Chảy đi sông ơi!

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sông vẫn chảy, nhưng sự quan tâm của cơ quan chức năng giảm đi, nên đáng tiếc, những con sông ấy vẫn là sông quê...

Miền Tây không chỉ là vùng sản xuất hàng hóa nông sản, thủy sản lớn nhất cả nước. Đây còn là khu vực có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nhất cả nước, gắn với những ghe thuyền tàu bè và khung cảnh “trên bến, dưới thuyền”. Thế nhưng theo số liệu từ Bộ Giao thông Vận tải, có đến 80% hàng hóa vẫn được chuyển bằng đường bộ.

Đó chính là tiền đề để đại diện một doanh nghiệp (DN) lớn mới đây tuyên bố “muốn hình thành nhiều điểm trung chuyển và đội tàu “bus” nhận hàng ở miền Tây. Cứ đúng giờ, các sà lan ghé vào lấy hàng để đưa lên cảng quốc tế Long An, cảng tại TP HCM hay Cái Mép”.

Vị doanh nhân gọi ý tưởng này là “bus container”, cho rằng có thể tiết kiệm chi phí hơn so với hệ thống đường bộ đang quá tải của miền Tây. Theo ông, đầu tư đường bộ ở miền Tây rất tốn kém, cần đầu tư khai thác hệ thống đường thủy; giúp hạ chi phí logistics xuống mức thấp nhất, góp phần phát triển kinh tế miền Tây, giảm áp lực cho đường bộ, còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Thế nhưng đó chỉ là lý thuyết. Còn trên thực tế, đường thủy miền Tây tuy nhằng nhịt nhưng rất kém phát triển. Cả vùng có 6 luồng và 12 cảng biển, chỉ chiếm 3,4% tổng sản lượng hàng hóa qua cảng cả nước. Sông miền Tây bên lở, bên bồi, thậm chí có những khúc cả hai bên đều lở, chưa có các bến gom hàng hóa các tỉnh, chưa có mạng lưới nối. Hệ thống đường thủy miền Tây tổng chiều dài gần 28 ngàn km nhưng chỉ đóng vai trò tập kết, thu gom quy mô nhỏ; ghe xuồng thì “vô tư”, nhưng tàu bè lớn thì “chịu chết”.

Trên lý thuyết, đường thủy có chi phí vận chuyển thấp hơn đường bộ, nhưng thực tế tại miền Tây có thể ngược lại, do hạ tầng kém. Vùng đang có 3 tuyến thủy nội địa chính thì tuyến Long An - TP HCM chỉ thông được tàu tải trọng nhỏ hơn 120 TEU (đơn vị đo lường tương đương với container 20 feet) do hạn chế độ tĩnh không cầu (khoảng cách từ dầm của thuyền đến mặt nước) tại Bến Lức; hay tuyến Cần Thơ - Campuchia tải trọng chỉ 50-80 TEU vì ảnh hưởng các bãi bồi khu vực sông Hậu. Chỉ có tuyến Long An - Campuchia thì sà lan tải trọng 128-215 TEU di chuyển được.

Nếu cùng một điểm đến, di chuyển bằng sà lan chậm hơn 4 lần so với đường bộ, do độ tĩnh không các cầu thấp, muốn qua một cầu phải chờ 3-4 tiếng “canh giờ” con nước hạ. Hàng chủ yếu của vùng là nông sản tươi, đòi hỏi vận chuyển càng nhanh càng tốt, nên chuyển kiểu “rùa bò” như trên thì “chết chắc”.

Bản thân các DN ủng hộ “bus container” cũng xác nhận phải được quan tâm cải tạo hạ tầng, thì ý tưởng trên mới nhiều khả thi. Nhiều vấn đề một mình DN không làm được. Ngoài việc quan tâm đến các luồng sông chính để tàu lớn vào, thì những luồng sông rạch khác cũng cần được cải tạo. Nếu được Nhà nước quan tâm quy hoạch vùng rõ nét, có những luồng thủy nội địa gắn kết những khu công nghiệp tại khu Cần Thơ - Thốt Nốt, An Giang và Bạc Liêu, đưa luồng đó thành những luồng chính, sẽ phát triển kinh tế tốt, đề xuất của một số DN.

