Càng khó khăn, tiểu vùng Mekong càng cần đoàn kết, tương trợ nhau nhiều hơn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định trong giai đoạn khó khăn hiện nay, các nước tiểu vùng Mekong càng cần đoàn kết hơn, gắn bó hơn, đồng lòng hơn, tương trợ lẫn nhau nhiều hơn để vượt qua thách thức.

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen, sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 7 được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Tham dự Hội nghị có Thủ tướng các nước Campuchia, Lào Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam; đại diện Myanmar, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và gần 350 đại biểu đại diện các bộ, ngành 6 nước, các đối tác phát triển và khối doanh nghiệp trong và ngoài khu vực.

6 nội dung ưu tiên hợp tác GMS trong giai đoạn tới

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò chiến lược của tiểu vùng Mekong mở rộng trong tiến trình hội nhập quốc tế và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của châu Á.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị GMS lần thứ 7.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị GMS lần thứ 7.

Thủ tướng nhận định giai đoạn khó khăn hiện nay cũng là cơ hội để các nước thành viên GMS thể hiện nỗ lực, quyết tâm, cùng nhau đoàn kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển. Càng khó khăn các nước GMS càng cần đoàn kết hơn, gắn bó hơn, đồng lòng hơn, tương trợ lẫn nhau nhiều hơn để vượt qua thách thức; cùng nhau tạo nên bản lĩnh, uy tín, thương hiệu và giá trị, bản sắc bền vững của GMS.

Thủ tướng cảm ơn ADB và các đối tác phát triển về những hỗ trợ quý báu, điều phối hiệu quả và huy động nguồn lực cho các chương trình hợp tác trong khuôn khổ GMS và với các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Thủ tướng cũng cảm ơn các nước sản xuất được vaccine, trong đó có Trung Quốc, đã chia sẻ, giúp đỡ cho các nước khác và Việt Nam. Sự giúp đỡ này là rất quý giá trong điều kiện khan hiếm vaccine trên toàn cầu hiện nay.

Với quan điểm GMS cần có tầm nhìn và các giải pháp mang tính chiến lược để vừa giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay vừa đặt nền tảng cho sự phát triển nhanh, bền vững và bao trùm, toàn diện trong thập kỷ tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị hợp tác GMS trong giai đoạn tới cần ưu tiên 6 nội dung chính gồm: Ngăn chặn, đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh COVID-19; Bảo đảm chuỗi cung ứng khu vực không bị đứt gãy trong bối cảnh dịch bệnh thông qua hài hoà, đơn giản hoá quy trình, thủ tục thông quan; Tạo đột phá về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là giao thông và năng lượng để nâng cao tính liên kết và sức cạnh tranh của các nền kinh tế.

Điểm cầu Việt Nam dự Hội nghị GMS lần thứ 7.

Điểm cầu Việt Nam dự Hội nghị GMS lần thứ 7.

Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số góp phần tạo động lực mới cho tăng trưởng, phục hồi kinh tế và thu hẹp khoảng cách phát triển trên cơ sở phát triển hạ tầng số. Xây dựng một GMS xanh, an toàn và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tăng cường phối hợp giữa GMS với ASEAN và các cơ chế khu vực khác; khuyến khích sự tham gia của đối tác phát triển và cộng đồng doanh nghiệp.

Thủ tướng khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục đóng góp hiệu quả vào thực hiện các mục tiêu và tầm nhìn chung của GMS và cùng các nước láng giềng xây dựng một khu vực GMS ngày càng cởi mở, an toàn, hoà bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.

Hoàn thành 11 dự án giao thông với tổng vốn đầu tư là 2 tỷ USD

Với chủ đề “GMS: Củng cố sức mạnh để đối mặt với những thách thức của thập kỷ mới”, Hội nghị đã rà soát tình hình hợp tác kể từ Hội nghị Thượng đỉnh GMS 6 (3/2018) và thảo luận phương hướng hợp tác trong thập kỷ mới cũng như các giải pháp để vượt qua giai đoạn đặc biệt khó khăn hiện nay.

Hội nghị đánh giá cao những thành tựu quan trọng mà hợp tác GMS đã đạt được trong gần 3 thập kỷ qua trên cơ sở triển khai chiến lược 3C “Kết nối, Cạnh tranh và Cộng đồng” (Connectivity, Competitiveness, Community). Đến nay, quy mô hợp tác đạt 28 tỷ USD với hàng trăm dự án đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực, trong đó có xây dựng và nâng cấp gần 12.000 km đường bộ, 700 km đường sắt, gần 3.000 km đường dây truyền tải điện. GMS cũng là cơ chế hợp tác đi đầu thúc đẩy việc xây dựng các tuyến hành lang kinh tế liên quốc gia Đông-Tây và Bắc-Nam.

Trong 3 năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 nhưng hợp tác GMS vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong triển khai Kế hoạch hành động Hà Nội 2018-2022, nổi bật là việc hoàn thành 11 dự án giao thông với tổng vốn đầu tư là 2 tỷ USD.

