Cần trùng tu chùa Đại Bi để bảo vệ kiến trúc nức danh vùng Kinh Bắc

Không gian yên tĩnh, trầm mặc chùa Đại Bi
Không gian yên tĩnh, trầm mặc chùa Đại Bi
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -   Chùa Đại Bi (Gia Bình - Bắc Ninh) từ lâu đã thu hút đông đảo du khách thập phương ghé qua vãn cảnh và tìm hiểu những điều thú vị về Phật giáo, kiến trúc độc lạ cũng như nét đẹp lịch sử của ngôi chùa.

Lễ hội chùa Đại Bi – Điểm hẹn mỗi mùa Xuân về

Chùa Đại Bi còn được gọi là chùa Tổ hay chùa Tẩy, thuộc địa phận thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Chùa tọa lạc trên bãi bồi cách bờ nam sông Đuống khoảng gần 1km, cách chân đê Đuống phía ngoài khoảng 100m.

Mùa xuân khi hoa cỏ đua hương, những miền lễ hội đang tràn trề sức sống, vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc càng trở nên duyên dáng và đẹp hơn trong mắt du khách. Và một lễ hội lớn thu hút đông đảo khách thập phương đến dâng hoa, lễ phật là lễ hội chùa Đại Bi, được tổ chức vào ngày 21 tháng giêng âm lịch hàng năm. Đây là dịp để tưởng nhớ công lao và ân đức của vị thiền sư lỗi lạc, đồng thời cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, mọi người mạnh khỏe, để bước vào năm mới với niềm tin và sự kỳ vọng sẽ gặp được nhiều may mắn.

Bà Nguyễn Thị Dậu (Gia Bình, Bắc Ninh) cho hay: “Đến ngày giỗ tổ Đức Huyền Quang, tôi cùng các Phật tử tứ phương sẽ tụ họp về đây để tham gia lễ Tổ. Đây là hoạt động thường niên mà những phật tử như chúng tôi hướng tới để cầu cho một năm may mắn, bình an, hạnh phúc”.

Một góc chùa Đại Bi

Một góc chùa Đại Bi

Tại chùa Đại Bi, lễ hội được tổ chức chu đáo, an toàn với nhiều hoạt động phong phú bao gồm cả phần lễ và phần hội. Nghi thức tế rước long trọng và nhiều tục trò độc đáo, được nhân dân làng Vạn Ty cùng nhau tổ chức. Theo anh Nguyễn Văn Khôi (Thuận Thành, Bắc Ninh) chia sẻ: “Năm nào gia đình tôi cũng đi dâng hương lễ chùa Đại Bi, ngoài cầu cho gia đình bình an, hạnh phúc thì còn cầu cho công việc gặp nhiều may mắn, thuận buồm xuôi gió trong năm mới. Đến chùa tôi cảm thấy thanh tịnh, thấu hiểu được những giá trị linh thiêng của đạo Phật, để từ đó sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn”.

Ngôi chùa nổi tiếng của vùng đất quan họ Bắc Ninh đứng trước nguy cơ xuống cấp

Theo các thư tịch cổ, chùa Đại Bi vốn được Huyền Quang - một nhà sư và cũng là một nhà thơ lớn thời Trần cho xây dựng vào năm Quý Mão (1305) nhân dịp về quê thăm cha mẹ và đặt tên là “Đại Bi tự” với ý nghĩa là “đức Phật đại từ đại bi, Quan Thế Âm Bồ Tát cứu được cha mẹ về với đạo Phật”.

Chùa là công trình lịch sử, có kiến trúc độc đáo với điểm nổi bật là đền thờ Tam Tổ - nơi thờ tam vị Tổ của thiền phái Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Tam bảo chùa có kết cấu kiểu chuôi vồ gồm tiền đường thượng điện, hướng nam nhìn lên đê sông Đuống. Từ phía sân chùa, bên trong là khu tiền đường gồm 5 gian, 2 chái, 4 mái đao cong, bờ nóc đắp ba chữ Hán “Đại Bi tự”, phía trước mở cửa bức bàn ở cả 5 gian.

Sau khu tiền đường là khu thượng điện với các gian thờ Hộ pháp, Thánh Hiền và Đức Ông. Tiếp nối tiền đường là khu hậu cung được thiết kế để tượng thờ nên các kệ gạch ở đây được dựng theo chiều từ cao xuống thấp và từ trong ra ngoài để bảo đảm mang tới lối kiến trúc đồng bộ cho khuôn viên của chùa. Tại chùa Đại Bi có khá nhiều pho tượng lớn nhỏ không giống nhau, phần lớn là các tượng từ thời Nguyễn để lại và một vài pho tượng mới do cư dân công đức và tạc nên.

