Châu Phi – đỏ và đen

Hai tác phẩm trong bộ sách Lịch sử châu Phi do Bội Quỳnh, Thảo Trúc dịch - Ảnh: DIỆU LINH
Hai tác phẩm trong bộ sách Lịch sử châu Phi do Bội Quỳnh, Thảo Trúc dịch - Ảnh: DIỆU LINH
0:00 / 0:00
0:00
Khi tác giả của 2 cuốn sách, Martin Meredith và Robert Twigger, bắt tay vào viết tác phẩm của mỗi người, có lẽ họ cũng không mường tượng ra một ngày kia hai đứa con tinh thần của họ lại bổ sung cho nhau tuyệt vời đến thế trong chủ đề của chúng.

Từ chỗ là cái nôi của Ai Cập - nhà nước và quốc gia đích thực đầu tiên được các học giả nhất trí thừa nhận trong lịch sử loài người, là một phần nổi bật của phần thế giới văn minh hình thành quanh Địa Trung Hải và Hồng Hải trong suốt thời Cổ đại và phần lớn thời Trung cổ, châu Phi ngày nay trở thành một vùng đất chìm khuất trong bóng tối và chịu sự thao túng, kiểm soát của bên ngoài, bị đè nặng bởi sự bất công, bất bình đẳng bên trong với rất ít ánh sáng của hy vọng cho tương lai.

Đó chính là định mệnh của châu Phi, được thuật lại một cách cô đọng trong hai cuốn sách Phi châu thịnh vượng - Lịch sử 5.000 năm của sự giàu có, tham vọng và nỗ lực (The fortune of Africa - A 5.000 Years History of Weath, Greed and Endeavor) và Red Nile - Tiểu sử của dòng sông vĩ đại nhất thế giới (Red Nile - A biography of the world’s greatest river) - hai người bạn đồng hành trong bộ sách Lịch sử châu Phi do Omega Plus vừa phát hành bản tiếng Việt.

Sự say mê cao độ với châu Phi

Khi tác giả của hai cuốn sách, Martin Meredith và Robert Twigger, bắt tay vào viết tác phẩm của mỗi người, có lẽ họ cũng không mường tượng ra một ngày kia hai đứa con tinh thần của họ lại bổ sung cho nhau tuyệt vời đến thế trong chủ đề của chúng.

Nếu như Phi châu thịnh vượng của Martin Meredith giống như một phiên bản Trò chơi vương quyền có thực với bối cảnh là châu Phi rộng lớn, thì Red Nile của Robert Twigger lại là một lát cắt dọc miền đông châu Phi theo dòng sông Nile kỳ bí theo chiều dài của cả không gian lẫn thời gian.

Red Nile như cái nhìn cận cảnh qua kính lúp của một phần toàn cảnh châu Phi được đề cập tới trong Phi châu thịnh vượng.

Về mặt phong cách, những độc giả nào lo sợ gặp phải sự trùng lặp khi thực hiện cuộc hành trình bằng mắt qua hai cuốn sách đồ sộ sẽ nhanh chóng thở phào. Hai cuốn sách bổ sung cho nhau một cách hài hòa, trong khi lại không giẫm chân lên nhau.

Trước hết, phải khẳng định cả hai tác giả đều hiểu rõ chủ đề họ viết một cách thấu đáo. Hơn thế, bất cứ độc giả nào cũng sẽ nhanh chóng nhận ra sự say mê cao độ với châu Phi của cả hai người.

Không chỉ trông cậy vào tư liệu, dù Martin Meredith và Robert Twigger đều đã thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu nghiêm túc, sâu rộng các nguồn tư liệu trước khi chấp bút, hai tác giả đều là những người đã dành một phần quan trọng cuộc đời mình tại châu Phi, tại chính thực địa nơi diễn ra những biến cố họ đề cập đến.

Sự trải nghiệm thực tế này giúp cho hai cuốn sách sống động, thuyết phục, giúp độc giả ít nhiều cảm nhận được hơi thở của cuộc sống với mọi cung bậc trong những gì được thuật lại, giúp những lập luận các tác giả đưa ra có được độ sắc nét, cận cảnh từ góc quan sát của người trong cuộc.