Về định hướng hợp tác giai đoạn mới, Hội nghị thông qua “Kế hoạch ứng phó đại dịch COVID-19 và phục hồi của GMS giai đoạn 2021-2023” và “Khung chiến lược Chương trình Hợp tác kinh tế GMS 2030”. Theo đó, các nhà Lãnh đạo đã đưa ra tầm nhìn 2030 về một khu vực GMS hội nhập, thịnh vượng và phát triển bền vững và bao trùm.

Trong giai đoạn đến năm 2023, nhằm hỗ trợ các nước ứng phó đại dịch và phục hồi kinh tế, GMS sẽ: Đẩy mạnh hợp tác về vaccine để bảo đảm các nước tiếp cận được vaccine COVID-19 an toàn, giá cả phải chăng, công bằng, và hiệu quả; Ổn định chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu để bảo đảm dòng chảy của hàng hoá và dịch vụ thiết yếu; Thúc đẩy hợp tác giữa các nước về giao thông, đầu tư, thương mại, du lịch, nông nghiệp đồng thời bảo đảm an toàn phòng chống dịch...

Bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính được Hội nghị hoan nghênh và đánh giá cao. Lãnh đạo cấp cao các nước đều quan tâm, chia sẻ và đồng tình ủng hộ quan điểm và các sáng kiến của Việt Nam, đặc biệt là các định hướng quan trọng, đề xuất cụ thể để xây dựng khu vực GMS an toàn, hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững, bao trùm.

Kết thúc Hội nghị, các nhà Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị và thống nhất tổ chức Hội nghị thượng đỉnh GMS 8 tại Trung Quốc vào năm 2024.

Đọc thêm

Khánh thành Cổng phố Việt thứ hai tại Thái Lan

Phó Chủ nhiệm Nguyễn Mạnh Đông phát biểu tại Lễ khánh thành Cổng tại phố Việt Nam tại Nakhon Phanom, Thái Lan. Ảnh: Uỷ ban Nhà nước về NVNONN.
(PLVN) - Cổng phố văn hóa Thái Lan – Việt Nam là một công trình do cộng đồng người Việt Nam tại Nakhon Phanom chung tay xây dựng với sự hỗ trợ tài chính của chính quyền TP, sự đóng góp của kiều bào địa phương cũng như kiều bào toàn Thái Lan. Đây là phố Việt thứ hai tại Thái Lan, sau phố Việt tại Udon Thani được khánh thành tháng 12/2023.

Tổng thống Kazakhstan: Phát triển bền vững kinh tế - xã hội, khai thác tối đa tiềm năng con người và nâng cao phúc lợi quốc gia

Ngài Kanat Tumysh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Kazakhstan tại Việt Nam đã chủ trì buổi họp báo.
(PLVN) - Ngày 15/10/2024, tại Hà Nội, Đại sứ quán Kazakhstan đã tổ chức họp báo, truyền đạt những nội dung chính trong Thông điệp thường niên của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev. Buổi họp báo do ngài Kanat Tumysh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Kazakhstan tại Việt Nam chủ trì, với sự tham gia của đông đảo nhà báo, phóng viên các cơ quan báo chí Việt Nam.

Tổng thống Nga Putin đệ trình dự thảo luật mới

Tổng thống Nga Putin.
(PLVN) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức trình Duma Quốc gia (tức Hạ viện) Nga dự thảo luật phê chuẩn hiệp ước về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Giải Nobel Kinh tế 2024 vinh danh 3 nhà kinh tế học Mỹ

Giải Nobel Kinh tế 2024 vinh danh 3 nhà kinh tế học Mỹ
(PLVN) - Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố giải Nobel Kinh tế năm 2024 thuộc về 3 nhà kinh tế học người Mỹ với các nghiên cứu về cách thức các thể chế được hình thành và tác động đến sự thịnh vượng.

Ông Trump bị ám sát hụt lần 3, nghi phạm được thả

Ông Trump bị ám sát hụt lần 3, nghi phạm được thả
(PLVN) - Dù bị cáo buộc mang vũ khí bất hợp pháp, Vem Miller, đã được thả sau khi nộp khoản bảo lãnh chỉ 5.000 USD, gây nhiều tranh cãi khi cảnh sát địa phương cho rằng đây là lần thứ ba ngăn chặn một âm mưu ám sát cựu Tổng thống Mỹ.

Kinh nghiệm thu hẹp khoảng cách số với người cao tuổi

Robot Paro hỗ trợ chăm sóc người già. (Ảnh: Getty)
(PLVN) - Dù có những thách thức ban đầu về kỹ năng tiếp cận công nghệ, nhưng người cao tuổi vẫn có thể hưởng lợi rất nhiều từ những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI). Các quốc gia trên thế giới đã triển khai nhiều giải pháp công nghệ với mục tiêu thu hẹp khoảng cách số cho người cao tuổi, từ việc sử dụng AI để phát hiện bệnh Alzheimer đến ứng dụng AI vào giao thông và dịch vụ pháp lý.