Cảnh báo về 2 loại thuốc kháng sinh giả

Ảnh minh họa: SKĐS
Ảnh minh họa: SKĐS
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cảnh báo người dân không mua bán, sử dụng hai loại thuốc giả Clorocid TW3, Tetracyclin TW3 trên nhãn ghi một số thông tin sau.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết toàn bộ sản phẩm trên nhãn ghi viên nén Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250mg), SĐK: VD-25305-16, nhà sản xuất: Công ty CP Dược phẩm Trung ương 3, có ghi ngày sản xuất từ sau ngày 15/9/2019 đến nay, là thuốc giả.

Ngoài ra, các sản phẩm trên nhãn ghi viên nén Tetracyclin TW3 (Tetracyclin hydroclorid 250mg), SĐK: VD-28109-17, có quy cách đóng gói lọ 400 viên, nhà sản xuất: Công ty CP Dược phẩm Trung ương 3, ghi ngày sản xuất từ sau ngày 1/1/2021 đến nay, cũng là thuốc giả.

Trước đó, Cục Quản lý Dược nhận được các văn thư báo cáo về các mẫu thuốc ghi nhãn trên đây có kết quả kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định tính, định lượng và độ hòa tan.

Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 3 cũng báo cáo từ ngày 16/9/2019 đến nay không sản xuất bất kỳ lô thuốc viên nén Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250mg), SĐK: VD-25305-16 nào. Đồng thời, từ ngày 1/1/2021 đến nay, đơn vị này cũng không sản xuất lô thuốc viên nén Tetracyclin TW3 nào có quy cách đóng gói lọ 400 viên.

Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương, Y tế các ngành thông báo để không buôn bán, sử dụng các sản phẩm trên.

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các đơn vị chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra (định kỳ và đột xuất) việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các trường hợp kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc mua bán không có hóa đơn chứng từ hợp lệ.

Các cấp chức năng cần chỉ đạo trung tâm kiểm nghiệm tăng cường lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên địa bàn đối với các thuốc có nguy cơ vi phạm chất lượng; báo cáo kịp thời các vụ việc phát hiện tới Sở Y tế và cơ quan chức năng liên quan.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.