Cậu bé 11 tuổi Trung Quốc tự chế tạo tên lửa sau khi "thành thạo" vật lý, hóa học

Một cậu bé 11 tuổi ở Trung Quốc đã trở thành hiện tượng trên mạng sau khi tự chế tạo và phóng tên lửa của mình. (Ảnh: SCMP composite/Douyin)
Một cậu bé 11 tuổi ở Trung Quốc đã trở thành hiện tượng trên mạng sau khi tự chế tạo và phóng tên lửa của mình. (Ảnh: SCMP composite/Douyin)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cộng đồng mạng Trung Quốc đang xôn xao về câu chuyện của Yan Hongsen, một cậu bé 11 tuổi đến từ tỉnh Chiết Giang, người đã tự học lập trình, vật lý và hóa học, sau đó viết 600 dòng mã để chế tạo một tên lửa.

Theo SCMP, được mệnh danh là "cậu bé tên lửa", Yan Hongsen đang là học sinh lớp 5 và đã thu hút tới 440.000 người theo dõi trên Douyin nhờ những video ghi lại quá trình phát triển tên lửa của mình.

Cha của Yan Hongsen cho biết, niềm đam mê với tên lửa và thiên văn học của cậu bé được khơi nguồn từ chuyến thăm một trung tâm phóng tàu vũ trụ và chứng kiến ​​sự kiện cất cánh của tên lửa Trường Chinh-2 khi mới 4 tuổi.

Từ khi học mẫu giáo, Yan Hongsen đã tham gia các khóa học lập trình trực tuyến và tự học vật lý, hóa học qua sách, video và diễn đàn với những người đam mê thiên văn.

Để hỗ trợ con trai theo đuổi ước mơ, bố mẹ Yan Hongsen đã biến phòng khách của gia đình thành một "phòng thí nghiệm tên lửa".

Sau 10 tháng miệt mài nghiên cứu và chế tạo, Yan Hongsen đã phóng thành công tên lửa đầu tiên của mình vào tháng 6 năm ngoái. Tên lửa được đặt tên là Sen Xing, có nghĩa là "tiến về phía trước", thể hiện khát vọng chinh phục không gian của cậu bé.

Tuy nhiên, ngay sau khi cất cánh, dù tên lửa đã bay lên cao, nhưng dù phụ đã không thể bung ra sau khi tách khỏi thân. Các bộ phận còn lại cũng bị hư hại, dẫn đến tên lửa bị rơi.

Không nản lòng, Yan Hongsen đã thu thập các mảnh vỡ và bình tĩnh phân tích nguyên nhân thất bại. Cậu bé suy đoán: "Nitrocellulose không phát nổ như dự kiến, lò xo và pin lithium cũng bị hỏng. Có lẽ vẫn còn vấn đề với kết nối thân tên lửa."

Người cha chia sẻ về lần phóng đầu tiên: "Đối với tôi, mặc dù nó đã rơi, nhưng chuyến bay đầu tiên của tên lửa vẫn là một thành công. Tôi đã rất phấn khích, còn con trai tôi vẫn rất bình tĩnh."

Sáng tạo của cậu bé 11 tuổi bay cao lên bầu trời. (Ảnh: Douyin/谁家那小谁)

Sáng tạo của cậu bé 11 tuổi bay cao lên bầu trời. (Ảnh: Douyin/谁家那小谁)

Không dừng lại ở đó, "cậu bé tên lửa" đang tiếp tục cải tiến phiên bản thứ hai của tên lửa, với hy vọng sẽ phóng lại trong tương lai. Trong video mới nhất của mình, Yan Hongsen đã giới thiệu hơn 600 dòng mã mà cậu đã viết cho hệ thống điều khiển bay của tên lửa.

Cha của cậu bé tiết lộ rằng Yan Hongsen đã có kế hoạch rõ ràng cho tương lai, hy vọng sẽ vào một trong bảy trường đại học quốc phòng dân sự danh tiếng của Trung Quốc. Ước mơ của cậu bé là chế tạo một tên lửa thực sự để khám phá vũ trụ khi lớn lên.

Câu chuyện về cậu bé thần đồng này đã thu hút sự chú ý lớn trên mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ và tự hào về Yan Hongsen, đồng thời khen ngợi sự ủng hộ vô điều kiện của cha mẹ cậu bé đối với ước mơ của con mình.