Du khách đến dâng hoa, lễ phật tại chùa Đại Bi

Du khách đến dâng hoa, lễ phật tại chùa Đại Bi

Tọa lạc phía bên phải tam bảo là khu đền thờ Tổ. Đây là nơi tôn thờ tam vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Đền hướng tây, kết cấu kiến trúc kiểu chuôi vồ gồm 3 gian tiền đền và 1 gian hậu cung. Khu hậu cung có đặt một khám thờ lớn, bên trong đặt tượng Tam tổ, được chạm trổ tỉ mỉ và sơn son thếp vàng nên nhìn từ xa khám thờ trông rất lung linh và uy nghiêm.

Phía sau nhà Tổ còn có nhà sư ở và nhà mẫu; sau tam bảo là nhà bia, ghi chép về thân thế sự nghiệp của đệ tam tổ Huyền Quang. Sau nhà bia là ngôi đình mới được nhân dân phục dựng năm 2005 gồm 5 gian 2 chái. Đây là nơi thờ phụng tam vị thành hoàng làng, có công dẹp giặc Thục vào đời Hùng vương thứ 18.

Tuy nhiên trải qua biến động của thời gian, nhất là ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết nên chùa Đại Bi bị xuống cấp nghiêm trọng. Cụ thể như ở hệ thống tường bao quanh khu vực Tam Bảo bị nứt vỡ, phần mái bị hư hỏng, dột nát, phần gỗ của chùa nhiều hạng mục bị mục nát. Còn ở khu nhà khách của chùa đã đổ từ nhiều năm.

Do ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết nên chùa Đại Bi bị xuống cấp nghiêm trọng

Do ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết nên chùa Đại Bi bị xuống cấp nghiêm trọng

Theo nhà sư Thích Thanh Tuân - trụ trì chùa Đại Bi, từ năm 2014 nguồn kinh phí tu bổ, tôn tạo chùa đến từ nguồn vốn xã hội hóa. Trước hiện trạng hư hỏng, xuống cấp như hiện nay thì kinh phí đó chỉ đủ để sửa chữa một số hạng mục nhỏ đáp ứng nhu cầu hành hương, tế lễ của chúng Phật tử như điện mẫu, vườn tháp cũng như xây hàng rào bao quanh, tạo vườn, đào hồ. Với lượng du khách ghé tới tham quan, vãn cảnh ngày càng nhiều nhưng cho đến hiện tại khu nhà khách của chùa và một số công trình khác hiện đã xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến mỹ quan ngôi chùa cổ này.

Chính vì vậy, kính mong các cơ quan có thẩm quyền và các mạnh thường quân hỗ trợ và đóng góp để chùa có thêm nguồn lực tu bổ, tôn tạo và xây dựng thêm các công trình phụ, để chùa Đại Bi luôn là chốn dừng chân của các Phật tử, là nơi mang đậm dấu ấn lịch sử và nét đẹp của xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh.

Đọc thêm

Khi người trẻ đơn độc trong tình yêu

Yêu trước ngày cưới kết thúc với 1 tỷ người xem. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, phim Yêu trước ngày cưới thu hút sự chú ý của khán giả không chỉ bởi diễn viên đẹp mà còn là những câu chuyện rất thật của người trẻ trong hành trình lập nghiệp và tình yêu…

Về Kẻ Mía, nghe giai thoại sứ thần Giang Văn Minh

Về Kẻ Mía, nghe giai thoại sứ thần Giang Văn Minh
(PLVN) - Nếu có dịp chu du về xứ Đoài mây trắng, bạn nhớ ghé thăm di tích Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh ở làng Kẻ Mía, thôn Mông Phụ (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), để nghe về cuộc đời huyền thoại vị sứ thần thời hậu Lê, nổi tiếng tài trí, trung quân, ái quốc.

Đền cổ linh thiêng thờ công chúa thời Trần 12 lần được sắc phong

Ngôi đền cổ ẩn mình dưới những tán cây di sản gần ngàn năm tuổi...
(PLVN) - Nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, di tích đền Mõ thuộc huyện Kiến Thụy thờ công chúa Quỳnh Trân (con gái vua Trần Thánh Tông). Bà là người có công xây dựng quê hương, đất nước nên khi bà mất được nhân dân trong vùng tôn vinh là Thánh, ngôi đền thờ Bà đã được các triều đại trao 12 bản sắc phong.

