Cầu kì món ‘chả phụng hoàng vũ’ trong ẩm thực cung đình Huế

"Chả phụng hoàng vũ" trứ danh
"Chả phụng hoàng vũ" trứ danh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nghệ nhân ưu tú Phan Tôn Gia Hiền (TP.Huế, Thừa Thiên - Huế) đã trình diễn món "chả phụng hoàng vũ" nổi tiếng của ẩm thực cung đình Huế tại TP.Nam Định.

Nghệ nhân ưu tú ẩm thực Phan Tôn Gia Hiền là con gái, đồng thời là học trò chân truyền của nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà (TP.Huế, Thừa Thiên - Huế), vừa được mời tham gia trình diễn món "chả phụng hoàng vũ" trong món "nem công chả phụng" nổi tiếng của ẩm thực cung đình Huế, tại chương trình phát động Hành trình khảo sát xây dựng di sản văn hóa ẩm thực tiêu biểu 5 tỉnh phía Bắc, tại TP.Nam Định.

Chia sẻ về món "Chả phụng hoàng vũ", nghệ nhân Phan Tôn Gia Hiền cho biết, những món ăn được trình bày thành long, lân, quy, phụng không phải là sản phẩm do các đầu bếp thời nay bày đặt ra mà đã có từ xa xưa.

"Trong sách Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ tập 14 của Quốc Sử quán triều Nguyễn cũng đã từng chép rằng vào năm Minh Mạng thứ 9, trong mục lễ vật cúng Phật của triều đình đã có nói đến các loại bánh in (bột in) hình rồng, bánh hình rùa. Sau đó đến đời Tự Đức nhà vua cũng đã yêu cầu các đầu bếp làm các món ăn hình rồng để dâng cúng tổ tiên.

Món ăn cung đình là món ăn nghệ thuật đỉnh cao. Lịch sử chép rằng vua Tự Đức uống trà với nước pha trà bằng những giọt sương trên lá sen, hoa sen đọng lại, cho thấy sự cầu kỳ công phu của ẩm thực cung đình", nghệ nhân Phan Tôn Gia Hiền cho biết thêm.

"Về món "nem công chả phụng" theo sử sách, Phụng hoàng (hay phượng hoàng) là loài chim mang biểu tượng của cao sang quý phái trường tồn. Nem công là thịt con công được chế biến thành nem chua là món ăn giải độc và mát lành. Xưa trong Đại nội có nuôi nhiều công do đội săn bắn của Hoàng gia đem về nuôi dưỡng để phục vụ trong các bữa yến tiệc cung đình. Ngày nay vì việc ngăn cấm săn bắt các động vật hoang dã trái phép nên món ăn được thay thế bởi thịt heo, gà, bò, tôm, cá để làm ra món nem công, chả phụng"- nghệ nhân Phan Tôn Gia Hiền, cho biết.

"Trong 28 năm từ khi mở cửa nhà hàng Tịnh Gia Viên đến nay, tôi và mẹ tôi đã nghiên cứu, phục hồi, truyền dạy và biểu diễn món ăn cung đình tại nhà hàng cho các thực khách trong và ngoài nước đến để thưởng thức, tìm hiểu, học hỏi, và quảng bá trên khắp toàn quốc và các nước trên thế giới. Các món ăn trình bày rồng phụng của gia đình chúng tôi đã được in sách ở Mỹ, và một bộ phim về món ăn cung đình Huế do hãng phim Phương Nam sản xuất và nhiều ấn bản du lịch uy tín trên thế giới".

Những kiến thức về dinh dưỡng và kỹ thuật nấu nướng dựa trên nền tảng khoa học chính thống giúp cho người đầu bếp có thể hoàn thiện một món ăn có đủ độ ngon và bổ dưỡng. "Tôi may mắn được sinh trưởng trong một gia đình có ba đời kinh qua ẩm thực cung đình Huế, được truyền từ ông bà cố tôi đến ông bà của tôi rồi đến mẹ tôi. Mẹ tôi là Nghệ nhân nhân dân ẩm thực Việt Nam Tôn Nữ Thị Hà, bà đã truyền dạy giáo dưỡng về ẩm thực cho tôi tôi từ khi tôi mới 7 tuổi. Gia đình tôi được phong tặng “Bảng vàng Gia tộc nghề truyền thống Việt Nam” do Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký tặng năm 2016" - Nghệ nhân Phan Tôn Gia Hiền, cho biết.

