Can thiệp sớm sẽ giúp bệnh nhân đái tháo đường giảm thiểu nguy cơ tử vong

Can thiệp sớm sẽ giúp bệnh nhân đái tháo đường giảm thiểu nguy cơ tử vong
(PLVN) -PGS. TS. BS. Vũ Thị Thanh Huyền cho biết, hiện nay, ước tính có hơn 450 triệu người trên toàn thế giới bị mắc đái tháo đường týp 2. Tại Việt Nam, có khoảng 5 triệu bệnh nhân đái tháo đường, và bệnh nhân này thường đi kèm các yếu tố nguy cơ biến chứng trên tim và thận

Biến chứng suy tim, suy thận ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 là một quá trình khởi phát sớm, diễn tiến âm thầm liên tục, thường gặp và nghiêm trọng nhưng lại chưa được chú ý đúng mức.1,2,3

Vì vậy, cần tầm soát sớm định kỳ các yếu tố nguy cơ tim, thận ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 để có cách tiếp cận toàn diện trong quản lý điều trị đái tháo đường tuýp 2.

Đó là nội dung chính của chương trình Đào tạo y khoa liên tục trực tuyến “CAREME - Gặp gỡ chuyên gia” số thứ hai với chủ đề “Đánh giá và quản lý toàn diện bệnh nhân Đái tháo đường tuýp 2 để bảo vệ sớm chức năng tim – thận” với sự tham gia của PGS. TS. BS. Vũ Thị Thanh Huyền, Trưởng khoa Nội tiết – Cơ xương khớp, BV Lão Khoa trung ương, Giảng viên Bộ môn Nội, Đại Học Y Hà Nội; TS. BS. Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BV Bạch Mai, Giảng viên Bộ môn Nội, Đại học Y Hà Nội; và ThS. BS. Văn Đức Hạnh, Phòng C1, Viện Tim Mạch Việt Nam, BV Bạch Mai.

Chương trình Đào tạo y khoa liên tục trực tuyến “CAREME - Gặp gỡ chuyên gia” được phối hợp tổ chức bởi Hội Tim mạch học Việt Nam và AstraZeneca. Chương trình được phát sóng định kỳ từ 12 giờ - 13 giờ 30, trưa thứ Tư của tuần cuối mỗi tháng, nhằm nâng cao nhận thức cho các nhân viên y tế, cập nhật kiến thức khoa học và trao đổi kinh nghiệm lâm sàng trong quản lý bệnh nhân có bệnh lý tim mạch - thận - chuyển hóa (Cardiovascular – Renal - Metabolism: CaReMe).

PGS. TS. BS. Vũ Thị Thanh Huyền cho biết, hiện nay, ước tính có hơn 450 triệu người trên toàn thế giới bị mắc đái tháo đường tuýp 2 và dự tính lên đến gần 600 triệu bệnh nhân vào năm 2035.

Tại Việt Nam, có khoảng 5 triệu bệnh nhân đái tháo đường, và bệnh nhân này thường đi kèm các yếu tố nguy cơ biến chứng trên tim và thận, cụ thể là có hơn 90% bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có rối loạn lipid máu, gần 70% bệnh nhân có kèm tăng huyết áp, khoảng 30% bệnh có đạm niệu trong nước tiểu.

Chính vì vậy, chiến lược điều trị đái tháo đường týp 2 hiện nay đã thay đổi từ kiểm soát đường huyết đơn thuần sang kiểm soát đường huyết tích cực, đồng thời can thiệp SỚM để làm giảm biến cố tim mạch và thận với các giải pháp điều trị mới như ức chế SGLT2 – với cơ chế độc lập với insulin.

“Nếu cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả trái đất, đó là câu nói nổi tiếng của Galileo. Trong thực hành lâm sàng, hiểu biết rõ các yếu tố nguy cơ tim mạch - thận trên bệnh nhân sẽ là một điểm tựa vững chắc cho các bác sĩ.

Nếu chúng ta biết cụ thể các yếu tố nguy cơ tim mạch thận này, tôi tin là sẽ điều trị tối ưu hơn bệnh nhân đái tháo đường”, ThS. BS. Văn Đức Hạnh chia sẻ về việc cần đánh giá nguy cơ toàn diện cho bệnh nhân đái tháo đường.

Đái tháo đường bản thân đã là một yếu tố nguy cơ tim mạch nghiêm trọng (tương đương với bệnh nhân đã từng có nhồi máu cơ tim).

Do đó, bệnh nhân bên cạnh phải điều trị các thuốc đường huyết thì cũng cần được kiểm soát các bệnh đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, vòng bụng lớn…

Theo TS. BS. Nguyễn Quang Bảy, sự hiện diện đạm (albumin) trong nước tiểu chính là một chỉ dấu xấu, báo hiệu bệnh nhân đái tháo đường không chỉ bị bệnh thận mạn mà còn là nguy cơ các bệnh tim mạch, đặc biệt là suy tim.

Cùng với giảm mức lọc cầu thận (eGFR), đạm trong nước tiểu chính những dấu chỉ sớm, tiên đoán độc lập tử vong tim mạch, và tử vong do mọi nguyên nhân trên BN ĐTĐ tuýp 2.9

 Các hướng dẫn điều trị đái tháo tháo đường hiện nay như ADA khuyến cáo đánh giá đạm niệu và eGFR trên tất cả BN ĐTĐ týp 2 ít nhất 1 lần/ năm hoặc có thể nhiều hơn tùy vào độ lọc cầu thận và tình trạng bệnh của bệnh nhân. 

Đồng thời, khi đã phát hiện tổn thương thận do đái tháo đường, dù ở giai đoạn nào thì việc điều trị sớm và tích cực là rất cần thiết để đẩy lui hoặc làm chậm diễn biến của bệnh thận.

Nghiên cứu lâm sàng DECLARE, được thực hiện trên phổ rộng bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 bao gồm các bệnh nhân đã có bệnh lý tim mạch hoặc chỉ mới có yếu tố nguy cơ tim mạch, cho thấy một hoạt chất trong nhóm thuốc ức chế SGLT2 không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn bảo vệ bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 khỏi các biến chứng tim thận, bảo tồn chức năng thận lâu dài cho bệnh nhân.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.