Âm hưởng bất an

Lẽ tất nhiên, mỗi cuốn sách trong bộ sách Lịch sử châu Phi đều là một chỉnh thể trọn vẹn, nhất quán về nội dung và thông điệp.

Phi châu thịnh vượng khởi đầu bằng lịch sử về vương quốc Ai Cập cổ đại, có thể coi như khởi đầu cho xã hội văn minh tại châu Phi, và kết thúc bằng một cuộc điểm qua hiện thực và triển vọng của các quốc gia châu Phi độc lập vào thời điểm kết thúc thập niên đầu tiên của thế kỷ hai mươi mốt.

Cuốn sách được viết từ góc nhìn chính trị, xã hội thuần túy. Đượm gam màu tối, câu chuyện về châu Phi của Martin Meredith dừng lại trong nỗi trăn trở cho tương lai đầy thách thức và thiếu sắc hồng của vùng đất giàu có về tài nguyên nhưng lại chìm trong nghèo đói này.

Red Nile của Robert Twigger lại giống như một tập hợp những câu chuyện ngắn được sắp xếp theo các trục thời gian và không gian khác nhau, xoay quanh sông Nile hùng vĩ và các sông hồ là đầu nguồn cấp nước cho con sông huyền thoại, theo cả dòng nước lẫn dòng lịch sử.

Câu chuyện của Twigger không khỏi đề cập tới những biến động lịch sử, những đổi thay về văn hóa, chính trị đã diễn ra trên toàn bộ vùng đất nơi hiện diện hệ thống sông Nile.

Nhưng trong cuốn sách còn đề cập đến cả mối quan hệ giữa tự nhiên và con người bên dòng sông này, những tác động của con người lên dòng sông xuất phát từ các lý do khác nhau cũng như hệ lụy chúng gây ra cho tự nhiên và chính con người.

Và cũng như câu chuyện chung về châu Phi, câu chuyện riêng về sông Nile cũng kết thúc trong âm hưởng bất an cho tương lai, qua trải nghiệm cá nhân của tác giả trong những ngày chính biến đầy bạo lực tại Ai Cập năm 2011.

Trong suốt chiều dài lịch sử của châu Phi cũng như sông Nile được đề cập qua các trang của bộ sách Lịch sử châu Phi, nhiều cung bậc thăng trầm được nhắc đến, nhiều màu sắc được mô tả, song đậm nét nhất có lẽ là hai màu đỏ và đen.

Màu đỏ của phù sa sông Nile, của những vùng đất màu mỡ đã làm nên sự thịnh vượng của các nền văn minh châu Phi cổ đại, cũng là màu đỏ của tai họa Chúa đã giáng xuống Ai Cập, của máu đã đổ qua bao chiến tranh, tàn sát trên khắp châu Phi.

Màu đen của màu da bao thế hệ nô lệ bị đồng loại của họ săn bắt, buôn bán như những món hàng. Màu đen ảm đạm của đói khổ, lo âu vẫn còn đè nặng lên hiện tại và tương lai của châu lục nơi nhân loại khởi sinh.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Phát huy giá trị di sản văn hóa

Phát huy giá trị di sản văn hóa

(PLVN) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Bộ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa (DSVH). Tinh thần xuyên suốt của Bộ Quy tắc là nâng cao trách nhiệm đạo đức, chuyên môn và ý thức nghề nghiệp của những người đang trực tiếp làm việc trong lĩnh vực DSVH, đồng thời lan tỏa nhận thức xã hội về giá trị và tầm quan trọng của di sản với sự phát triển bền vững của đất nước.

Đọc thêm

Kích cầu du lịch bằng dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Để kích cầu du lịch, cần có những chính sách ưu đãi. (Ảnh minh họa: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Chỉ còn hai tuần nữa là đến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Năm nay, Việt Nam có nhiều hoạt động trong dịp nghỉ lễ này. Cận kề tuần nghỉ lễ nhiều điểm đến du lịch đã đặt chỗ kín phòng. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn các tour nội địa trong những ngày lễ trọng đại của đất nước.

Vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn - một trong những Danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước ta. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Những năm qua, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã chuẩn bị hồ sơ Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn để đề nghị UNESCO đồng tổ chức 300 năm Ngày sinh của ông vào năm 2026. Đêm 10/4/2025 (giờ địa phương) vừa qua, tại Kỳ họp khóa 221 của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), các nước thành viên đã thông qua Quyết định khuyến nghị Đại hội đồng UNESCO, phê duyệt việc vinh danh và cùng kỷ niệm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn.

'Người thắp lửa đầu tiên' cho chiếu Chèo Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo
(PLVN) - Ngày 15/4, tại thành phố Hoa Lư, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Thân thế, sự nghiệp Ưu bà Phạm Thị Trân”.

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 sắp diễn ra với nhiều điểm mới ấn tượng

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ năm 2025 diễn ra đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng sẽ được tổ chức với quy mô hoành tráng, đậm bản sắc Hải Phòng.
(PLVN) - Năm 2025 là năm thứ 12 Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức cùng với kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025). Năm nay, TP Hải Phòng dự kiến sẽ đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân qua chặng đường 70 năm giải phóng, xây dựng, bảo vệ và phát triển; đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hải Phòng cùng cả nước vững bước vào kỷ nguyên mới.

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son
(PLVN) -  “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” – câu ca dao đã đi vào tiềm thức người Việt như một minh chứng cho sự sầm uất, thịnh vượng của thương cảng Phố Hiến trong thế kỷ 16 - 17. Trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về đề án “Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ” mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng, đây sẽ “cơ hội vàng” để tỉnh bứt phá trong lĩnh vực du lịch.

Phim ngắn 'Vòng ngà tội lỗi' lên tiếng ngăn chặn vấn nạn giết hại voi

Phim ngắn 'Vòng ngà tội lỗi' lên tiếng ngăn chặn vấn nạn giết hại voi
(PLVN) - Có một thực tế mà nhiều người không biết là việc mua bán ngà voi chính là nguyên nhân trực tiếp khiến voi bị giết hại. Số tiền mà người tiêu dùng chi trả vô tình tiếp tay làm giàu cho những kẻ săn bắn và buôn bán ngà voi khiến cho voi tiếp tục bị giết hại để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của một bộ phận người dân.

Khai mạc Giải bóng đá hữu nghị Việt - Trung

Các đại biểu và VĐV 2 nước chụp ảnh lưu niệm trước trận đấu
(PLVN) - Ngày 14/4, thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh cho biết, từ ngày 12/4 đến 17/4 tại TP Đông Hưng (Trung Quốc) diễn ra Giải bóng đá liên hợp giao hữu qua biên giới Trung Quốc - Việt Nam với sự tham gia của 16 đội bóng đến từ các địa phương biên giới hai nước.

VTV và CMG công bố chương trình hợp tác truyền thông trọng điểm

Lãnh đạo VTV và CMG nhấn nút khởi động chuỗi chương trình hợp tác giữa hai đài truyền quốc gia của Việt Nam và Trung Quốc (ảnh BTC).
(PLVN) - Chiều 14/4/2025, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025–2026. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên và biên tập viên của VTV và CMG.

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ
(PLVN) - Tuần qua, phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tiếp tục đứng đầu phòng vé. Sự quan tâm của khán giả được dự đoán sẽ giúp bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên trụ rạp lâu dài.

Cầu mây Việt Nam: Vươn tầm thế giới, khát vọng đầu tư

Đội tuyển cầu mây Việt Nam tại Giải Cúp Cầu mây Thế giới 2025 (ISTAF World Cup 2025)
(PLVN) - Dù liên tục mang về những tấm huy chương danh giá từ các đấu trường quốc tế, khẳng định vị thế cường quốc, nhưng cầu mây Việt Nam dường như vẫn chưa nhận được sự quan tâm và biết đến rộng rãi tương xứng từ công chúng trong nước. .