'Chấm dứt cho thuê đất ở sân bay Tân Sơn Nhất'

Thượng tướng Trần Đơn
Thượng tướng Trần Đơn
(PLO) - "Các đơn vị quân đội tuyệt đối không được ký kết hợp đồng mới cho thuê đất quốc phòng cũng như liên doanh liên kết trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất để tập trung cho việc quy hoạch lại. Đây là quyết tâm rất cao của Quân ủy Trung ương trong thời gian tới", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trần Đơn khẳng định.

Tại hội nghị quản lý, sử dụng đất quốc phòng khu vực sân bay Tân Sơn Nhất tổ chức mới đây, thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết đất quốc phòng nói chung, đất tại sân bay Tân Sơn Nhất nói riêng có diện tích tương đối lớn (hơn 1.000 ha). 

Trong đó, đất quốc phòng đang quản lý là hơn 489 ha; đất hàng không dân dụng quản lý hơn 107 ha; đất dùng chung hơn 464 ha. "Tuy nhiên, các diện tích đất này chưa được quy hoạch tổng thể, xen kẽ nhiều đơn vị nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn", ông Đơn nói.

Theo thứ trưởng Trần Đơn, việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng đưa vào hoạt động kinh tế khu vực sân bay Tân Sơn Nhất là vấn đề tồn tại từ sau năm 1975 đến nay. Qua nhiều lần kiểm tra, chấn chỉnh, hiện công tác quản lý, sử dụng đã đi vào nề nếp, các khu đất có mốc giới, ranh giới, tường rào bảo vệ, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, không để xảy ra tranh chấp, lấn chiếm.

"Tuy nhiên, đất quốc phòng cũng có những đặc thù riêng, nếu cần thiết sẽ phải bỏ không chứ không thể nói là lãng phí. Không thể nói vì kinh tế hết hoặc là vì quốc phòng hết mà phải hài hòa. Xây dựng, phát triển mà không bảo vệ được thì cũng không có ý nghĩa", thứ trưởng Trần Đơn nói và cho biết bộ cũng đang quy hoạch lại vị trí đóng quân của các đơn vị cho phù hợp hơn.

Để công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng trong thời gian tới của các đơn vị chặt chẽ, đúng quy định, ông Đơn cho biết Bộ Quốc phòng yêu cầu các cơ quan, đơn vị chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương về lãnh đạo công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

"Các đơn vị quân đội tuyệt đối không được ký kết hợp đồng mới cho thuê đất quốc phòng cũng như liên doanh liên kết trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất để tập trung cho việc quy hoạch lại. Đây là quyết tâm rất cao của Quân ủy Trung ương trong thời gian tới", tướng Đơn khẳng định.

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng cũng yêu cầu các đơn vị thuộc bộ phối hợp với chính quyền địa phương, trong một tháng dứt điểm giải tỏa 3 cây xăng và 50 ki-ốt dọc đường Trường Chinh, tuyệt đối không cho thuê làm bất cứ ki-ốt nào nữa để tạo hành lang thông thoáng cho khu vực phía Bắc sân bay.

"Sau khi giải tỏa xong, Bộ sẽ bàn giao luôn cho quận Tân Bình quản lý để củng cố đô thị xanh, sạch, đẹp. Sắp tới Bộ cũng sẽ làm việc với UBND thành phố để bàn bạc việc củng cố hàng rào sân bay lại nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sân bay, vì nó cũ kỹ lâu lắm rồi", thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói.

Liên quan đến sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, thượng tướng Trần Đơn cho biết Bộ Quốc phòng chấp hành rất nghiêm túc và đã báo cáo Chính phủ. "Sân golf thực chất là đất quốc phòng, nếu Chính phủ, Bộ GTVT quyết định thu hồi để xây đường băng ở đó chẳng hạn thì có thể thu hồi bất cứ lúc nào cũng được, không có vấn đề gì cả", ông Đơn khẳng định.

Từ năm 2014 đến nay, Bộ Quốc phòng đã bàn giao và dự kiến bàn giao đất quốc phòng cho khu vực sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 52,2 ha. Trong đó, bàn giao cho TP HCM gần 12 ha, bàn giao cho Bộ GTVT khoảng 40,2 ha, phục vụ triển khai quy hoạch kết nối giao thông, xây dựng hồ điều hòa nhằm giảm ùn tắc giao thông và chống ngập nước tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất; cải tạo nâng cấp đường lăn, sân đỗ tàu bay hàng không dân dụng, quy hoạch nhà ga hành khách.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường. Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự gặp mặt và phát biểu chỉ đạo. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm:

Vun đắp quan hệ đoàn kết – Trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu

Vun đắp quan hệ đoàn kết – Trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu
Sáng 18/11, Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile và Cộng hoà Peru, cũng như tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình dương (APEC) 2024.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường. Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự gặp mặt và phát biểu chỉ đạo.

Thủ tướng hội đàm với Tổng thống Brazil: Việt Nam – Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Thủ tướng hội đàm với Tổng thống Brazil: Việt Nam – Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, ngày 17/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva. Hai bên thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại chương trình (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - “Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, với truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, gắn bó và bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc..., khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ không ngừng được củng cố ngày càng vững chắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...