Cảnh giác trước những hành động khủng bố, lừa đảo của tổ chức “Việt Tân”

 Số tiền quyên góp từ các buổi từ thiện dưới danh nghĩa ủng hộ quê hương lên đến hàng chục triệu đô la Mỹ, nhưng thực chất chúng được sử dụng vào mục đích nào thì không hề được công khai rõ ràng.
Số tiền quyên góp từ các buổi từ thiện dưới danh nghĩa ủng hộ quê hương lên đến hàng chục triệu đô la Mỹ, nhưng thực chất chúng được sử dụng vào mục đích nào thì không hề được công khai rõ ràng.
(PLO) - Việt Tân không phải là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực kinh tế, vậy nguồn kinh phí hoạt động của Việt Tân được lấy từ đâu?

 Thời gian qua, cái tên “Việt Tân” đang được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội như một tổ chức mafia người Việt ở hải ngoại; Bên cạnh đó những thông tin về việc anh Nguyễn Thanh Tú nộp đơn khởi kiện Việt Tân lên các tòa án tại Mỹ vào ngày 6/7/2017 đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của bà con Việt kiều, phần nhiều ủng hộ hoạt động của Tú. Để góp phần giúp người Việt ở trong và ngoài nước, đặc biệt là thế hệ trẻ không bị mắc lừa bởi cái gọi là “đảng Việt Tân”, tôi xin chia sẻ một số thông tin để làm rõ bản chất mafia, tội phạm của chúng với việc cưỡng đoạt, lừa đảo hàng chục triệu đô la của đồng bào hải ngoại, nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân.

Việt Tân không phải là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực kinh tế, vậy nguồn kinh phí hoạt động của Việt Tân được lấy từ đâu? Khi mới thành lập, chúng tìm cách lừa gạt cộng đồng người Việt hải ngoại bằng cách giương cao khẩu hiệu “kháng chiến cứu quốc”, thành lập cái gọi là “Mặt trận” và hô hào rằng, chúng sẽ về Việt Nam thành lập chính phủ mới, hứa hẹn sẽ trao quyền lãnh đạo đất nước cho những ai ủng hộ chúng. Do đó, Việt Tân đã tranh thủ được sự ủng hộ từ một số kẻ chống Cộng và những người thiếu thông tin (Nhiều người Việt ở nước ngoài cho biết số tiền ủng hộ cho “Mặt trận” lên đến hơn 20 triệu đô la Mỹ ). Số cầm đầu Việt Tân đã lén lút dùng số tiền ủng hộ này để kinh doanh bất động sản, mở hệ thống phở Hòa và nhiều hoạt động kinh doanh khác để phục vụ cho lợi ích riêng của chúng.

Qua thời gian, tổ chức này dần lộ ra bản chất gian manh, lừa bịp, có thể gọi là “Mặt trận kháng chiến lừa bịp Việt Nam” với những sự thật sau đây: Công bố có 10 ngàn quân tại Việt Nam nhưng thực chất chiến khu dỏm này ở tại Thái Lan với lèo tèo vài quân, cơ quan truyền thông của Việt Tân thì tung toàn tin thắng lợi giả. Anh Tú cho biết: ”Bố tôi – nhà báo Đạm Phong, qua Thái Lan thì mới biết cái trại mà họ nói có 10 ngàn quân, là chỗ ở Thái Lan chứ không phải ở Việt Nam. Chẳng những không có 10 ngàn người, mà vài chục người cũng chẳng được, trong đó còn có người Thái và người Lào được họ thuê đứng vào đó để chụp hình, để quay phim, để đem về quảng cáo. Sau chuyến đi đó, do muốn giữ gìn phẩm giá của phóng viên chân chính, không chấp nhận viết sai sự thật để cổ súy cho Việt Tân, bố tôi đã bị sát hại bởi K9 - một biệt đội do Việt Tân thành lập chuyên để thủ tiêu những người chống đối”. 

