Cấp dưỡng nuôi con: Có luật vẫn khó đòi

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mặc dù đã có quyết định từ tòa án về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, nhiều người đàn ông vẫn tìm cách lẩn tránh, để lại nỗi vất vả nhọc nhằn về tài chính, tinh thần cho vợ cũ gánh chịu.

Những người cha “trốn” nghĩa vụ

Kết hôn, chung sống với nhau được 6 năm, có một con trai 4 tuổi thì chị Lê Nguyệt H (TP HCM) và anh Phan Trung D (TP HCM) ra toà ly hôn. Căn cứ vào tình trạng tài chính hai bên, toà tuyên anh D phải cấp dưỡng cho con mỗi tháng 4 triệu đồng để đảm bảo việc nuôi con được ổn định.

Thời gian đầu sau ly hôn, anh D chấp hành nghiêm túc. Tuy nhiên, sau 6 tháng, anh D bắt đầu “quên” nghĩa vụ của mình. Chị H phải liên tục nhắc nhở, nhưng thời gian anh gửi tiền cho vợ cũ càng ngày càng bị kéo dài, có khi 1,5 tháng, 2 tháng anh mới gửi. Anh D lấy cớ là công việc hiện nay khó khăn, tài chính không còn như trước và mong vợ cũ thông cảm.

Tuy nhiên, theo chị H được biết, do chồng cũ có bạn gái mới, mức chi tiêu nhiều hơn và do nhiều lý do khác nên anh cảm thấy “tiếc” số tiền cấp dưỡng mỗi tháng cho con. Sau đó, tiền cấp dưỡng cũng ngày một ít đi. Đến khi anh D lập gia đình mới, có con thì khoản cấp dưỡng cũng không được gửi nữa. Sau nhiều lần đòi mà không được đáp ứng, chị H quá mỏi mệt nên đành chấp nhận bỏ luôn.

Anh D sau đó hầu như không liên lạc với vợ cũ cũng như không mấy khi đến thăm nom con gái. Chị H cho biết dù không có số tiền ấy thì chị vẫn không nề hà, mặc dù chị vất vả hơn nhiều khi mức lương không cao, phải làm thêm kiếm tiền lo cho con. Chỉ tiếc là chồng cũ đã chọn từ bỏ trách nhiệm, cũng từ bỏ luôn tình thương với đứa con ruột và từng thương yêu, khiến con gái chị rất buồn, nhớ ba.

Trường hợp của chồng cũ chị H chỉ là một trong rất nhiều trường hợp “trốn” cấp dưỡng sau ly hôn, chủ yếu từ phía những người cha. Thông qua các toạ đàm gia đình, các diễn đàn trên mạng xã hội có thể bắt gặp nhiều cách “trốn” cấp dưỡng cho con của những người đàn ông sau ly hôn. Có người rời khỏi nơi cư trú, vợ cũ và con không cách nào liên lạc được. Có người thì nại cớ công ăn việc làm không ổn định, chưa đủ tài chính để chu cấp cho con. Có người thì khất từ tháng này sang tháng khác cho đến lúc con khôn lớn.

Hành trình đi “đòi” trợ cấp nuôi con của những người vợ cũ luôn là những hành trình dai dẳng, mệt mỏi, tủi hờn vì sự lảng tránh, vô trách nhiệm của người đáng ra phải có trách nhiệm. Như một người mẹ đơn thân nuôi con hậu ly hôn chia sẻ “vui” trên một diễn đàn: muốn đòi được quyền lợi cho con từ đức ông chồng cũ thì phải “mặt dày”, bỏ qua mọi sĩ diện và “chuyên nghiệp” như một kẻ đòi nợ thuê. Chút tự trào cay đắng ấy để thấy rằng, chuyện “trốn” cấp dưỡng là một thực trạng đáng buồn vẫn tồn tại trong đời sống hậu ly hôn.

Gian nan hành trình đòi quyền cấp dưỡng

Không phải người phụ nữ nào cũng có đủ kiên trì để đeo đuổi đến cùng việc đòi quyền cấp dưỡng cho con từ chồng cũ. Nếu gặp phải những trường hợp chây ì, thậm chí phủi trách nhiệm, người phụ nữ có khi cũng phải bất lực.

Cách đây vài năm, tại Ba Tri, Bến Tre, có trường hợp chị O kiện chồng cũ ra toà vì “trốn” cấp dưỡng cho con. Sau ly hôn, mặc dù có phán quyết từ toà nhưng suốt 2 năm trời người chồng cũ vẫn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Chị O nhiều lần nhắc nhở, yêu cầu, cực chẳng đã phải kiện chồng cũ ra toà, yêu cầu thực hiện việc chu cấp cho con mỗi tháng 1 triệu đồng cho đến lúc cháu 18 tuổi. Tại toà, người chồng cũ đưa nhiều lý do, phân trần mình khó khăn, muốn cũng không cấp dưỡng được. Sau nhiều lần “kì kèo”, cuối cùng anh chồng cũ chấp nhận mức cấp dưỡng 800 ngàn đồng/ tháng theo đề nghị của chị O.

Thực tế, nhiều trường hợp người chồng cũ đủ đầy cơ sở vật chất, thậm chí giàu có nhưng vẫn “trốn” nghĩa vụ cấp dưỡng cho con với nhiều lý do. Ngay cả trong giới giải trí Việt, không ít “sao” đã phải lên mạng than phiền về chồng cũ, cũng là người nổi tiếng, chỉ đảo qua chụp hình với con đăng lên mạng, còn nghĩa vụ chu cấp cho con thì lúc có, lúc không, hoặc không thực hiện.

