Cảnh báo: Sử dụng nước sát khuẩn “rởm“có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19

Cảnh báo: Sử dụng nước sát khuẩn “rởm“có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19
(PLVN) -Theo BSCK II. Bùi Quang Hào – Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BV Da liễu TW cảnh báo, sử dụng nước sát khuẩn “rởm” không những không sạch mà còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 (tên chính thức của virus corona chủng mới đang bùng phát), Bộ Y tế đã liên tục ban hành các khuyến cáo về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm Covid-19. Ngoài việc đeo khẩu trang thì vấn đề giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh đôi bàn tay sạch sẽ là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Theo BSCK II. Bùi Quang Hào, với dung dịch sát khuẩn đạt chuẩn sẽ diệt được phần lớn vi sinh vật bám trên bề mặt da. Đa số các loại nước sát khuẩn có hương vị dễ chịu. Loại dung dịch này không gây kích ứng/dị ứng da (như đỏ da, khô/tróc vảy da, ngứa), có thể làm mềm da. Khi một lượng nhỏ dung dịch sát khuẩn vô tình bay vào mắt, mũi, miệng hoặc thực phẩm thì không gây nguy hiểm.

“Thành phần của dung dịch sát khuẩn thường bao gồm những chất có tác dụng khử khuẩn (như ethanol, isopropanol, chlorhexidine), chất giữ ẩm (glycerin) và nước cất. Nồng độ cồn sử dụng trong dung dịch khử khuẩn phải phù hợp để tránh làm đông vón lớp protein trên bề mặt vi khuẩn, virus mất tác dụng diệt khuẩn”- BS. Hào cho biết.

Hiện nay, do nhu cầu thị trường tăng cao bất thường khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, mặt hàng dung dịch sát khuẩn không kịp đáp ứng nhu cầu của người dân. Chính vì thế đã xuất hiện tình trạng một số cơ sở sản xuất đã làm giả, làm nhái các dung dịch sát khuẩn đem bán ra thị trường.

BS. Hào cảnh báo, khi người dân sử dụng phải dung dịch sát khuẩn không rõ nguồn gốc (rởm) thì tiềm ẩn 2 nguy cơ thường gặp đó là: Dung dịch sát khuẩn nhưng không có tác dụng sát khuẩn, diệt khuẩn (do thành phần hoạt chất, nồng độ... không đảm bảo quy chuẩn) và như vậy rất dễ làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Ngoài ra, với nước sát khuẩn “rởm” dễ gây ra phản ứng phụ tại chỗ (như viêm da kích ứng hoặc dị ứng) hoặc gây độc hại khi dung dịch bay vào mắt, mũi, miệng hoặc thức ăn.

Để có thể sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn đảm bảo chất lượng, có tác dụng phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch bệnh Covid-19 nói riêng, BS. Hào khuyến cáo người dân nên chọn mua dung dịch sát khuẩn, nước rửa tay ở những cơ sở sản xuất có địa chỉ, nhãn mác rõ ràng (đã được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cấp phép) và thực hiện rửa tay nhiều lần trong ngày. Chú ý lau chùi bằng dung dịch sát khuẩn các vật dụng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, bàn phím máy tính, điện thoại...

Với nhân viên y tế, học sinh, sinh viên đang công tác, học tập tại các cơ sở y tế cần thực hiện nghiêm túc 5 thởi điểm rửa tay, 6 bước rửa tay thường quy theo hướng dẫn của WHO, Bộ Y tế.

"Cần lưu ý, chỉ nên chà tay bằng dung dịch cồn sát khuẩn nhanh khi không nhìn thấy vết bẩn bằng mắt thường. Trường hợp nếu có vết bẩn nhìn thấy bằng mắt thường thì rửa tay bằng dung dịch rửa tay, xà phòng diệt khuẩn sẽ mang lại hiệu quả hơn" – chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Dùng thêm thuốc ngoài đơn bác sĩ, người đàn ông rơi vào nguy hiểm

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tổn thương da nghiêm trọng (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Trong thời gian sử dụng thuốc theo đơn điều trị xương khớp, bệnh nhân N.Đ.T (nam, 65 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) liên tiếp sử dụng nhiều loại thuốc khác ngoài đơn của bác sĩ. Người bệnh sau đó bị tổn thương da 70% kèm theo loét niêm mạc miệng, mắt và bộ phận sinh dục...

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.