, rất nhiều nhà sản xuất tại địa phương được bảo hộ nhưng không sử dụng logo CDĐL vì không biết mình có quyền. Và cũng vì vậy mới xảy ra việc nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mất thương hiệu và phải kiện mới lấy lại được thương hiệu từ Trung Quốc....

“Nói cách khác, nhiều người sản xuất còn nghĩ đây là SHTT của… chính quyền, nên các tổ chức, cá nhân không được phép sử dụng. Nên không chủ động trong việc bảo vệ và phát triển giá trị của sản phẩm được bảo hộ CDĐL…”, ông Thanh nói.

Để khai thác tối đa hiệu quả của CDĐL, đại diện Cục SHTT cho rằng cần phải nâng cao nhận thức cho người dân và người trồng, sản xuất, kinh doanh về lợi ích, tầm quan trọng của CDĐL bên cạnh việc quản lý vùng trồng, sản xuất sản phẩm hợp lý. Các địa phương nên chú trọng việc đăng ký CDĐL cho các sản phẩm đã qua chế biến cũng như việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi đưa ra thị trường, theo ông Thanh: “Quan trọng hơn, nên để các hiệp hội ngành nghề tham gia ngay từ đầu khi đăng ký bảo hộ CDĐL vì họ hiểu rõ sản phẩm, quy trình sản xuất và sẽ bảo vệ tài sản vô hình này về sau. Cụ thể, người “đứng đơn” xin đăng ký bảo hộ CDĐL nên được thay đổi là các hội nghề nghiệp”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.

Thu ngân sách tăng do chính sách đi vào cuộc sống

Chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần tăng thu ngân sách.
(PLVN) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, kết quả đó có được là nhờ chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống.