Chỉ cần tiết kiệm 1% là có 50.000 tỷ đồng cho Sân bay Long Thành

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trình bày Tờ trình tại Hội trường
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trình bày Tờ trình tại Hội trường
(PLO) - Hôm qua (27/10), tại buổi thảo luận ở tổ về tính khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) còn băn khoăn về nguồn tiền thực hiện dự án.

Tuy nhiên, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định, việc tiết kiệm 1% từ chi thường xuyên hoàn toàn trong “tầm tay” của chúng ta và từ nguồn tiền này, Chính phủ dư sức xây dựng sân bay Long Thành.

Cần hơn 18.000 tỷ để giải phóng mặt bằng

Trình bày tờ trình về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành (CHKQT), tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, CHKQT Long Thành sẽ được hoàn thiện để trình QH xem xét thông qua vào năm 2019 nên cần sớm triển khai Dự án để thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB), bàn giao cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng, đáp ứng tiến độ theo Nghị quyết số 94/2015/QH13.

Trường hợp GPMB sau khi Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án CHKQT Long Thành được phê duyệt, khi đó việc triển khai các bước tiếp theo sẽ phải phụ thuộc tiến độ bàn giao mặt bằng nên có thể sẽ kéo dài, chưa kể kinh phí GPMB tăng do biến động giá thị trường và đời sống của người dân, hoạt động của các doanh nghiệp, cơ quan trong vùng dự án sẽ tiếp tục gặp thêm nhiều khó khăn.

Bộ trưởng Thể cũng cho biết, tổng diện tích của dự án CHKQT Long Thành là 5.586,14ha; tổng mức đầu tư của dự án khoảng 23.049 tỷ đồng, trong đó có 18.054 tỷ đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, hơn 4.000 tỷ đồng xây dựng hạ tầng các khu tái định cư. Nguồn vốn và cơ cấu vốn triển khai dự án theo đề xuất của Chính phủ là ngân sách trung ương hơn 21.800 tỷ đồng (chiếm 95% tổng mức đầu tư dự án), ngân sách trung ương ứng 1.160 tỉ đồng (chiếm 5% tổng mức đầu tư dự án), UBND tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm hoàn trả ngân sách trung ương theo quy định.

“Góp gió thành bão” từ các địa phương

Cho ý kiến khi thảo luận tại tổ, ĐB Giàng A Chu (Yên Bái) nhận định: “Bồi thường, tái định cư CHKQT Long Thành là rất quan trọng. Nếu lòng dân không thuận sẽ rất khó khăn!”. Theo ĐB, không phải cứ có tiền, có chính sách là có thể làm được. Vì đây là việc giải tỏa trắng khoảng 5.000 hộ và 15.500 khẩu là quá lớn, với hơn 5.000ha.

“Nếu không làm tốt sẽ kèm theo câu chuyện khiếu kiện đông người, vượt cấp”, ĐB Giàng A Chu cảnh báo và đề nghị phải quan tâm đến việc tuyên truyền, vận động người dân bị dự án này ảnh hưởng.

Dẫn chứng cụ thể, ông Chu cho biết: “Như Yên Bái, thủy điện Thác Bà là công trình quan trọng. Hồi đó làm gì có bồi thường, chủ yếu là lòng dân thôi, vận động bà con nhường đất cho dòng điện quốc gia”.

Đồng quan điểm, ĐB Phạm Minh Chính cho rằng cần có phương án thuyết phục dân khi thực hiện GPMB. Trưởng ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh, các cơ quan chức năng phải quan tâm đến việc tổ chức lại cuộc sống của nhân dân, đồng thời khuyến khích người dân tự lựa chọn nơi định cư và Nhà nước hỗ trợ họ. Liên quan đến nguồn tiền để GPMB, ông Chính cho biết, ông rất băn khoăn khi Chính phủ mới bố trí được 5.000 tỉ đồng, còn thiếu từ 13.000 đến 18.000 tỉ đồng cho dự án này.

“Kỳ trước tôi đề nghị phải tiết kiệm, chúng ta từng làm hồi khủng hoảng 2007 tiết kiệm 10% chi thường xuyên”, ông Chính nhắc lại và cho rằng hiện nay chi thường xuyên đã lên tới 65%, trong đó chủ yếu là chi lương và phụ cấp tới 52,8%, còn lại là chi hành chính.

