Cẩn thận trẻ bị viêm màng não vì viêm tai giữa

(PLO) - Dù là bệnh dễ gặp, dễ điều trị nhưng nếu không can thiệp kịp thời, viêm tai giữa cấp có thể gây nhiều biến chứng mà liệt mặt ngoại biên do tổn thương dây thần kinh số VII là một trong số đó và nguy hiểm hơn là viêm màng não. “Khoảng 2% số trẻ bị viêm tai cấp giữa mắc biến chứng này” - PGS.TS Hoài An nhấn mạnh. 

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An, nguyên Trưởng khoa Tai- Mũi- Họng trẻ em (Bệnh viện Tai- Mũi- Họng Trung ương), Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt, viêm tai giữa là bệnh rất thường gặp ở trẻ em. Nghiên cứu cắt ngang cho thấy, ở lứa tuổi trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ trẻ viêm tai giữa lên tới 16-20%. Vào mùa đông, tỷ lệ này còn lên tới 25%.

Lý do là giai đoạn dưới 5 tuổi, các em đang hình thành và phát triển hệ thống miễn dịch, tổ chức VA của trẻ bị viêm nhiễm nhiều (dân gian hay gọi là nhiễm khuẩn hô hấp trên). Trẻ dễ tái diễn tình trạng viêm VA, sau đó biến chứng vào viêm tai giữa. "Tại Bệnh viện Đa khoa An Việt, số trẻ mắc viêm tai giữa chiếm 50% tổng bệnh nhi đến khám.", bà Hoài An chia sẻ.

Dù là bệnh dễ gặp, dễ điều trị nhưng nếu không can thiệp kịp thời, viêm tai giữa cấp có thể gây nhiều biến chứng mà liệt mặt ngoại biên do tổn thương dây thần kinh số VII là một trong số đó. “Khoảng 2% số trẻ bị viêm tai cấp giữa mắc biến chứng này” - PGS.TS Hoài An nói - “Người lớn liệt mặt do vô căn, trúng gió, co thắt mạch, virus xâm nhập, zona, còn trẻ em thì liệt mặt thường xuất phát từ viêm tai giữa. Với bác sĩ có kinh nghiệm, khi gặp trường hợp trẻ liệt mặt thì phải kiểm tra tai ngay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, có khi lại đi kiểm tra dây thần kinh”.

Với những trẻ bụ bẫm, sức đề kháng mạnh, trẻ bị viêm tai giữa biến chứng biểu hiện khá rầm rộ bằng các triệu chứng như sốt cao, quấy khóc, vỡ ào mủ ra ngoài cửa tai kèm máu. Còn những bé còi xương, suy dinh dưỡng thì lại không biểu hiện rõ rệt như thế. Do đó, các trường hợp này hay bị bỏ sót.

Mỗi tháng Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương tiếp nhận hàng ngàn bệnh nhân là trẻ em bị viêm tai giữa. Điều đáng lưu ý là không chỉ số ca trẻ từ 2-5 tuổi nhập viện vì viêm tai giữa tăng, mà số trẻ bị biến chứng nặng vì bệnh này cũng gia tăng. Theo BS Nguyễn Tuấn Như, Phó Trưởng khoa Tai – Mũi - Họng (Bệnh viện Nhi Đồng 1), mỗi năm Bệnh viện tiếp nhận khoảng 1.800-2.000 ca viêm tai giữa, với 60 ca biến chứng nặng vì bệnh này, gấp 6 lần so với cách đây 5 năm.

Ngoài biến chứng tại chỗ, viêm xương chũm, thủng màng nhĩ hay biến chứng gây liệt mặt, trẻ mắc viêm tai giữa cấp nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể bị viêm màng não. Trẻ thường nhập viện với triệu chứng sốt cao, đau đầu, cứng gáy, co giật, nôn trớ. Ngoài ra, một biến chứng nguy hiểm khác dễ bị bỏ sót là trẻ bị tiêu chảy do viêm tai giữa.

Một biến chứng khác của trẻ bị viêm tai giữa cấp nếu không được điều trị dứt điểm là bé dễ bị giảm thính lực. Về nguyên lý, hệ thống xương con trong hòm nhĩ em bé đáng lẽ ra phải nằm trong hệ thống khí, được di chuyển để dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong, nay lại bị ngâm trong mủ kéo dài thành một khối thì tương lai xa bé sẽ bị xơ nhĩ, mất thính lực, khó hồi phục.

PGS.TS Hoài An cho biết, viêm tai giữa cấp là bệnh tái diễn nhiều lần nếu không được điều trị đúng phác đồ, quy trình. Có những bé tháng nào cũng bị, có bé 10 lần khám là 10 đơn thuốc, mỗi đợt điều trị lại 3-5 đợt kháng sinh… Không ít trường hợp trẻ tái diễn viêm tai giữa liên tục mà bố mẹ không cho điều trị dứt điểm bằng cách để bác sĩ can thiệp chích nhĩ, đặt ống thông khí, nạo VA.

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An chia sẻ: “Khi trẻ hay bị viêm VA, giữa cơ thể và vi khuẩn, thuốc kháng sinh hình thành màng bao bọc, tạo thành “lô cốt” vững chắc bảo vệ vi khuẩn nằm trong tổ chức VA mà không một kháng sinh nào tới diệt được. Khi vi khuẩn đã kháng kháng sinh, không diệt được tại tổ chức VA thì lập tức biến chứng vào tai. 100% các trường hợp viêm tai giữa cấp nhiễm bởi vi khuẩn kháng kháng sinh. Nếu không điều trị được gốc rễ là nạo VA thì VA là nguồn vi khuẩn tấn công tai giữa. Do đó, tình trạng viêm tai giữa ở nhiều trẻ vẫn tiếp tục tái diễn”.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.