Chất độc hóa học giết mòn người sống trên “dải đất ung thư”?

Giữa rừng cao su bạt ngàn, gần 400 hộ dân vùng sâu, vùng xa thuộc huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) nhiều năm qua luôn phải sống trong hoang mang, lo ngại tột cùng. Bởi mỗi năm có đến cả chục người chết vì bệnh ung thư.

Giữa rừng cao su bạt ngàn, gần 400 hộ dân vùng sâu, vùng xa thuộc huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) nhiều năm qua luôn phải sống trong hoang mang, lo ngại tột cùng. Bởi mỗi năm có đến cả chục người chết vì bệnh ung thư.

Những cái chết bất ngờ đều vì ung thư

Là địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh, cuộc sống bà con nơi đây còn nhiều khó khăn. Đa số các hộ gia đình đều lấy nghề nương rẫy như trồng điều, cao su để kiếm kế sinh nhai. Từ năm 2002, người dân rùng mình khi chứng kiến nhiều cái chết đột ngột. Người chết thường trong độ tuổi từ 50 – 60, nguyên nhân được chẩn đoán hầu hết đều mắc bệnh ung thư quái ác.

Lối vào “dải đất ung thư”
Lối vào “dải đất ung thư”

Trường hợp đầu tiên vào năm 2002, người dân còn nhớ là bà Tô Thị Xiên (SN 1959). Đang khỏe mạnh bình thường, bà bỗng nhiên phát bệnh, người xanh xao gầy yếu, suốt ngày ho khạc. Bà xuống thăm khám nhiều bệnh viện ở TP.HCM. Được các bác sĩ chẩn đoán là ung thư phổi giai đoạn cuối, vô phương cứu chữa nên người thân đành đưa về nhà chăm sóc, được vài tháng thì qua đời.

Đến năm 2010, con trai của nạn nhân cũng “theo mẹ” với cùng một chứng bệnh là ung thư phổi. Những người chết vì ung thư liên tục tăng lên, nhất là hai năm trở lại đây.

Đầu tháng 1/2013 có 3 trường hợp mắc ung thư gan, phổi và hạch. Cách đây hai tháng, một người phụ nữ qua đời vì ung thư gan, chỉ 50 ngày sau lại một trường hợp qua đời vì ung thư thận. Tháng 6 vừa qua, một người đàn ông chết vì ung thư phổi, đến đầu tháng 7, một người phụ nữ phát hiện bị ung thư hạch ác tính…

Chỉ cách nhau một khe suối, bệnh ung thư cũng đang là vấn đề nhức nhối đối với người dân ấp 8, xã An Khương. Trường hợp đầu tiên chết vì ung thư dạ dày xảy ra năm 2007, sau đó tiếp tục hai trường hợp vào năm kế tiếp.

Bùng phát mạnh nhất vào năm 2012 vừa qua, có tới 5 người chết, đều mắc các bệnh như ung thư dạ dày, thận, phổi.

Trưởng ấp Nguyễn Đình Thống cho biết, những trường hợp chết vì ung thư đều phát hiện bệnh rất muộn. Thường thì khi phát bệnh mới đi khám, lúc đó đã quá nặng không thể cứu chữa, qua đời rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn.

Bà Nguyễn Thị Yến, Bí thư chi bộ ấp Thanh Sơn cho biết:  “Điều khó giải thích nhất là những người chết vì bệnh ung thư chỉ tập trung ở ấp Thanh Sơn và ấp 6. Đa số là đàn ông độ tuổi ngoài 50, chết rất đột ngột.

Ban đầu người dân nghĩ là do nguồn thực phẩm, rồi rượu chè nên sinh bệnh. Điều tra kĩ mới thấy những người mắc bệnh đều rất khỏe mạnh, trước đây không nghiện ngập, hoặc dùng các chất kích thích có thể gây ung thư”.

Nguyên nhân từ những thùng thuốc hóa học đổ xuống lòng đất?