Đình thờ tam vị thành hoàng của kinh thành Thăng Long

Cổng đình Tân Khai.
(PLVN) - Đình Tân Khai (tên gọi khác là đình Thái Cam) nằm trong Cụm di tích cấp quốc gia đình Tân Khai - chùa Thái Cam, thuộc địa phận phường Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ngôi đình cổ kính và linh thiêng này thờ tam vị Thành hoàng bảo hộ cho kinh thành Thăng Long xưa.

Tín ngưỡng thờ Mẫu: Cần chấn chỉnh “đồng đua”, “đồng đú”

Tam tòa Thánh Mẫu - ba vị Thánh tối linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. (Ảnh: Ngọc Dưỡng)
(PLVN) - Tín ngưỡng thờ Mẫu, nghi lễ hầu đồng với những giá trị triết lý, đạo đức và văn hóa sâu sắc được nhân dân tích cực tham gia và cuộc sống ghi nhận. Tuy nhiên tại một số nơi, việc thực hành nghi lễ hầu đồng nảy sinh một số tiêu cực trong đó lo ngại nhất là hành vi biến tướng và lệch chuẩn.

Phụ nữ khí chất

Phụ nữ khí chất luôn hiểu, thành thật và yêu bản thân mình. (Nguồn ảnh: Sức khỏe và đời sống)
(PLVN) - Phái đẹp ở mỗi một thời kì sẽ sở hữu một tố chất nổi bật giúp họ tỏa sáng, trở thành tâm điểm của đời sống. Ở thời đại của sự giải phóng phụ nữ, đề cao nữ quyền, “khí chất” là một trong những yếu tố được nhắc đến nhiều. Người ta hay nói nhiều về “phụ nữ khí chất”, nhưng “khí chất” thực sự là gì, thì đôi khi không mấy ai định nghĩa rõ ràng được.

Nói ra để chữa lành

Học cách tâm sự, nói ra cũng là cách giúp bản thân không bị tổn thương, mối quan hệ tốt đẹp hơn. (Nguồn ảnh: ĐSPL)
(PLVN) - Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tổn thương dai dẳng và những căn bệnh tâm lý, đó là thiếu chia sẻ, giấu kín mọi nỗi niềm của bản thân. Học cách nói ra, giãi bày cũng chính là học cách chữa lành vết thương tâm hồn.

Chúc Tết Nguyên tiêu đồng bào dân tộc Hoa ở Cà Mau

Chúc Tết Nguyên tiêu đồng bào dân tộc Hoa ở Cà Mau
(PLVN) - Ngày 24/2 (nhằm Rằm tháng Giêng âm lịch), đoàn cán bộ Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau đến chúc mừng, tặng quà tại miếu Bà Thiên Hậu và chùa Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm; tặng quà cho các vị người có uy tín, các vị cao niên và thành viên các Hội Đoàn người Hoa trên địa bàn tỉnh.

Vì một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các địa phương chủ động tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội. (Ảnh minh họa internet).
(PLVN) - Nhiều lễ hội mùa xuân đã tưng bừng khai hội. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhận định, trong mùa lễ hội năm nay, nhiều bất cập đã được chấn chỉnh nhờ sự vào cuộc tích cực của các địa phương...

Ý nghĩa về ngày rằm tháng Giêng trong Phật giáo

Ý nghĩa về ngày rằm tháng Giêng trong Phật giáo
Rằm tháng Giêng theo dân gian có tên gọi tết Nguyên tiêu. "Nguyên" là đầu, ý nói tháng đầu tiên của năm, "tiêu" là dạ có nghĩa là đêm. Tết nguyên tiêu là đêm rằm nguyên vẹn, là ngày rằm xem như là ngày rằm đầu tiên của một năm, và ngày rằm đó xem như là ánh sáng cho cả một năm.

Bí mật những chiếc ấn thiêng

Bí mật những chiếc ấn thiêng (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Đầu năm khai Xuân, những chiếc ấn thiêng khác đang là nỗi khao khát của nhiều người. Những chiếc "ấn vua ban" này có thực sự mang một năng lực siêu nhiên cho người sở hữu? 

Hàng vạn người tham dự khai hội Xuân Yên Tử năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, gióng trống khai hội.
(PLVN) - Sáng 19/2 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Khu di tích danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh), đã diễn ra lễ Khai hội Xuân Yên Tử năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn và kéo dài nhất khu vực phía Bắc, thu hút hàng vạn tăng ni, phật tử và du khách về với vùng đất phật linh thiêng để chiêm bái, vãn cảnh.