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài rất bức xúc trước nhiều hoạt động lừa bịp của Việt Tân
Cộng đồng người Việt ở nước ngoài rất bức xúc trước nhiều hoạt động lừa bịp của Việt Tân 

Ngoài những bằng chứng về sự lừa bịp, độc ác của Việt Tân do Nguyễn Thanh Tú công bố, để hiểu rõ thêm bản chất đen tối của tổ chức này, các bạn có thể tìm đọc cuốn sách “Hành trình người đi cứu nước” của Phạm Hoàng Tùng, người từng tham gia “Mặt trận” và tham gia các cuộc “Đông tiến” nhưng đã phải giã từ tổ chức này do không chấp nhận được bản chất xấu xa và không được chia chác thỏa đáng do không thuộc thành phần “gia đình Việt Tân”.

Thời gian gần đây, đặc biệt sau khi bị chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách các tổ chức khủng bố, Việt Tân chuyển sang hình thức “đấu tranh cho dân chủ” để tiếp tục kéo dài sự tồn tại và hành trình lừa đảo của mình. Chúng luôn lợi dụng các vụ việc khiếu kiện đất đai, ô nhiễm biển, thiên tai ở trong nước để quyên góp tiền “cứu trợ” đồng bào. Anh Tú cho biết, để rửa tiền quyên góp và trốn thuế, chúng đã dựng lên một mạng lưới công ty, doanh nghiệp, cửa hàng, kể cả những tổ chức từ thiện trá hình (VTV Club, Ủy ban người Việt Sacremento yểm trợ đấu tranh dân chủ quốc nội, VOICE, LAVAS,...). Số tiền quyên góp từ các buổi từ thiện dưới danh nghĩa ủng hộ quê hương lên đến hàng chục triệu đô la Mỹ, nhưng thực chất chúng được sử dụng vào mục đích nào thì không hề được công khai rõ ràng. Sự thật về số tiền này đã được phơi bày sau khi Anh Tú đưa ra những  thông tin về việc “hoạt động nhân đạo” là bí quyết làm giàu của nhóm cầm đầu Việt Tân. Các chứng cứ này đã cho thấy nguồn thu nhập của nhóm cầm đầu đến từ các buổi gây quỹ từ thiện, trong đó có những bằng chứng rất rõ ràng về tài sản của Trịnh Hội – cầm đầu tổ chức the VOICE với 3 căn biệt thự ở Mỹ trị giá tổng cộng lên đến 2,5 triệu đô la.

 Ngay sau khi các bằng chứng về hành vi khủng bố, lừa đảo, trốn thuế được anh Nguyễn Thanh Tú công bố và khởi kiện, những người trước đây ủng hộ Việt Tân đã tỏ ra hết sức ngỡ ngàng như bị “sét đánh ngang tai”. Đúng vậy, băng đảng Việt Tân khoe khoang rất nhiều về thành tích, bề thế và tầm ảnh hưởng trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại và với quốc tế, nhưng thực ra tất cả chỉ là thành tích ảo, tổ chức “ma” dùng làm chiêu trò kiếm tiền từ bà con Việt kiều.

Thêm một chi tiết đáng lưu ý nữa để chứng minh bản chất lừa đảo của Việt Tân là mặc dù đã hoạt động trên 30 năm nhưng cho đến nay tổ chức này hoàn toàn không có tư cách pháp nhân theo luật pháp Mỹ. Nay thì đã trễ rồi, chúng có muốn đăng ký tư cách pháp nhân hay ghi danh hoạt động chính thức cũng không được nữa vì cái tên Việt Tân đã thuộc về một tổ chức có đăng ký hợp pháp với chính quyền tiểu bang California và với Sở Thuế Liên bang Hoa Kỳ. Luật pháp Mỹ không cho phép hai tổ chức có tên pháp nhân trùng tên nhau.

Như vậy, hồi kết của tổ chức khủng bố Việt tân chắc chắn sẽ không còn xa nữa. Tuy nhiên, với bản chất gian manh, tráo trở, rất có thể Việt Tân sẽ có thêm các chiêu bài mới để lách luật Mỹ, trá hình, núp bóng dưới các tên gọi hoặc hoạt động khác để tiếp tục tồn tại và lừa đảo cộng đồng. Bà con người Việt trên khắp thế giới vẫn cần hết sức cảnh giác trước những hoạt động lừa đảo mới của băng đảng Việt Tân

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".