Theo người dân trong vùng, nguyên nhân gây bệnh ung thư có thể là do nguồn nước đang sinh hoạt. Bà Lê Thị Chung (SN 1965), cho biết: “Gia đình tôi ở Thanh Hóa vào lập nghiệp từ năm 1986. Khi ấy nơi đây chỉ toàn rừng rú, tuy nhiên người dân phát hiện rất nhiều thùng phuy chứa chất độc hóa học ngổn ngang trên nương rẫy. Sau đó, để khai hoang đất canh tác, người ta đem đổ và đốt để làm nương rẫy. Có lẽ chất độc này ngấm xuống lòng đất, rồi ngấm vào nước".

Nghi ngờ này càng có cơ sở hơn khi khảo sát tại địa bàn cho thấy, các hộ dân cuộc sống vẫn còn khó khăn, nước sinh hoạt đa phần lấy từ giếng khoan, đào mạch dưới lòng đất.

Theo ông Trưởng ấp 8, trước đây người dân đi làm nương rẫy thường hay phát hiện những ụ đất có chứa thuốc lạ. Sau khi dùng cuốc xẻng tác động thì ngửi thấy mùi nồng nặc, khó chịu. Chất hóa học này gây cay mắt, cứ mỗi lần làm rẫy không may đụng vào, ai nấy đều bỏ chạy vì cay mắt không nhìn thấy gì.

Về sau, khi làm nương, mọi người đều nhúng khăn ướt để bịt vào mũi, miệng, hạn chế độc tố gây hại thân thể. Ông Trưởng ấp cho biết thêm, nguồn nước tại đây bị nhiễm phèn rất nặng, vì vậy những người dân mắc bệnh rất từ từ, đến giai đoạn cuối, thấy đau dữ dội, khi đi thăm khám đã quá muộn.

Theo tìm hiểu, địa điểm mà các hộ dân hai ấp đang sinh sống trước đây là rừng đồng dầu (vì trồng cây dầu). Đây cũng là nơi tập trung nhiều thùng phi chất thải hóa học của đế quốc Mĩ.

Sau ngày giải phóng, do không lường trước tác hại, người dân tiêu hủy bằng cách đổ xuống đất hoặc đốt cháy. Rất có thể chất độc này là nguyên nhân gây bệnh nan y đang hoành hành tại địa phương.

Một người dân lo ngại “Vì nghi nguồn nước nhiễm độc nên ai nấy đều lo sợ đi mua máy lọc. Tuy nhiên, dân ở đây còn khó khăn, số lượng các hộ sử dụng vẫn còn rất ít. Chỉ mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc tìm ra nguyên nhân, để người dân khỏi hoang mang lo lắng”.

Trên dải đất chưa đầy 1 km nối hai ấp, mỗi một năm có tới khoảng 15 - 20 người chết vì ung thư. Kéo theo đó là những đau thương mất mát không thể bù đắp được.

Như gia đình anh Tô Vĩnh Bình, vào lập nghiệp hơn 20 năm, đang khỏe mạnh bỗng dưng phát bệnh. Gia đình phải bán cả vườn tược, vay mượn khắp nơi mới có đủ 700 triệu đồng điều trị. Nhưng bệnh tình quá hiểm nghèo, sự sống của bệnh nhân cũng chỉ kéo dài được hơn 5 tháng.

Cũng trên dải đất này, một năm có tới hơn 20 góa phụ, khiến nhiều người bàng hoàng. Nhiều người đặt câu hỏi: Tình trạng này còn kéo dài đến bao giờ?.

Ông Lê Minh Thìn, Chủ tịch UBND xã Thanh An, cho biết: “Đây là địa bàn bị bom đạn tàn phá dữ dội trong chiến tranh. Sau ngày giải phóng, trên các nương rẫy vẫn còn nhiều vết tích của bom mìn, các thùng hóa chất sót lại. Đặc biệt là chất độc hóa học vương vãi ở nơi sinh sống của người dân, ngấm xuống lòng đất, làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Rất có khả năng đây là nguyên nhân trực tiếp gây mầm bệnh. Trong các kì họp HĐND, tiếp xúc cử tri, UBND đã đưa kiến nghị lên các cơ quan chức năng để tiến hành kiểm tra, tìm biện pháp xử lí phù hợp”.

Theo Xa lộ pháp luật

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

Đọc thêm

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...