“Chỉ cần tiết kiệm 1% có 10.000 tỉ. Một số tỉnh vừa rồi như Hà Nội chẳng hạn, tiết kiệm được 4.000-5.000 tỉ. Tôi đề nghị phải có chính sách tiết kiệm, mà dư địa tiết kiệm là được. Chỉ cần tiết kiệm 2% là đủ để thực hiện dự án này… Chúng ta phân bổ ra mỗi địa phương, bộ, ngành tiết kiệm một chút là “góp gió thành bão” — ông Chính nói.

“Các nguồn thì phân bổ hết rồi, nếu không tiết kiệm thì không xây được sân bay Long Thành. Tôi thì nghĩ tiết kiệm từ những hoạt động như: Lễ hội, hội họp, đi lại… mà 5 năm sẽ được 50 nghìn tỷ. Nếu dư thì đưa vào cao tốc Bắc - Nam. Tôi cho rằng việc tiết kiệm 1% là có thể làm được” - ĐB Phạm Minh Chính khẳng định.

Đọc thêm

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!
(PLVN) - Khẳng định tái định vị doanh nghiệp không phải là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh, đây là thời cơ để DN tạo ra đột phá, nền tảng để “bứt tốc” trong tương lai.

Ngành Hải quan thúc đẩy công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn thực hiện ký trực tuyến bản Thỏa thuận.
(PLVN) -  Tổng cục Hải quan mới đây đã ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên (AEO) với Hải quan các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đây là thỏa thuận đầu tiên mà Việt Nam ký kết và triển khai thực tế.

PVEP và hành trình biến thách thức thành cơ hội

Tiến sĩ Trần Quốc Việt - Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVEP.
(PLVN) - Hồi đầu tháng 2/2023, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã cán mốc sản lượng 1 tỷ thùng dầu. Đây không chỉ là dấu mốc vẻ vang của PVEP mà còn là niềm tự hào của ngành Dầu khí, của ý chí Việt Nam. Ít ai biết rằng, trong hành trình tìm “vàng đen” đầy vinh quang của mình, PVEP từng đứng trước những thử thách muôn vàn khó khăn.

Đội nắng chạy đua tiến độ trên công trường Đèo Prenn

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng nghe nhà thầu thi công báo cáo tiến độ dự án mở rộng đèo Prenn.
(PLVN) - Dưới nắng gắt trên công trường dự án nâng cấp, mở rộng đèo Prenn, ông Võ Ngọc Hiệp -  Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng nhắn nhủ nhà thầu thi công là Tập đoàn Đèo Cả cố gắng tận những ngày nắng ráo để đẩy nhanh tiến độ bởi mùa mưa đang đến gần.

'Nâu' sang 'xanh'

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức hôm qua (19/3), diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, phát triển dựa vào kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, đồng thời, xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn, dựa vào khoa học và công nghệ để phát triển đất nước.

Vụ tài khoản khách hàng bị “bốc hơi” 46,9 tỷ đồng: Giám đốc Sacombank Khánh Hòa bị cách chức

Thông báo của Sacombank và Văn bản trả lời của bà Dương.
(PLVN) - Liên quan việc bà Hồ Thị Thùy Dương (ngụ phường Cam Phú, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) phản ánh việc 46,9 tỷ đồng của bà trong tài khoản 0500420042321 thuộc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa, Phòng giao dịch Cam Ranh “bốc hơi”, Hội sở Sacombank đã quyết định cách chức với ông Phạm Tấn Minh, Giám đốc Chi nhánh Sacombank Khánh Hòa.

Công ty Điện lực Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị người lao động năm 2023

Ông Lê Quang Thái - Phó Tổng Giám đốc EVNNPC (bên trái) và ông Nguyễn Tiến Long - Chủ tịch Công đoàn PC Hà Tĩnh chủ trì Hội nghị
(PLVN) - Năm 2023, cán bộ viên chức lao động Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) quyết tâm đổi mới và bứt phá, tiếp tục phát huy sức mạnh tập thể, đồng thời nâng cao nhiệt huyết, lòng yêu nghề để hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, qua đó khẳng định vai trò của ngành Điện đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.