Nghệ nhân Phan Tôn Gia Hiền với món chả phụng hoàng vũ

Nghệ nhân Phan Tôn Gia Hiền với món chả phụng hoàng vũ

Chương trình Hành trình khảo sát xây dựng di sản văn hóa ẩm thực tiêu biểu 5 tỉnh phía Bắc (Nam Định, Hà Nam, Thái Nguyên, Phú Thọ và Thủ đô Hà Nội) diễn ra từ ngày 25.3 - 31.3, tại TP.Nam Định (tỉnh Nam Định) do Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức để khởi động thực hiện Dự án 100 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam (giai đoạn 2022 – 2024).

Dự án nhằm khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về văn hóa ẩm thực, các món ăn, uống tiêu biểu của các vùng miền như nem công chả phụng của ẩm thực cung đình Huế. Trên cơ sở đó lập đề cử các món ẩm thực đưa vào danh sách lựa chọn của Dự án 100 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam; Thu thập dữ liệu thực tế để xây dựng Bản đồ văn hóa ẩm thực Việt Nam với các món ăn Việt truyền thống và hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Cà Mau nâng cao hình ảnh du lịch thân thiện, chuyên nghiệp

Cà Mau nâng cao hình ảnh du lịch thân thiện, chuyên nghiệp

(PLVN) - Hội thi ứng xử văn minh du lịch với mục đích tuyên truyền, định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch, nhằm tích cực nâng cao hình ảnh du lịch Cà Mau, hướng tới sự thân thiện, thanh lịch, văn minh, chuyên nghiệp.

Đọc thêm

Du lịch Việt Nam nắm bắt xu hướng, thu hút giới siêu giàu

Ngành du lịch Việt Nam cần xây dựng hệ sinh thái, dịch vụ cao cấp để giữ chân tệp khách siêu giàu. (Ảnh minh họa - Nguồn: Sinh Cafe Tour)
(PLVN) - Du lịch là ngành luôn cần đổi mới, sáng tạo và cập nhật xu hướng của thị trường. Đặc biệt, du lịch của giới thượng lưu, họ sẵn sàng chi hàng chục, hàng trăm triệu đồng để được trải nghiệm những điều mới mẻ, hấp dẫn. Để giữ chân du khách hạng sang, ngành du lịch Việt Nam cần phát triển đồng bộ, tạo hệ sinh thái cho phân khúc 5 sao này.

Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua nghệ thuật nhiếp ảnh

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15/5/1975). (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, nhiều hình ảnh vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đã được giới thiệu với Nhân dân thế giới, được lưu giữ thành tư liệu lịch sử phản ảnh các dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển đất nước.

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống
(PLVN) - Trong quá trình cư trú, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đã kiến tạo nên các giá trị văn hóa đặc sắc được thể hiện trong tín ngưỡng, phong tục tập quán, làng nghề, ẩm thực… Việc khai thác những nét văn hóa vùng cao này không chỉ giúp bảo tồn mà còn thúc đẩy phát triển du lịch miền núi.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

Kon Tum sắp tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch và Lễ hội cồng chiêng

Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum tổ chức họp báo công bố kế hoạch tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch và Liên hoan cồng chiêng năm 2024.
(PLVN) -  Dự kiến Tuần Văn hoá – Du lịch và Lễ hội cồng chiêng năm 2024 tại tỉnh Kon Tum sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14/12. Địa điểm, tổ chức sẽ là TP. Kon Tum và một số huyện như; Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Plông, Tumơrông với nhiều chương trình văn hoá, lễ hội độc đáo, hấp dẫn…

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Cẩn trọng với những “bí kíp” du lịch mạo hiểm qua mạng

Du lịch mạo hiểm hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm rất nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa. Nguồn: Trekking Camping)
(PLVN) - Nghiên cứu mới nhất của nền tảng du lịch Klook chỉ ra rằng, năm 2024, mạng xã hội chính là công cụ thiết yếu để chia sẻ trải nghiệm, thúc đẩy yếu tố lan tỏa và nhu cầu du lịch. Cụ thể, hơn 80% khách du lịch châu Á - Thái Bình Dương và đến 91% du khách Việt Nam đã đặt các dịch vụ du lịch dựa trên các đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung, trong đó định dạng phổ biến nhất với người Việt Nam là video (63%) vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc
(PLVN) -  Bản Cát Cát là một bản làng cổ của người Mông nằm trong thung lũng Mường Hoa, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Nơi đây được mệnh danh là viên ngọc quý của du lịch Sapa bởi những nét đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.