Chấp hành viên tự định giá tài sản: “Bơi” trong … “bể khổ”

 Xuất phát từ thực tế là nhiều nơi chưa có tổ chức thẩm định giá (mà hiện nay chỉ tập trung ở các TP lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), nên cả đương sự và chấp hành viên đều không có (hoặc không có nhiều cơ hội) lựa chọn. Một số nơi “bất đắc dĩ” phải mời tổ chức thẩm định giá ở nơi khác về, gây tốn kém, thậm chí không cho kết quả “chuẩn”.

 Chấp hành viên xác định giá tài sản là cơ chế hoàn toàn mới theo Luật Thi hành án dân sự (THADS). Quy định này tưởng “thoáng” nhưng thực hiện lại vô cùng khó...

“Mâu thuẫn” đương sự  - chấp hành viên

Xuất phát từ thực tế là nhiều nơi chưa có tổ chức thẩm định giá (mà hiện nay chỉ tập trung ở các TP lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), nên cả đương sự và chấp hành viên đều không có (hoặc không có nhiều cơ hội) lựa chọn. Một số nơi “bất đắc dĩ” phải mời tổ chức thẩm định giá ở nơi khác về, gây tốn kém, thậm chí không cho kết quả “chuẩn”.

Do đó, phương án này cũng không được nhiều các bên lựa chọn. Khó khăn vì nhiều nơi chưa có tổ chức thẩm định giá nên theo quy định, chấp hành viên phải tự xác định giá tài sản.

Chấp hành viên trong một buổi cưỡng chế THADS
Chấp hành viên trong một buổi cưỡng chế THADS. Ảnh minh họa

“Đây là nhiệm vụ cực ký khó khăn” - nhiều chấp hành viên phản ánh, bởi chấp hành viên không phải là người có chuyên môn sâu về tài chính, thậm chí việc nắm bắt giá thị trường tại địa phương để xác định giá cho “sát” cũng khó vì thị trường luôn lên xuống bấp bênh. Nghị định 58/CP ngày 13/7/2009  hướng dẫn thi hành Luật THADS mở cho chấp hành viên một “lối thoát” khi không tìm được tổ chức thẩm định giá để ký hợp đồng thì Chấp hành viên có thể tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan trước khi xác định giá của tài sản kê biên.

Tuy nhiên, khó là ở chỗ cơ chế phối hợp giữa cơ quan THADS với các cơ quan phối hợp, do chỉ mang tính tham khảo nên nhiều khi tài chính vắng mặt, từ chối giúp đỡ…thì chấp hành viên cũng chịu. Thậm chí, với các loại tài sản tươi sống, mau hỏng, nhiều mặt hàng ở địa phương không có, nên dù cơ tài chính và cơ quan chuyên môn bên cạnh cũng không biết lấy căn cứ đâu để ...áp dụng tương tự.

Đặc biệt, với những trường hợp chấp hành viên phải xác định giá cho bất động sản thì sự khó khăn càng nhân gấp nhiều lần. “Rất nhiều trường hợp xảy ra “xung đột” giữa chấp hành viên và đương sự do không thống nhất được giá trị tài sản”, bà Lê Hoàng Thanh, Viện Khoa học pháp lý nhận xét trong một cuộc hội thảo. Nhiều ý kiến khác cho rằng quy định này cũng dễ dẫn đến sự tùy tiện trong xác định giá vì không có một “ba-rem” chuẩn.

Cũng theo quy định của Luật THADS, có hai trường hợp được quyền yêu cầu định giá lại tài sản kê biên, đó là: Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản và đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên, nhiều đương sự lợi dụng quy định này để trì hoãn, kéo dài việc THA (do luật không giới hạn số lần định giá lại) .

“Đối với người đang chấp hành án phạt tù thì việc thống nhất thỏa thuận về giá và thông báo giá tài sản được kê biên đến họ cũng gặp những khó khăn, tốn kém hơn” - Chấp hành viên Phạm Anh Dũng, Cục THADS Hà Nội cho biết thêm.

Quan trọng nhất là cơ chế phối hợp

Trước những khó khăn kể trên, nhiều địa phương đã tự đứng ra “kết nối” giữa các ngành. Điển hình như Đắc Lăk. Sáng kiến “chỉ đạo các cơ quan THADS xây dựng quy chế phối hợp trong xác định giá tài sản THA” đã được triển khai rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, trách nhiệm của các cơ quan được nâng cao, việc định giá tài sản cũng “sát” hơn, hạn chế khiếu nại của các bên đương sự.

“Trong điều kiện các văn bản hướng dẫn Luật THADS chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn về cung cấp giá tài sản, thì việc tham khảo ý kiến cơ quan chuyên môn về giá rất khó khăn, chính vì vậy việc xây dựng quy chế này rất cần thiết”, Cục trưởng THADS Đăk Lăk Bùi Đăng Thủy khẳng định.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng cho rằng, cần có chế tài với các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phối hợp nhưng cố tình không làm hoặc phối hợp một cách hình thức.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:

a) Đương sự không thoả thuận được về giá và không thoả thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá;

b) Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ;

c) Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này.

3. Chấp hành viên xác định giá trong các trường hợp sau đây:

a) Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thoả thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ.
(khoản 1, 2 điều 98 Luật THADS)
Thanh Nhàn

Đọc thêm

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.