Cao Bằng nỗ lực giảm thiểu nạn tảo hôn ở đồng bào dân tộc thiểu số

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây hại cho sức khỏe của trẻ em.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây hại cho sức khỏe của trẻ em.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo số liệu thống kê, năm 2020 toàn tỉnh Cao Bằng có 186 cặp tảo hôn; năm 2021 có 258 cặp tảo hôn; 11 tháng của năm 2022, có 100 cặp tảo hôn.

Cao Bằng là địa phương có tỷ lệ dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất cả nước, chiếm tới hơn 94%, với 35 thành phần dân tộc cùng sinh sống. Những năm qua, công tác tuyên truyền về vấn nạn tảo hôn đã được các cấp, các ngành chú trọng, tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra tại nhiều vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Những nguyên nhân dẫn đến vấn nạn tảo hôn chủ yếu là do trình độ dân trí của các DTTS còn thấp, người dân chưa nhận thức rõ tác hại sâu xa của tình trạng tảo hôn.

Vấn nạn tảo hôn tước đi sự phát triển toàn diện của các bé gái, còn hôn nhân cận huyết thống sẽ làm suy giảm giống nòi, dẫn đến các thế hệ sau thường mắc nhiều loại bệnh di truyền, bị dị tật... Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, đây lại là những tập tục tồn tại lâu đời ở nhiều vùng, miền khu vực dân trí còn thấp, nơi các cộng đồng dân cư sống biệt lập, ít tương tác với các cộng đồng dân cư khác, đặc biệt là các dân tộc rất ít người, các dân tộc cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, trong đó có tỉnh Cao Bằng.

Năm 2020, Cao Bằng có 186 cặp tảo hôn, 7 cặp hôn nhân cận huyết thống; năm 2021, có 258 cặp tảo hôn, 2 cặp hôn nhân cận huyết thống; trong 11 tháng của năm 2022, có 100 cặp tảo hôn. Độ tuổi tảo hôn thấp nhất với nữ là 14 tuổi, nam là 15 tuổi. Tình trạng tảo hôn thường diễn ra ở vùng có đông đồng bào Mông, Dao, Nùng sinh sống như huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà Quảng...

Điển hình như tại xóm Cà Lò, xóm vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của xã Khánh Xuân (huyện Bảo Lạc). Cả xóm có 34 hộ dân tộc Dao, 100% là hộ nghèo, cuộc sống, sinh hoạt của bà con gần như tách biệt với thế giới bên ngoài.

Tại đây, hủ tục lấy vợ sớm cho con cháu đã ăn sâu vào tư tưởng, tâm lý của người dân. Cả xóm có hơn 80% hộ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhiều em nhỏ mới 12, 13 tuổi đã nghỉ học ở nhà và gánh thiên chức là những người vợ, người mẹ.

Từ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 498/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025”. Thực hiện theo quyết định này, các cấp, ngành của tỉnh Cao Bằng đã quan tâm chỉ đạo triển khai quyết liệt và đạt được một số kết quả nhất định.

Riêng trong năm 2021, tỉnh Cao Bằng đã tuyên truyền qua báo, đài địa phương được 66 tin, bài, chuyên đề; xây dựng 10 pa nô, áp phích; 48 cuộc tư vấn, 48 cuộc can thiệp về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (hoãn cưới); 2.526 cuộc tuyên truyền tập trung; số người được tư vấn là 31.098 số người.

Đặc biệt, trong năm 2022, Ban Dân tộc tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 846/KH-BDT ngày 30/8/2022 về thực hiện Tiểu dự án 2 - Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS và miền núi của Dự án 9 trong Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, tỷ lệ số cặp tảo hôn trong cả giai đoạn chiếm 6,8% so với tổng số cặp kết hôn; tính theo từng năm, số cặp tảo hôn của tỉnh đã giảm rõ rệt, năm 2015 chiếm 7%, đến năm 2020 còn 3% so với cặp kết hôn.

Với sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của các cấp, các ngành, đoàn thể từ đầu năm đến hết tháng 9/2022, toàn tỉnh chỉ còn 59 cặp tảo hôn. Trong đó, 8/10 huyện, thành phố không phát sinh trường hợp tảo hôn.

Nhằm khắc phục, giải quyết triệt để tình trạng tảo hôn tại các vùng đồng bào DTTS, tỉnh Cao Bằng đang tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và nâng cao trách nhiệm trong thực hiện công tác phòng, chống tảo hôn. Tỉnh cũng coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Bên cạnh đó là tuyên truyền, vận động người dân, các cấp, các ngành thực hiện công tác phòng, chống tảo hôn một cách nghiêm túc, có hiệu quả.

Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng
Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng

Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho biết: “Để hạn chế tình trạng tảo hôn, nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS, tỉnh đã đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình. Chú trọng hình thức tuyên truyền miệng thông qua đội ngũ báo cáo viên các cấp, cán bộ xã, thôn. Đồng thời phát huy vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động, lồng ghép nội dung tuyên truyền trong các hoạt động ngoại khóa trong các trường học, các câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật. Tuyên truyền thông qua loa truyền thanh cơ sở, tại các cuộc họp xóm và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu bằng hình thức sân khấu hóa”.

Bên cạnh đó, tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, nhất là đối tượng cán bộ, đảng viên; xử phạt hành chính kết hợp với xử phạt theo hương ước, quy ước.

Đồng thời, Ban Dân tộc tỉnh cũng phối hợp với Sở Y tế tỉnh tăng cường các hoạt động tư vấn, can thiệp với các chương trình, dự án, mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, phát triển thể chất.

Thực hiện có hiệu quả các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS; tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất; tham mưu, bổ sung, hoàn thiện các chính sách liên quan đến giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi nâng cao hiểu biết pháp luật cho phụ nữ vùng cao

Quảng Ngãi nâng cao hiểu biết pháp luật cho phụ nữ vùng cao
(PLVN) - Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng cao được các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi chú trọng thực hiện trong thời gian qua đã giải quyết những vấn đề cấp thiết, giúp phụ nữ vùng cao tự tin làm chủ được cuộc sống.

Quảng Ninh sẵn sàng cho Ngày hội toàn dân

Mọi phần việc chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố tại Quảng Ninh đã hoàn tất.
(PLVN) -  Đến thời điểm này, mọi phần việc chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố tại Quảng Ninh đã hoàn tất, cử tri, nhân dân đã sẵn sàng, phấn khởi chờ đón ngày hội lớn.

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau
(PLVN) - Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tỉnh Cà Mau, mới chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.