Đây không phải là lần đầu tiên "cậu bé tên lửa" gây sốt trên mạng xã hội. Tháng 7/2022, Yan Hongsen, khi đó mới 9 tuổi, đã được biết đến khi chỉ ra lỗi sai trong một bộ phim tài liệu về thiên văn học và đã dạy các lớp học về hàng không vũ trụ cho các bạn học cùng trường.

Tin cùng chuyên mục

Vi mạch tiến tiến nhất thế giới. (Ảnh: TSMC)

Vi mạch tiến tiến nhất thế giới

(PLVN) - Hồi đầu tháng 4, tập đoàn TSMC của Đài Loan chính thức công bố vi mạch 2 nanomet (2nm) – vi mạch tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Với hiệu năng vượt trội và khả năng tiết kiệm năng lượng vượt bậc, vi mạch này được kỳ vọng sẽ định hình lại tương lai công nghệ toàn cầu, từ điện thoại thông minh, trí tuệ nhân tạo cho đến xe tự lái và robot công nghiệp.

Đọc thêm

DKSH đồng tổ chức sự kiện PRISM 2025 của PacBio, góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học về Gen tại Việt Nam

DKSH đồng tổ chức sự kiện PRISM 2025 tại Việt Nam.
(PLVN) - Lần đầu tiên, DKSH đồng tổ chức hội nghị khoa học gen PRISM của PacBio tại Việt Nam. Sự kiện này kết nối các nhà khoa học khu vực với chuyên gia quốc tế và công nghệ giải trình tự tiên tiến, thể hiện cam kết của DKSH trong việc giúp cộng đồng khoa học Việt Nam tiếp cận giải pháp khoa học đời sống hiện đại.

AI mô phỏng tư duy người mất tích

Các nhà nghiên cứu Scotland đã phát triển một hệ thống máy tính tinh vi để mô phỏng hành động của những người bị lạc trong môi trường ngoài trời. (Ảnh: Pacific Northwest National Laboratory)
(PLVN) - Một mô hình trí tuệ nhân tạo tiên tiến do các nhà khoa học Scotland phát triển đang mở ra kỷ nguyên mới cho các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, bằng cách phân tích hành vi của những người từng bị lạc để dự đoán nơi họ có thể xuất hiện.

Độc đáo loại pin 'co giãn' từ Thụy Điển

Pin có cấu trúc như kem đánh răng, có thể uốn cong theo mọi hình dạng (Ảnh: Thor Balkhed)
(PLVN) - Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Linköping mới công bố phát minh về loại pin mềm, có thể thay đổi hình dạng, hứa hẹn tạo nên bước đột phá trong lĩnh vực thiết bị đeo, robot mềm và công nghệ điện tử linh hoạt trong tương lai.

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025
(PLVN) - Nhóm các chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 vừa được vinh danh ở hạng mục Khoa học sự sống của Giải thưởng Breakthrough 2025 với công trình tiên phong khám phá vai trò của các GLP-1, nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và béo phì hiệu quả, thúc đẩy các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh thoái hóa thần kinh.

AI có thể thay thế giáo viên ngoại ngữ?

AI có thể thay thế giáo viên ngoại ngữ?
(PLVN) -  ChatGPT và các công cụ AI khác đang dần thay thế hình thức học ngoại ngữ truyền thống, mang đến khả năng học tập linh hoạt 24/7. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra câu hỏi về giá trị của giáo viên trong việc tạo môi trường học tập đầy cảm hứng và kết nối sâu sắc giữa con người với con người.

Máy tạo nhịp tim nhỏ nhất thế giới

Máy tạo nhịp tim nhỏ hơn một hạt gạo (Ảnh: John A. Rogers)
(PLVN) - Một nhóm các nhà khoa học quốc tế do Mỹ dẫn đầu vừa công bố phát minh mang tính đột phá trong y học: máy tạo nhịp tim nhỏ nhất thế giới, có thể tiêm vào cơ thể, điều khiển bằng ánh sáng và tự tan khi không còn cần thiết. Thiết bị này hứa hẹn mở ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực y sinh, đặc biệt là trong điều trị các bệnh lý tim mạch và phục hồi sau phẫu thuật.

Apple chuẩn bị ra mắt 'Bác sĩ AI'

Apple chuẩn bị ra mắt 'Bác sĩ AI' (Ảnh: Apple)
(PLVN) - Apple đang phát triển một công cụ chăm sóc sức khỏe sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn trở thành 'bác sĩ ảo' của người dùng, dự kiến ra mắt sớm nhất vào mùa xuân hoặc mùa hè năm 2026.