Một nhận định khác cho rằng giao thông đường thủy nội địa ở miền Tây lâu nay thiếu đầu tư trầm trọng. Ngân sách đầu tư cho đường thủy nội địa giảm 2-3% tổng ngân sách đầu tư giao thông trong giai đoạn 2011-2015; xuống còn 1,2% trong giai đoạn 2016-2020. Sông vẫn chảy, nhưng sự quan tâm của cơ quan chức năng giảm đi, nên đáng tiếc, những con sông ấy vẫn là sông quê, chưa thể trở thành cánh tay nối dài cho hệ thống cảng biển, chưa thể trở thành cửa ngõ thông thương cho hàng hóa miền Tây.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

500 hộ dân Discovery Complex "tập trung đông người" đòi quyền lợi hợp pháp đang bị chủ đầu tư xâm phạm

500 hộ dân Discovery Complex "tập trung đông người" đòi quyền lợi hợp pháp đang bị chủ đầu tư xâm phạm
(PLVN) - Sáng nay (4/4), đại diện 500 hộ dân với khoảng 2000 nhân khẩu đang sinh sống tại tòa nhà Discovery Complex – 302 – Cầu Giấy – Hà Nội đã tập trung trước sảnh tòa nhà để đòi các quyền lợi hợp pháp của họ đang bị chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ thương mại Cầu Giấy xâm phạm.

Xác định chủ thể có quyền sử dụng đất khi “sổ đỏ” có chữ “hộ”

Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp Trị. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình tương đối phổ biến ở nước ta, đặc biệt trong giai đoạn thi hành của Luật Đất đai năm 1993 và 2003. Tuy nhiên, một trong những khó khăn, vướng mắc cho những người liên quan và các cơ quan có thẩm quyền, đơn vị hành nghề luật là xác định chủ thể có quyền sử dụng đất khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chữ “hộ”...

Từ “Drama tình ái của nam streamer”: Đừng để "truyền thông bẩn" dẫn dắt

Các buổi livestream của streamer ViruSs thu hút hàng triệu lượt xem. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Truyền thông “bẩn” , nội dung xàm xí hay vô bổ…dưới một cách thức nào đó được nhiều người quan tâm, theo dõi… rồi bị lên án, phanh phui. Thế nhưng, hầu hết mọi người đều quên rằng, nội dung, thông tin và có được tiếp nhận, lan truyền hay không phụ thuộc vào chính khán giả, đọc giả và những “mắt xem” mà chẳng có bất kỳ sự ép buộc nào cả. Vậy, khi trách, khi lên án, phải chăng, chúng ra đã quên mất người xem?

Hoài Đức (Hà Nội): Tạm dừng công trình xây dựng gây hư hại hộ liền kề

Hình ảnh một phần hiện trạng ngôi nhà của ông Tâm, bà Vân. (Ảnh: Tuệ Phong)
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của ông Nguyễn Hữu Tâm, bà Nguyễn Thị Vân (ngụ khu đất dịch vụ Cụm công nghiệp Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) phản ánh việc công trình liền kề trong quá trình thi công, xây dựng đã gây hư hại nghiêm trọng đến ngôi nhà của gia đình; cán bộ địa chính của UBND xã Kim Chung cho biết, UBND xã đã yêu cầu tạm dừng xây dựng công trình để khắc phục hư hại với các công trình liền kề theo quy định.

Chư Tôn đức Ni dâng hương tưởng niệm tại chùa Kim Liên và Đền Hai Bà Trưng

Chư Tôn đức Ni Phân ban Ni giới Trung ương dâng hương tưởng niệm tại chùa Kim Liên và Đền Hai Bà Trưng
(PLVN) - Sáng 2/4 (tức mùng 5 tháng 3 năm Ất Tỵ), chư Tôn đức Ni trong Phân ban Ni giới Trung ương, Phân ban Ni giới GHPGVN Thành phố Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước đã câu hội về chùa Kim Liên cử hành Lễ dâng hương tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công Phật giáo Việt Nam.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025

Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại; sửa quy định về chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm; quy định về phí bảo lãnh ngân hàng; tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025.

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên
(PLVN) - Sau khi nhận được phản ánh của bà Lại Thị Nghĩa do Báo PLVN chuyển đến về việc UBND quận Long Biên (Hà Nội) không bố trí tái định cư (TĐC) cho gia đình bà Nghĩa vì cho rằng diện tích còn lại sau khi thu hồi đất là 16,1m2 đủ điều kiện xây dựng nhà để ở, là không đúng quy định; Sở Xây dựng đề nghị UBND quận Long Biên rà soát lại các nội dung của Văn bản 775/QLĐT ngày 13/8/2021 của Phòng Quản lý đô thị (QLĐT).

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, tại phường Năng Tĩnh (TP Nam Định, tỉnh Nam Định), công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào của Cty TNHH Trường Thoa dù đã bị xử phạt hành chính, UBND tỉnh yêu cầu tháo dỡ, khắc phục hậu quả trong 1 năm, Sở Xây dựng cũng đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế từ năm 2024 nhưng đến nay công trình này vẫn chưa bị cưỡng chế, vẫn được sử dụng kinh doanh như bình thường.