Theo quy định pháp luật, người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ, không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể, khoản 1 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định có thể bị xử phạt hành chính từ cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5-10 triệu đồng khi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn. Bộ luật Hình sự cũng quy định hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Luật định là thế, nhưng trong thực tế không có mấy trường hợp vợ cũ đưa chồng ra toà vì trốn cấp dưỡng như chị O nói trên. Đa phần những người phụ nữ chỉ chọn cách “xả bức xúc” trên mạng xã hội hoặc ngậm đắng nuốt cay, tự thay phần người cha gồng gánh chăm lo cho con.

Đọc thêm

Lừa đảo qua mạng bị xử lý ra sao?

Lừa đảo qua mạng bị xử lý ra sao?
(PLVN) - Vừa qua, trên mạng xuất hiện nhiều người bị chiếm quyền điều khiển tài khoản Telegram, sau đó bị lừa chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Vậy, hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?

Tiếp vụ dấu hiệu gian dối trong một hồ sơ khai tử tại Quận 8 (TP HCM): Cần giám định chữ ký trong bộ hợp đồng chuyển nhượng tài sản

Tiếp vụ dấu hiệu gian dối trong một hồ sơ khai tử tại Quận 8 (TP HCM): Cần giám định chữ ký trong bộ hợp đồng chuyển nhượng tài sản
(PLVN) - Sau khi PLVN có bài viết “Dấu hiệu gian dối trong hồ sơ khai tử “đại gia” nổi tiếng quận 8, TP HCM”, nhiều độc giả quan tâm, thắc mắc, đặt câu hỏi “chết thực tế ngày 20 nhưng gian dối khai tử lùi ngày thành 27/12 để làm gì?”. Đây cũng chính là vấn đề mà một số người liên quan sự việc đã có đơn đề nghị cơ quan chức năng làm rõ.

Hà Nội: Thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hội nghị công bố Quyết định của UBND Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí .
(PLVN) - Ngày 20/11/2024 , UBND Thành phố quyết định ban hành Quyết định số 6037/QĐ-UBND thành lập “Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội” do đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Sự việc thu hồi đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản Cảnh Long (Thanh Hóa): Trả lời của UBND TX Nghi Sơn

Sự việc thu hồi đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản Cảnh Long (Thanh Hóa): Trả lời của UBND TX Nghi Sơn
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 4148/UBND-GPMB của UBND TX Nghi Sơn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo, trả lời Báo PLVN về giải quyết đơn thư của ông Lê Ngọc Thách (ngụ tổ dân phố Nam Châu, phường Hải Châu) theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 11186/UBND-TD ngày 2/8/2024.

Tiêu chuẩn khám sức khoẻ lái xe từ năm 2025

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 36 ngày 16/11/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của bạn đọc cho rằng có dấu hiệu nâng khống hóa đơn trong việc thi công dự án xây dựng mới trụ sở làm việc TAND huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh): mới đây, TAND tối cao đã có Văn bản 312/TANDTC-KHTC phản hồi Báo PLVN, cho biết, việc lập dự toán của dự án đã bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Chủ đầu tư căn cứ trên kết quả thẩm tra, thẩm định của các bên liên quan để phê duyệt dự toán, tổ chức đấu thầu. Không có dấu hiệu nâng khống giá trong việc lập dự toán xây dựng công trình.

Cần chế tài mạnh hơn với hành vi liên quan ma túy

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hậu quả của ma túy, “ngáo đá”, là vấn đề nhức nhối trong xã hội bấy lâu nay. Một minh chứng rõ ràng tang thương mới nhất là vụ án xảy ra ở một tỉnh phía Nam cuối tháng 10/2024, khi một cháu bé 14 tuổi đi bán vé số, vô cớ bị một đối tượng tấn công tử vong ngay trên đường.

Một số vấn đề liên quan dự án khu phố chợ Chiên Đàn (Quảng Nam): UBND huyện Phú Ninh trả lời

Dự án khu phố chợ Chiên Đàn. (Ảnh: Anh Huy)
(PLVN) - Dự án khu phố chợ Chiên Đàn (xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh) được UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư tại Công văn 6754/UBND-KTN ngày 4/12/2017. Dự án do Cty CP địa ốc Newland Quảng Nam làm chủ đầu tư với diện tích khoảng 9,8 ha, tổng số 328 căn (đất ở chia lô), quy mô dân số khoảng 1.600 người.

Đưa người đi lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - "Lợi dụng tâm lý những người có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi lao động ở nước ngoài, một số đối tượng đăng thông tin trong các hội, nhóm trên mạng xã hội để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài “việc nhẹ lương cao”. Những đối tượng có hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?" - bạn Minh Anh (Sơn La) hỏi. 

Bà Trương Mỹ Lan đề nghị thi hành án chủ động để khắc phục hậu quả: Cục THADS TP HCM chuyển đơn đến TAND Cấp cao

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa đang diễn ra. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - TAND Cấp cao tại TP HCM đang mở phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm trong giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Cty Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan. Trước đó, ngày 23/10/2024, bà Lan đã có đơn gửi Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM đề nghị THA chủ động để khắc phục hậu quả vụ án.

Sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có phải nhận lại người lao động không?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Duy Khang (Hải Phòng) hỏi: Do tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty tôi muốn tạm hoãn hợp đồng với một số người lao động (NLĐ). Xin hỏi, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) được quy định thế nào? Sau thời gian tạm hoãn HĐLĐ công ty có phải nhận lại NLĐ không?